II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRUYỀN THỐNG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Lao động sản xuất nông nghiệp
- Nghề trồng lúa nước ở nước ta có rất sớm cách đây 6.000 đến 5.000 năm
Có tài liệu ghi chép: văn minh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện cách đây khoảng 10.000 năm TCN tại vùng Đông Nam Á, còn xuất hiện ở Trung Quốc 5.000 - 7.000 năm TCN.
Từ cuối thời “cách mạng đá mới” cách đây 6.000 đến 5.000 năm, người Việt đã biết chiếm lĩnh đồng bằng, ven biển, hải đảo phát triển nông nghiệp. Phần lớn các bộ lạc bước vào giai đoạn trồng lúa nước và trồng các loại cây lương thực khác.
- Từ văn hóa Phùng Nguyên đến văn hóa Đông Sơn - cách ngày nay 4.000 năm tổ tiên người Việt đã biết khai phá đồng bằng châu thổ sông Hồng, châu thổ sông Mã, châu thổ sông Lam ...) để định cư, xây dựng xóm làng, phát triển kinh tế nông nghiệp.
Các cư dân thời kỳ này đều biết làm nghề trồng lúa nước và các cây lương thực khác: nghề chăn nuôi cũng phát triển.
Các nghề khác như: chế tác đá đến trình độ tinh xảo, nghề đồng thau ra đời, nghề gốm, đan lát, dệt vải ... đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh. Đặc biệt chế tác quốc đá dùng trong sản xuất nông nghiệp làm tăng năng xuất lao động.
- Thời Hùng Vương (thời đại dựng nước).
Thời Hùng Vương trải qua 4 giai đoạn phát triển nối tiếp nhau
+ Giai đoạn Phùng Nguyên cách ngày nay trên 3.000 năm (lớp dưới của văn hóa Đồng Đậu - ở Phú Thọ có niên đại c14 thuộc văn hóa Phùng nguyên là 1380 TCN - giai đoạn này chưa có công cụ bằng đồng như thời kỳ đồng thau).
+ Giai đoạn Đồng Đậu vào khoảng nửa sau thiên niên kỳ II TCN (Di tích vườn chuối - Hoài Đức, Hà Tây thuộc văn hóa Đồng Đậu có niên đại c14 là 1120 năm TCN) người Việt dùng đồ đá sản xuất là chủ yếu, nhưng hiện vật bằng đồng thau chiếm khoảng trên 20%.
+ Giai đoạn Gò Mun (Châu Phong, Phú Thọ) thuộc vào nửa đầu thiên niên kỷ II TCN. Công cụ đồ đá, đồ đồng thau chiếm đa phần trong hiện vật - là giai đoạn hậu kỳ thời đại đồng thau.
+ Giai đoạn Đông Sơn (thuộc Thanh Hóa) thuộc trong những thời gian từ thế kỷ VII TCN đến thế kỷ I SCN. Dụng cụ đồ đá kém phát triển, công cụ bằng đồng chiếm ưu thế với tỷ lệ cao, là giai đoạn chuyển tiếp đồ đồng sang đồ sắt.
Thời đại Hùng Vương kinh tế bao gồm nhiều ngành nghề, nhưng ngành nông nghiệp trồng lúa chiếm địa vị chủ đạo, phổ biến rộng rãi khắp lãnh thổ từ trung du đến đồng bằng, ven biển.
Thời kỳ này công cụ sản xuất nông nghiệp bằng đồng ra đời và ngày càng phong phú như lưỡi cuốc, lưỡi cày, lưỡi thuổng, lưỡi xẻng, lưỡi rừu ... sự tiến bộ của công cụ sản xuất đã thúc đẩy nông nghiệp trồng lúa phát triển.
Cư dân biết trồng lúa trên các loại ruộng nước, bãi và nương rãy với những hình thức canh tác phù hợp với địa hình và đất đai từng vùng, giống lúa có cả lúa nếp và lúa tẻ.
