Quá trình hình thành và phát triển những truyền thống lao động sản xuất và xây dựng kinh tế

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TRUYỀN THỐNG LỊCH sử tư TƯỞNG văn hóa VIỆT NAM CHUYÊN đề TRUYỀN THỐNG LAO ĐỘNG sản XUẤT và xây DỰNG KINH tế VIỆT NAM (Trang 23 - 27)

1. Sản xuất nông nghiệp và truyền thống sản xuất nông nghiệp a. Sản xuất nông nghiệp

- Việt Nam là nước có lịch sử truyền thống lúa nước lâu đời trên thế giới, xuất hiện cách chúng ta hiện nay hàng ngàn năm.

+ Cách đây khoảng 12.000 - 10.000 năm vào thời sơ kỳ thời kỳ đá mới, cư dân văn hóa Hòa Bình có khả năng đã biết đến nông nghiệp tuy rất sơ khai.

+ Vào thời hậu kỳ đá mới, cách ngày nay khoảng 6 nghìn năm đến 5.000 năm, trên cơ sở phát triển mạnh mẽ kỹ thuật chế tác đá và làm đồ gốm, cư dân có một bước tiến trong việc cải thiện cuộc sống. Phần lớn các bộ lạc đều bước vào giai đoạn nông nghiệp trồng lúa.

Từ nghề nguyên thủy thời văn hóa Hòa bình, Bắc Sơn tiếp tục phát triển trở thành nghề phổ biến chủ đạo trong thời hậu kỳ đá mới. Nghề trồng lúa dùng quốc đá xuất hiện, người ta dùng quốc có lưỡi mài nhẵn có cán để xới đất gieo hạt (khảo cổ học tìm thấy những cuốc đá ở các di chỉ bãi phôi phối - Nghi Xuân, Hà Tĩnh;

Bầu Tró - Đồng Hới, Lèn Hang thờ - Quỳ Lưu, Nghệ An; di chỉ Đraiaixxi - ở Đắc Lắc).

-> Như vậy, nghề chồng lúa nước ở nước ta có từ rất sớm.

- Do có nhiều thời gian tích lũy kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp cho nên người Việt Nam sớm nắm vững kỹ thuật canh tác, lai tạo được nhiều giống lúa xen canh gối vụ ... hình thành truyền thống trong sản xuất phát triển kinh tế, nông nghiệp.

Ví dụ: Thời kỳ phân tranh Trịnh - Nguyễn ở đàng trong nhân dân đã tìm kiếm được nhiều giống lúa mới: 26 giống lúa nếp, 23 giống lúa tẻ.

* Để thích ứng với cuộc sống và sự phát triển của nghề trồng trọt xuất hiện một loại hình công xã nông thôn rất sớm ở Việt Nam. Từ đó hình thành nên truyền thống đoàn kết cộng đồng, tương thân, tương ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày cũng như lúc gặp khó khăn thiên tai địch họa.

Biểu hiện:

+ Mô hình công xã thời kỳ nhà nước Văn Lang

Nhà nước <- Bộ lạc <- Công xã nông thôn (kẻ, chạ, chiềng)

Trong công xã là sự kết hợp các quan hệ họ hàng, quan hệ láng giềng với quan hệ huyết thống

-> tạo thành mối quan hệ nhà - làng - nước chặt chẽ.

Tổ chức công xã: đứng đầu công xã là bố chính có nghĩa là gìa làng. Bên cạnh già làng có thể có 1 hội đồng công xã gồm những người do các thành viên công xã cử ra để giải quyết và định đoạt mọi hoạt động của công xã.

Những công xã giần nhau có thể liên minh với nhau, kết nghĩa với nhau, giúp nhau trong khai hoang, làm thủy lợi, chống thú giữ, giao hiếu với nhau trong các các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng.

