QUAN ĐẾN TÀI NGUYÊN
7.3. Nghiên cứu tài nguyên theo
7.3.3. Kinh tế Chất thải (Chương 8 –
• Các khái niệm cơ bản về chất thải và kinh tế chất thải
• Nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải
• Thu gom vận chuyển và xử lý chất thải
• Phòng ngừa và giảm thiểu chất thải từ nguồn phát sinh
• Tái sử dụng và tái chế chất thải
• Loại bỏ chất thải
• Quản lý chất thải như một đường ống sản xuất và tiêu dùng
• Các lợi ích kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quản lý chất thải
Kinh tế chất thải sinh hoạt
Khái niệm
Khái niệm chất thải: là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người tác động vào thiên nhiên thải ra môi trường.
– Bao gồm: chất hữu cơ, chất vô cơ.
– Chất thải dù ở thể rắn, thể lỏng hay thể khí cũng là của cải vật chất – Chất thải có giá trị kinh tế: rác thải được phân loại,thu gom cho những
người chủ mua rác để tái chế, sử dụng vào mục đích thị trường
– Xử lý chất thải yêu cầu trách nhiệm của chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng
– Phí và thuế chi trả cho dịch vụ rác thải, bảo vệ môi trường
– Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, quá trình áp dụng các công nghệ mới vào việc thu gom, vận chuyển, xử lý và sử dụng chất thải – Hiệu quả và chi phí đối với việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường
phải tính cả hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế, môi trường ngắn hạn và dài hạn.
• Tiêu chuẩn về chất thải và nguồn thải quy định mức độ tối đa cho phép đối với các chất hoặc vi sinh vật và các yếu tố khác có trong chất thải.
• Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các thông số đánh giá chất lượng nước được sử dụng để
đánh giá chất lượng nước nguồn, chất lượng nước thải.
– Các thông số chất lượng môi trường nước:
• Các thông số vật l{;
• Các thông số hóa học;
• Các thông số sinh học.
Kinh tế chất thải
• Nghiên cứu về sự lựa chọn của con người
trong việc giảm lượng chất thải và xử l{ chất thải nhằm phục vụ lợi ích của con người và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường sống của con người
– Tập trung việc giảm thải và xử l{ chất thải đem lại lợi ích cho con người và giảm thiểu số lượng rác thải vào tư nhiên thông qua thu gom, tái chế và xử l{ rác thải
Đặc điểm kinh tế chất thải
– Đặc thù của sản phẩm chất thải là sản phẩm
không có người nhận, tính hàng hóa của chất thải được xem như hàng hóa công cộng
– Tính tư nhân của chất thải cả đầu vào và đầu ra trong chu trình quản l{ chất thải là không rõ ràng – Xác định sở hữu chất thải không cụ thể
Đặc điểm kinh tế chất thải
• Hàng hóa cá nhân: là loại hàng hóa mà nếu
như một người đã dùng thì người khác không thể dùng được nữa
• Hàng hóa công cộng: một loại hàng hóa mà ngay cả khi một người đã dùng thì người khác vẫn có thể dùng được
Đặc điểm kinh tế chất thải
• Giá cả: trong nền kinh tế thị trường, giá cả được hình thành theo quan hệ cung và cầu,
quan hệ giữa người bán và người mua để định ra giá cả của một khối lượng hàng hóa hay
dịch vụ do người bán và người mua thỏa thuận
• Giá mờ: chi phí thực của hàng hóa sau khi đã điều chỉnh để bao gồm tất cả các khoản chi phí và lợi ích xã hội liên quan
Đặc điểm kinh tế chất thải
• Chi phí – lợi ích:
– Hàng hóa công cộng khó đo lường tính toán cụ
thể, sử dụng phương pháp đo lường chi phí lợi ích để lựa chọn các phương án kinh tế
– Cách tính chi phí và lợi ích xã hội, khác với chi phí và lợi nhuận tư nhân trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ thông thường
– Căn cứ vào hiệu quả kinh tế, chi phí và lợi ích của xã hội
Đặc điểm kinh tế chất thải
• Chi phí cơ hội: giá trị hay chi phí lựa chọn để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa nào đó và phải bỏ cơ hội để sản xuất hàng hóa khác
• Kinh tế chất thải nghiên cứu hành vi ứng xử kinh tế của người tiêu dùng, nhà sản xuất, cộng đồng và Chính phủ đối với chất thải
Nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải
• Phân loại chất thải:
– Theo thuộc tính vật l{: chất thải rắn, chất thải lỏng (khí), chất thải khí
– Theo nguồn gốc phát sinh: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải có nguồn gốc trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ
– Theo các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ: chất thải công nghiệp, chất thải trong lĩnh vực dịch vụ, chất thải sinh hoạt