Ngoài trồng lúa là chủ yếu, người đương thời còn phát triển làm vườn, trồng rau củ, cây ăn quả (củ từ, khoai lang, củ mài, khoai sọ,... ) các loại thức ăn khá phong phú cá, tôm, cua, ốc, hến, ba ba ...
-> Do có sự phát triển kinh tế, phát triển năng xuất lao động -> xã hội xuất hiện sản phẩm thừa và tạo nên cơ sở cho sự phân hóa giai cấp.
-> Sự phát triển nông nghiệp đặt ra yêu cầu làm thủy lợi phát triển nông nghiệp, làm cho tư tưởng đoàn kết, thống nhất, hòa hợp thắng thế tư tưởng phân hóa, cục bộ trong các cộng đồng dân cư. Chứng tỏ bước tiến bộ, phát triển về mặt tư tưởng, tư duy của cư dân Văn Lang - Âu lạc.
- Thời kỳ Bắc thuộc và chống bắc thuộc (179 TCN - 905) đất nước ta bị các triều đại phương bắc kế tiếp nhau xâm lược và đô hộ hơn 1 ngàn năm.
Thời kỳ này mặc dù chính quyền của các triều đại phương Bắc đô hộ nước ta, kiểm soát và nắm độc quyền về sắt (khai khoáng, mua bán, chế tạo) nhưng nhân dân ta vẫn rèn đúc và chế tạo được nhiều công cụ bằng sắt phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt đặc biệt kỹ thuật luyện sắt và chế tạo đồ sắt của ta tiếp thu được những những kinh nghiệm chế tác trong quá trình giao lưu với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, ... nên đạt trình độ cao.
Công cụ sản xuất phát triển, năng xuất lao động phát triển, nông nghiệp nước ta sản xuất ra nhiều của cải phong phú. Tuy nhiên do chính sách bóc lột nặng nề, vơ vét triệt để của chính quyền đô hộ và bộ máy quan lại ngoại tộc làm cho đời sống nhân dân ta khốn đốn.
Mặc dù chính quyền phương Bắc ra sức đồng hóa dân tộc ta, nhưng cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kỳ này diễn ra quyết liệt giữ gìn và phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống sản xuất của dân tộc ta. Thực tế, không có một triều đại phương Bắc nào khuất phục được các làng xã của người Việt. Chứng tỏ nền sản xuất nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng trước đó đã hình thành được những truyền thống bền vững, có bản sắc văn hóa riêng cho dân tộc, nền tảng cho sự phát triển bền vững dân tộc ta.
- Từ thế kỷ 11 đến 15 tương ứng với 3 triều đại: Lý - Trần - Lê là thời kỳ phát triển nhảy vọt của nền kinh tế, vai trò của kinh tế nông nghiệp được đề cao và sự năng động của người dân trong xây dựng kinh tế: nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế. Nước ta trở thành 1 cường quốc kinh tế trong khu vực Đông Nam Á.
Cụ thể là:
+ Nước Đại việt ta ở thế kỷ XI - XV, thời nhà Lý định đô ở Thăng Long. Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước ta là Đại Việt (trước đó Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 xứ quân vào năm 968 thống nhất đất nước, lập ra nhà Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt)
Thế kỷ X là mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam, nó khép lại hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc và mở đầu kỷ nguyên độc lập. Thời kỳ này tình hình kinh tế xã hội đặc biệt phức tạp, bên cạnh cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập còn phải đấu tranh chống cát cứ, xây dựng củng cố chính quyền tập trung, xây dựng nhà nước tập quyền, nhà nước chưa có điều kiện tập trung xây dựng kinh tế (các triều đại khác Đinh, Tiền Lê). Tuy nhiên, nhà nước thời kỳ này cũng có những chính sách tích cực khuyến khích phát triển nông nghiệp như: xóa bỏ chính sách bóc lột nặng nề, phi lý của chính quyền đô hộ, thi hành chính sách “trọng nông”, nhà Tiền Lê cho nạo vét một số kênh gòi phục vụ tưới tiêu, năm 987 Lê Đại Hành lần đầu tiên làm lễ cày Tịch điền.