+ Biều hiện của đoàn kết cộng đồng trong lao động sản xuất là bên cạnh quan hệ cá nhân với làng, với nước thì cộng đồng gia đình, dòng họ đóng vai trò hết sức quan trọng, hình thành nên một truyền thống kỷ cương phép tắc trong xã hội Việt Nam.

Mặt khác hoạt động của người Việt Nam từ xa xưa đã sớm hình thành nên 1 cơ chế cá nhân có trách nhiệm với gia đình, gia đình có trách nhiệm với dòng họ, gia tộc;

gia tộc có trách nhiệm với xóm làng, xóm làng có trách nhiệm với đất nước.

Đây là truyền thống tốt đẹp được hình thành trong lao động sản xuất và chống thiên tai địch họa.

- Để vận hành cơ chế quản lý trong làng xã, người Việt sớm sinh ra hương ước để bảo vệ lợi ích của các thành viên trong làng xã, đồng thời thắt chặt tinh thần đoàn kết trong làng xã làm cơ sở tạo nên một chuẩn mực đạo đức của con người.

(Vai trò hương ước, lệ làng rất lớn: phép vua thua lệ làng. Lệ làng như những căn cứ bảo vệ bản sắc văn hóa trước sự đồng hóa của kẻ thù xâm lược).

* Truyền thống dân chủ làng xã

- Quyền mọi người như nhau, được tham gia bầu chọn những người đại diện vào bộ máy quản lý của làng xã.

Không chỉ làng xã có chế độ chọn đại diện quản lý làng xã mà ngay cả ở nhà nước cũng mở thi tuyển để tuyển chọn nhân tài cho đất nước.

Vì dụ: thời Lý (1010 - 1225) để đáp ứng nhu cầu về đội ngũ quan lại đông đảo và có năng lực từ năm 1075 nhà Lý bắt đầu mở khoa thi đầu tiên tuyển chọn nhân tài cho đất nước.

- Trước những quyết định quan trọng của dân làng thì mọi người được hỏi ý kiến, quy định các thành viên trong làng xã tự giám sát lẫn nhau để duy trì cuộc sống.

Vì dụ: thời Lý - Trần để xây dựng và phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp, ngoài việc nhà nước ban hành các chính sách bảo vệ sản xuất thì còn quy định: cứ 3 nhà họp thành một “báo” để kiểm soát lẫn nhau và cùng liên đới chịu trách nhiệm về tội giết châu bò.

- Dùng dư luận tập thể để điều chỉnh hành vi của mỗi thành viên.

* Truyền thống giản dị, chất phát, ghét cầu kỳ xa hoa.

Chủ yếu bắt nguồn từ cuộc sống của người Việt gắn liền với thiên nhiên, với lao động sản xuất, cho nên hình thành tính cách mộc mạc chân thành.

* Truyền thống cần cù, kiên nhẫn và sáng tạo, chịu khó, giỏi chịu đựng khó khăn gian khổ.

Bắt nguồn từ cuộc sống lao động sản xuất nông nghiệp một nắng hai sương vất vả, chống chọi với thiên tai lũ lụt; hạn hán ... mà hình thành truyền thống cần cù, chịu khó của người dân Việt.

* Truyền thống trọng tuổi tác, trọng người già

Truyền thống này bắt nguồn từ nền sản xuất nông nghiệp lúa nước ở nước ta tương đối ổn định. Do đó thường là những người cao tuổi, người già có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và cuộc sống làng xã, họ được dân làng tôn sùng.

c. Hạn chế trong tập quán của người Việt trong sản xuất nông nghiệp

- Khả năng hạch toán, tính toán trong làm ăn của người Việt là kém, bảo thủ.

Vì người ta quyen với tâm lý cầu may, không quen với tính toán xã hội, ngại va chạm, ngại tìm tòi.

- Kinh nghiệm thực tiễn hoặc quyền lực người già lấn át lớp trẻ, không khuyến khích được năng động, tài năng.

