Hiệu quả trợ nghiền theo kích thước hạt được đánh giá dựa trên công thức:
i1 = .100%
h h
D d
Trong đó:
i1 Hiệu quả trợ nghiền, %
dh Đường kính hạt trung bình sau khi đã nghiền mịn Dh Đường kính hạt trung bình của vật liệu trước khi nghiền.
Đánh giá theo phương pháp trên kết quả sẽ không được chính xác bởi đường kính hạt vật liệu ban đầu xác định không được chính xác do đó phương pháp này ít được dùng để đánh giá.
1.7.2. Đánh giá dựa trên thời gian nghiền
Xét quá trình nghiền có mẫu đối chứng và quá trình nghiền có pha thêm chất trợ nghiền. Nghiền trên máy nghiền hai ngăn khi độ mịn của cả hai mẫu trên sàng R008 là như nhau khi đó ta sẽ so sánh thời gian nghiền của hai quá trình và hiệu quả nghiền sẽ được tính qua công thức:
i2 = 100%
0 0
T T T c
Trong đó:
i2 hiệu quả trợ nghiền, %
T0 thời gian nghiền của mẫu đối chứng
Tc thời gian nghiền của mẫu có phụ gia trợ nghiền để đạt được độ mịn tương đương với độ mịn mẫu đối chứng.
Đây là phương pháp cho kết quả rất chính xác bởi vì phương pháp này xác định thời gian rất chính xác, nên kết quả hiệu quả trợ nghiền là chính xác.
33
1.7.3. Đánh giá dựa trên độ mịn của xi măng.
Cũng xét quá trình nghiền có mẫu đối chứng và quá trình nghiền có pha thêm chất trợ nghiền trên máy nghiền hai ngăn, tuy nhiên ta nghiền trong cùng một thời gian T và đem ra sàng trên sàng N0,008 rồi so sánh lượng còn lại trên sàng của hai mẫu.
Hiệu quả trợ nghiền được sẽ được tính theo công thức:
i =
dc tn dc
m m m
100 % Trong đó:
i: hiệu quả trợ nghiền, %
mdc: lượng còn lại trên sàng N0,008 của mẫu đối chứng
mtn : lượng còn lại trên sàng N0,008 của mẫu sử dụng trợ nghiền.
Khi đánh giá hiệu quả trợ nghiền có mầu đối chứng và mẫu trợ nghiền thì hệ số i càng lớn thì hiệu quả nghiền càng tốt.
1.7.4. Đánh giá độ linh động của xi măng có chất trợ nghiền.
Độ linh động của xi măng được xác định như sau: Mẫu xi măng đem sấy khô ở nhiệt độ 1050C trong 3 giờ và được để nguội trong bình hút ẩm. Đặt côn lên mặt kính phẳng có thước đo (Côn đo có kích thước Dt = 35mm, Dn = 63mm, h = 60mm). Mẫu xi măng được cho đầy vào côn đo ở trạng thái bình thường ( không nén và rung lắc). Dùng đũa thuỷ tinh gạt phẳng bề mặt trên của côn. Rút côn nhanh và đều theo phương thẳng đứng. Xi măng sẽ toả ra đo đường kính toả này ta sẽ đo được độ linh động của xi măng. Đo nhiều lần và lấy giá trị trung bình.
34
Hình 1.4. Côn đo độ linh động của xi măng 1.7.5. Đánh giá tốc độ suy giảm chất lượng của xi măng
- Các mẫu xi măng đem đóng bao để trên kệ trong kho (xi măng phải được bảo quản nơi khô ráo, xếp cách mặt đất và tường hơn 20 cm, trong quá trình lưu kho hoặc vận chuyển tuyệt đối không được để xi măng tiếp xúc với nước hoặc để trong môi trường ẩm. Nếu thời gian lưu kho dài phải thực hiện quá trình đảo kho các bao xi măng, tránh tình trạng “chết giả” của xi măng bột.
- Xếp chồng không cao quá 10 bao xi măng..
- Sau một thời gian nhất định khoảng từ 1 đế 3 tháng đem sàng trên sàng N0,008 rồi lấy lượng còn lại trên sàng để xác định mức độ vón cục của xi măng.
1.7.6. Đánh giá độ ổn định của xi măng.
Xi măng sau khi đóng rắn yêu cầu biến đổi thể tích một cách đều đặn hoặc không biến đổi thể tích. Nếu xi măng biến đổi thể tích không đều đặn hoặc biến đổi thể tích quá lớn thì ảnh hưởng đến cường độ của xi măng. Phương pháp tiến hành thí nghiệm theo Lơsatơliê. Cân 100g xi măng đem trộn thành hồ theo lượng nước tiêu chuẩn, đặt khuôn Lơsatơliê lên một tấm kính, đổ hồ xi măng đã trộn vào đầy khuôn và giữ cho mép khuôn thật sát vào nhau. Sau đó dùng dao gạt mặt trên hồ cho sát mặt khuôn, rồi lấy tấm kính thứ hai đặt lên đó. Khi mẫu đã đổ xong đo khoảng cách giữa hai càng khuôn, rồi đem ngâm vào nước lạnh trong khoảng 24 giờ sau đó
35
lấy mẫu ra đo khỏng cách giữa hai càng khuôn lần 2. Tiếp tục cho khuôn chứa mẫu đó vào nồi đun sôi trong ba giờ rồi lại lấy ra đo khoảng cách giữa hai càng khuôn lần thứ 3. Hiệu số khoảng cách giữa lần 1 và lần 3 là độ nở của xi măng.
1.7.7. Xác định cường độ chịu nén ( mác xi măng) của xi măng
Cường độ chịu nén của xi măng là khả năng chịu nén của mẫu xi măng 1:3 ( 1 xi măng 3 cát tiêu chuẩn) sau khi đóng rắn 3 ngày, 7 ngày hoặc 28 ngày.
Phương pháp tiến hành: Trộn mẫu bê tông theo tỷ lệ 1 xi măng 3 cát rồi đóng thành khuôn 7,07x7,07x7,07 cm tạo hình bằng máy búa trọng lượng 3,5 kg. Sau 1 ngày dưỡng ẩm sẽ ngâm nước 27 ngày, sau đó đem mẫu đi thử cường độ chịu nén.
1.7.8. Xác định thời gian đông kết
36
Lấy 400 gam xi măng rồi cho một lượng nước vừa đủ rồi cho mẫu vào khâu hình côn rồi đặt vào dụng cụ vi ca, hạ kim nhỏ xuống sát mặt hồ rồi vặn vít lại sau đó thao vít cho kim rơi nhẹ vào hồ (có thể đỡ bằng tay). Khi hồ đã đặc thì cho rơi tự do, ban đầu cứ 5 phút cho kim rơi xuống một lần sau thời gian đông đặc thì cứ 15 phút lại cho kim rơi xuống một lần đến gần thời gian đông kết thì lại cho 5 phút rơi một lần. Thời gian bắt đầu đông kết là thời gian tính từ lúc đổ nước đến lúc kim chọc xuống xi măng còn cách tấm kim loại 0,1 – 1 mm. Thời gian kết thúc đông kết là thời gian tính từ lúc đổ nước đến lúc kim chọc xuống xi măng sâu không quá 1mm.