Thời nhà Lý có nhiều thiên tai lớn xảy ra (Đại cương lịch sử Việt Nam T1 tr 43) Nhà vua thường hay tự thân “cầu đảo”. Đồng thời để khuyến khích phát triển nông nghiệp, nhà nước đã chú trọng bảo vệ sức sản xuất (Lý Công Uẩn mới lên ngôi, năm 1010 đã xuống chiếu bắt tất cả những người bắt tất cả những người đào
vong phải trở về bản quán để sản xuất, cấm giết châu, bò), hạ chiếu khuyến nông, nhà vua cày ruộng tịch điền, nhà vua đi xem gặt ... để khuyến khích sản xuất nông nghiệp; thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”, chính sách binh lính thay phiên nhau về làm ruộng; nhà nước chú trọng đến đê điều, trị thủy. Với chính sách tích cực đó của nhà nước, nông nghiệp nước ta có bước phát triển.
+ Thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XV, nước Đại việt dưới thời Trần Hồ (dưới thời lý - trần) đặc biệt dưới thời Trần, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế được đẩy mạnh, kinh tế nông nghiệp cơ bước phát triển quan trọng. Nghề nông được coi trọng và chăm lo phát triển. Sức lao động và sức kéo trong nông nghiệp được hết sức bảo vệ, chính sách “ngụ binh ư nông” được duy trì, những người nông dân phiêu bạt đi các nơi được trở về quê hương nhận ruộng cày. Trâu bò là sức chủ yếu trong nông nghiệp được bảo vệ, xây dựng các công trình thủy lợi với quy mô lớn.
-> Với chính sách và việc làm tích cực của nhà nước và sự năng động, sáng tạo của nông dân đã góp phần quan trọng thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Tuy nhiên vào cuối thế kỷ XIV, nước ta lâm vào tình trạng rối ren, triều Trần trở nên thối nát, lung lay tận gốc rễ. Nhân hoàn cảnh đó Hồ Quý Ly phế truất vua Trần vào năm 1400, lập Triều Hồ. Thời kỳ này kinh tế nông nghiệp sa sút nghiêm trọng dẫn đến nông dân nghèo đói, gia nô, nô tì nổi dạy chống đói nghèo hay chạy trốn.
Dưới thời nhà Hồ, để cứu vãn nguy cơ sụy đổ nhà nước nước phong kiến và củng cố dòng họ, nhà Hồ mới lập triều đại.
Nhà Hồ thi hành một số chính sách cải cách nhằm hạn chế thế lực của quý tộc Trần, xoa dịu phần nào nỗi bất bình trong nhân dân và (chủ yếu) mưu lợi cho tập đoàn thống trị mới chính sách “hạn nô”, chính sách phát hành tiền giấy.
Chính sách hạn điền ban hành 1307 quy định Đại vương và Công chúa trưởng được quyền chiếm hữu ruộng đất vô hạn, đến thứ dân (tầng lớp bình dân) chỉ được chiếm hữu dưới 10 mẫu. Người nào quá quy định trên phải đem nộp cho nhà nước hoặc dùng để chuộc tội nếu phạm pháp.
Những nô lực của Hồ Quý Ly với những cải cách lớn đầu tiên toàn diện từ chính trị đến kinh tế - tài chính, văn hóa giáo dục, xã hội trong lịch sử nước ta, với mong muốn cứu vãn tình thế đặc biệt khó khăn và phức tạp của tình hình đất nước.
Hồ Quý Ly định xóa bỏ đặc quyền và thế lực của tầng lớp quý tộc nhà Trần, xây dựng 1 nhà nước quan liêu không đẳng cấp, quyền lực tập trung để trực tiếp giải quyết những khó khăn trong nước và chống lại các thế lực xâm lược từ bên ngoài.