- Tập quán, tác phong tùy tiện, kỷ luật thiếu chặt chẽ của người Việt bắt nguồn từ sản xuất nông nghiệp là xem nhẹ việc cần phải tính toán và hiệp đồng chặt chẽ (kinh tế tiểu nông, kinh tế tự cấp, tự túc ...).

2. Sản xuất thủ công nghiệp và truyền thống của nó.

2.1. Sản xuất thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp đối với người Việt chủ yếu là nghề phụ, chưa thoát khỏi sản xuất nông nghiệp. Nhưng trình độ lao động sản xuất thủ công nghiệp hình thành nên truyền thống khéo tay, cần cù và lao động có trình độ kỹ xảo (nghề thủ công có 2 cấp: thủ công nhà nước tổ chức và thủ công nhân dân).

Thủ công nghiệp nhà nước: là thành phần kinh tế quan trọng do nhà nước phong kiến lập ra, các nhà nước từ thời Lý - Trần, Lê - Trịnh, chúa Nguyễn đều thành lập công xưởng thủ công phục vụ nhu cầu của nhà nước.

Các nghề ra đời và không ngừng phát triển như: chế tạo vũ khí, đóng tàu thuyền, làm đồ trang sức, sản xuất đồ gốm, nghề dệt, đúc tượng, đúc tiền.

Tuy nhiên do nhà nước bắt thợ khéo tay trong nhân dân làm công tượng suốt đời đã làm ảnh hưởng đến sự sáng tạo chung của thợ thủ công.

+ Thủ công nhân dân: xuất phát từ nhu cầu về hàng thủ công trong nhân dân đã khuyến khích phát triển rộng rãi nghề này khắp các làng xã, đâu đâu cũng hình thành những nghề thủ công, những thợ thủ công chuyên nghiệp như: tô tượng, chạm trổ, làm đá, làm gốm, làm đồ trang sức, dệt chiếu ...

Ví dụ: nghề làm gốm là một nghề truyền thống hình thành và tồn tại hàng ngàn năm. Nghề gốm phát triển ở nhiều nơi trong nước và nổi tiếng ở các làng gốm danh tiếng như: Bát tràng, thổ hà, Hương Canh, Vân Đình, Hàm Rồng, Phù Lãng, Mỹ Thiện, Phú Khang, Biên Hòa ... Bát đĩa sứ, gốm tráng men của người

Việt trở thành 1 hàng hóa được thương nhân nước ngoài rất ưa chuộng, thậm chí dùng làm mẫu cho nghề gốm nước mình.

Nghề kéo tơ, dệt vải lụa cũng nổi tiếng và không chỉ phục vụ trong nước mà còn bán đi nhiều nước trên thế giới. Vải tơ lụa của ta được dệt khéo và đẹp không kém Quảng Đông.

2.2. Truyền thống sản xuất công nghiệp

- Hình thành làng nghề truyền thống cha chuyền con nối

- Chung lưng đấu cật, đoàn kết gắn bó với nhau trong lao động và trong đấu tranh.

- Tình làng nghĩa nước mặn nồng

- Biết ơn tổ tiên, tôn thờ nghề truyền thống.

3. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế VN thời kỳ cổ trung đại

- Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Trong nông nghiệp chủ yếu trồng trọt, còn chăn nuôi là phụ, từ đó hình thành một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế Việt Nam với 3 hằng số: kinh tế nông nghiệp, cư dân nông thôn, và xã hội nông thôn.

- Nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - Các ngành kinh tế không có sự tách bạch rõ ràng

- Thương nghiệp xem nhẹ, do cơ cấu nền kinh tế chủ yếu dựa vào tư cung tự cấp, bế quan tỏa cảng của nhà nước, hoặc do dân nghèo không đầu tư mở rộng buôn bán lớn được.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TRUYỀN THỐNG LỊCH sử tư TƯỞNG văn hóa VIỆT NAM CHUYÊN đề TRUYỀN THỐNG LAO ĐỘNG sản XUẤT và xây DỰNG KINH tế VIỆT NAM (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w