– Theo tính chất mức độ độc hại: chất thải nguy hại, chất thải thông thường
Thu gom vận chuyển và xử l{ chất thải
• Chất thải sinh hoạt: được phân loại tại nguồn để vận chuyển, xử l{ hàng ngày, không gây ô nhiễm
• Chất thải công nghiệp: có thể tái chế để vận
chuyển, tập trung tái chế sản phẩm cũ bị loại bỏ ra làm nguyên liệu chế tạo ra sản phẩm mới
• Chất thải nguy hại: thu gom, xử l{ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của dân cư
Phòng ngừa và giảm thiểu chất thải từ nguồn phát sinh
• Phòng ngừa: ngăn chặn sự phát thải hoặc tránh tạo ra chất thải
– Ngăn chặn tối đa sự phát sinh chất thải trong mọi hành động kinh tế
• Giảm thiểu: làm sao sự phát thải là ít nhất
• Về phương diện kinh tế, phòng ngừa và giảm thiểu chất thải trong quá trình sản xuất, kinh doanh, giúp giảm chi phí xã hội trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên, tài sản vật chất quốc gia
• Phòng ngừa là quan điểm và nguyên tắc chủ đạo trong mọi chủ trương, chiến lược và chính sách quản l{ môi trường và bảo vệ môi trường ở Việt Nam (Chiến lược bảo vệ môi trường
Quốc gia đến năm 2010)
Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro ngay trong quá trình sản xuất – Nguyên l{ sản xuất sạch hơn
• Sản xuất sạch hơn: việc áp dụng liên tục chiến lược
phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường
(UNEP)
• Là sự vận dụng và thể hiện cách tiếp cận dọc theo đường ống:
– Các quá trình sản xuất: bảo toàn năng lượng và nguyên liệu, loại bỏ các nguyên liệu độc hại…
– Các sản phẩm: giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt vòng đời sản phẩm
– Các dịch vụ: đưa các mối quan tâm về môi trường vào quá trình thiết kế và cung cấp dịch vụ
Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro ngay trong quá trình sản xuất – Nguyên l{ sản xuất sạch hơn
• Các thành phần và các ứng dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp
– Quản l{ tốt nội vi
– Thay đổi nguyên liệu đầu vào – Kiểm soát tốt quá trình
– Cải tiến thiết bị/thay đổi công nghệ – Tái sử dụng/tuần hoàn tại chỗ
– Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích – Cải tiến sản phâm
Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro ngay trong quá trình sản xuất – Nguyên l{ sản xuất sạch hơn
Hiệu quả sản xuất sạch hơn tại một số cơ sở công nghiệp ở Việt Nam
Tái sử dụng và tái chế chất thải
• Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại sản phẩm hoặc nguyên, nhiên, vật liệu mà không có sự thay đổi hình dạng vật l{
– Nằm trong mục đích phòng ngừa, giảm thiểu chất thải bằng cách kéo dài tuổi đời hữu ích của sản phẩm, nguyên nhiên vật liệu
– Hạn chế trên phương diện kinh tế:
• Bỏ ra lượng chi phí nhất định: thu gom, làm sạch….
• Chi phí này không tương xứng với hiệu quả kinh tế
Tái sử dụng và tái chế chất thải
• Tái chế chất thải: sử dụng một phần của sản phẩm được loại bỏ làm nguyên vật liệu để chế tạo ra sản phẩm mới
• Chôn lấp chất thải: loại bỏ chất thải bằng phương pháp chôn nén và phủ lấp bề mặt trong điều kiện được hoặc không được kiểm soát
– Bãi chôn lấp chất thải: quy mô và số lượng có quan hệ chặt chẽ và trực tiếp với nhau
– Bãi chôn lấp về chi phí cá nhân và giá cả
Tái sử dụng và tái chế chất thải
• Thiêu đốt chất thải: một cách thức khác để xử l{ thải bỏ chất thải, quá trình tiêu hủy cuối
cùng, áp dụng cho các loại rác thải không có khả năng tái chế hay sử dụng lại
• Ưu điểm:
– Giảm thể tích
– Ổn định hóa chất thải
– Thu hồi năng lượng cho mục đích sản xuất khác – Ô nhiễm có thể kiểm soát được
Quản l{ chất thải như một đường ống sản xuất và tiêu dùng
Quản l{ chất thải ở cuối công đoạn sản xuất:
cách tiếp cận cuối đường ống sản xuất (end- pipe-line approach)
Quản l{ chất thải trong suốt quá trình sản xuất:
cách tiếp cận theo đường ống sản xuất (production-pipe-line approach)
Quản l{ chất thải nhấn mạnh vào khâu tiêu dùng (consumer-driven approach)
Các lợi ích kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quản l{ chất thải
• Lợi ích kinh tế:
– Tiết kiệm (giảm bớt) các chi phí phải bỏ ra cho việc thải bỏ
– Vật chất (nguyên vật liệu, năng lượng…) được sử dụng kinh tế, hiệu quả hơn
– Được xác định bằng phương pháp định tính
– Lợi ích xã hội và giảm thiểu ô nhiễm môi trường chuyển hóa thành lợi ích kinh tế