Tuy nhiên, những nỗ lực của Hồ Quý Ly không thành, một mặt do triều đại phong kiến Việt Nam đã lỗi thời, một mặt do cuộc cải cách có chỗ quá mạnh so với thời kỳ đó (phép hạn điền, dùng tiền giấy), có chỗ chưa triệt để (gia nô, nô tì không được giải phóng), tình thế thúc bách làm cho những cải cách của ông không thành công.
- Thế kỷ XV sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo giành thắng lợi (1416 - 1427) nước ta giành được độc lập mở ra một thời ký phát triển kinh tế - xã hội và toàn bộ những lĩnh vực của đời sống xã hội.
Dưới triều Lê, nhà nước tiến hành nhiều biện pháp nhằm phát triển sức sản xuất nông nghiệp, mở mang việc khai hoang, đắp và bảo vệ đê điều, chăm lo công tác thủy lợi, thực hiện triệt để hơn chính sách “ngụ binh ư nông”. Công thương nghiệp được phục hồi nhanh tróng, nhà nước thống nhất tiền tệ và các đơn vị đo lường chính.
Về kinh tế nông nghiệp nhân dân ca ngợi:
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng làm ăn”.
- Thời kỳ nội chiến phân liệt, thế kỷ XVI - XVIII đất nước chia cắt đàng trong, đàng ngoài, các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều giữa nhà Mạc với nhà Lê, chiến tranh Trịnh - Nguyễn và hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra.
Kinh tế: hoàn cảnh lịch sử trên ở đàng ngoài các vua Lê cuối cùng không còn quan tâm đến đời sống nhân dân nữa, bất lực dẫn đến sa sút nghiêm trọng của nền kinh tế. Kinh tế nông nghiệp suy sụp nghiêm trọng còn do chế độ sở hữu ruộng đất phát triển lấn át ruộng công, chính sách quân điền bị phá sản, ruộng công làng xã bị thu hẹp, ruộng bỏ hoang hóa.
Ở đàng trong, phát triển nông nghiệp còn khá hơn, là vùng đất mới khai phá, nhà nước quản lý lỏng lẻo, người nông dân có điều kiện phát triển hết sức lao động. Từ thế kỷ XVI sản xuất nông nghiệp ở Thuận Quảng rất phát triển, là thời
kỳ kinh tế nông nghiệp có sự mở mang và phát triển phong phú, nhất là ở đàng trong, nhiều giống lúa mới được canh tác (nhân dân cấy đến 26 giống lúa nếp; 23 giống lúa tẻ, nhiều loại lúa vừa cấy được ở nước ngọt, vừa cấy được ở ruộng nước mặn. Các loại cây trồng, vật nuôi phong phú) (LSVN, T1, tr 363).
Như vậy, thời kỳ này do có sự mở rộng phía Nam và phát triển nông nghiệp càng làm phong phú thêm truyền thống sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Kinh tế 1 số ngành có sự phát triển, khai thác kim loại phát triển, thương nghiệp phát triển khá mạnh cả nội địa và ngoại thương (buôn bán với Trung Quốc, Xiêm, Nhật, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh). Trong nước chợ mọc lên khắp nơi hầu như cán làng đều có chợ, mỗi huyện có đến 14 - 22 chợ làng, chợ chùa, chợ huyện ... nhiều trung tâm buôn bán lớn với nước ngoài ra đời. (vân Đồn, Phố Hiến, Hội An, ...)
- Từ thế kỷ XIX đến khi thực dân Pháp xâm lược và thiết lập ách đô hộ VN thì sản xuất nông nghiệp của ta bộc lộ tiêu cực, trì trệ. Sản xuất lương thực không đủ cho dân ăn, do thực dân Pháp kìm hãm, khống chế và truyền bá công nghiệp vào Việt Nam. Đây cũng là thời kỳ chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn.