TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA QUẬN LIÊN CHIỂU

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Giải pháp phát triển thương mại trên địa bàn quận Liên Chiểu giai đoạn 20162020 (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU GIAI ĐOẠN 2011-2015

2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA QUẬN LIÊN CHIỂU

2.1.1.Điều kiện tự nhiên

Nằm ở phía Tây Bắc Thành phố Đà Nẵng thuộc 15059’ độ vĩ Bắc 108002’độ Kinh đông, phía Đông giáp vịnh Đà Nẵng, phía Nam giáp quận Cẩm Lệ và quận Thanh Khê, phía Tây giáp huyện Hòa Vang, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Quận Liên Chiểu có diện tích 79,13km2, chiếm 6.16% diện tích toàn thành phố, dân số 136.737 người, chiếm 14.76% số dân toàn thành phố, mật độ dân số:

1.728 người/km2(theo niên giám thống kê quận Liên Chiểu 2010).

Quận Liên Chiểu gồm 5 hành chính các phường: Hòa Minh, Hòa Khánh Nam, Hòa Khánh Bắc, Hòa Hiệp Nam và Hòa Hiệp Bắc.

Quận Liên Chiểu không có phường thuộc diện xa trung tâm quận nhưng có một số thôn thuộc vùng sâu, vùng xa như thôn Hòa Vân, khối Thủy Tú, khối Đà Sơn, Khánh Sơn.

Nằm ở vị trí có nhiều đầu mối giao thông quan trọng( quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, gần sân bay quốc tế Đà Nẵng và tương lai sẽ có cảng nước sâu Liên Chiểu) thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Quận Liên Chiểu là nơi tập trung nhiều trường Đại học, trung học chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực của quận. Trên địa bàn quận có các di tích lịch sử-văn hóa, lễ hội văn hóa truyền thống như: làng nghề nước mắm Nam Ô, lễ hội đình làng Hòa Mỹ.

Tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên là 83,08 ha. Trong đó, đất của các khu công nghiệp 1.055 ha chiếm 12,7%. Đất nông nghiệp thì ngày càng bị thu hẹp do quá trình phát triển đô thị. Đất lâm nghiệp với 3.977 ha chiếm 47,8% đất tự nhiên của Quận.

Tài nguyên biển: phía Đông quận Liên Chiểu giáp với vịnh Đà Nẵng. Vì vậy Quận có bờ biển dài 26km, đây là điều kiện để phát triển thêm du lịch biển vào mùa hè giúp tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn quận.

Tài nguyên khoáng sản: trên địa bàn Quận có các mỏ cát trắng ở Hòa Khánh, Nam Ô, Thanh Vinh với trữ lượng khoảng 25 triệu tấn, chất lượng tốt để sản xuất thủy tinh cao cấp, vật liệu xây dựng.

2.1.2.Tổng quan về kinh tế - xã hội 2.1.2.1 Kinh tế

Bảng 1: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn quận Liên Chiểu giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chi tiêu

Công nghiệp Nông lâm thủy

sản Thương mại Tổng

Giá trị

sản xuất Tỷ trọng

Giá trị sản xuất

Tỷ trọng

Giá trị sản xuất

Tỷ trọng

Giá trị sản xuất

Tỷ trọng 2011 2876,9 60,54 217 4,57 1657,9 34,89 4751,8 100 2012 3009,8 58.84 209,3 4,09 1895,8 37,07 5114,9 100 2013 3310,9 62,39 195,4 3,68 1798,2 33,93 5304,5 100 2014 3501,3 62,89 184,9 3,32 1881 33,79 5567,2 100 2015 3700,7 62,7 170,9 2,89 2030,2 34,41 5901,8 100

Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu 2015

Giá trị sản xuất của ngành Công nghiệp giai đoạn 2011-2015 tăng đều qua các năm. Năm 2011 có tốc độ tăng cao nhất so với các năm khi giá trị sản xuất đạt được 2876,9 tỷ đồng. Năm 2012 mặc dù giá trị sản xuất của ngành công nghiệp vẫn tăng nhưng tỷ trọng của ngành lại giảm vì trong năm này ngành thương mại phát triển khá mạnh mẽ nên dẫn đến tỷ trọng ngành công nghiệp giảm so với các năm khác. Năm 2014 tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn, chiếm 62,89% so với toàn nền kinh tế.

Giá trị sản xuất của ngành nông lâm thủy sản có xu hướng giảm dần qua các năm. Giai đoạn 2014-2015 giá trị sản xuất của ngành nông lâm thủy sản giảm mạnh từ 184,9 tỷ đồng xuống còn 170,9 tỷ đồng, giảm 14 tỷ đồng kéo theo tỷ trọng của ngành trong giai đoạn này giảm 0,43%. Nguyên nhân của xu hướng này là do nền kinh tế nói chung cũng như nền kinh tế của quận Liên Chiểu nói riêng phát triển theo cơ cấu:

Công nghiệp- Thương mại, dịch vụ- Nông lâm thủy sản. Trong đó công nghiệp giữ vai trò chủ đạo, thương mại dịch vụ giữ vị trí quan trọng, nông lâm thủy sản giảm dần đến mức ổn định.

Giá trị sản xuất trong ngành thương mại giai đoạn 2011-2012 tăng nhanh chóng. Từ 1657,9 tỷ đồng năm 2011 lên đến 1895,8 tỷ đồng năm 2012 tương đương với 37,07%, tăng 2,18%. Nhưng trong giai đoạn từ 2012-2014 có xu hướng giảm mạnh từ 1895,8 tỷ đồng năm 2012 xuống còn 1881 năm 2014. Trong giai đoạn này giá

trị sản xuất ngành thương mại giảm đến 14,8 tỷ đồng tương đương với 3,28%. Từ năm 2014-2015 lại có sự tăng trưởng trở lại tăng 149,2 tỷ đồng tương đương với 0,62%.

Như vậy, giá trị sản xuất ngành thương mại trong giai đoạn từ 2011-2015 nhìn chung có xu hướng tăng, tăng 372,3 tỷ đồng. Mặc dù tăng trong giá trị sản xuất nhưng ngành thương mại lại giảm tỉ trọng, giảm 0,48%.

Cơ cấu kinh tế của quận Liên Chiểu chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng trong công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng trong nông nghiệp.

2.1.2.2 Xã hội

Giao thông vận tải: Liên Chiểu là một đầu mối giao thông quan trọng của thành phố Đà Nẵng cũng như của cả nước. Hệ thống đường bộ ở đây có đủ các loại hình hỗn hợp, tự do, song song và xuyên tâm. Đây là đặc điểm rất thuận lợi cho khai thác vận chuyển, đi lại và phân luồng giao thông. Tuy nhiên các công trình xây dựng thiếu đồng bộ nên thường xuyên phải đào bới, tu sửa và nâng cấp.

Cung cấp điện: nguồn điện cung cấp cho quận Liên Chiểu là lưới điện quốc gia 500kv qua trạm 110kv Xuân Hà (E 10). Hiện nay hầu hết dân cư của quận được sử dụng điện. Điện phục vụ sản xuất công nghiệp và thương mại-dịch vụ tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, tỉ lệ tổn thất điện năng còn khá cao do mạng lưới hạ thế được lắp dựng chưa đồng bộ.

Về bưu chính viễn thông: hệ thống bưu điện phát triển rộng khắp trên địa bàn quận. Đặc biệt là khu vực Hòa Khánh với mật độ bưu điện lớn phục vụ nhu cầu đông đảo của người dân ở đây. Mạng lưới thông tin liên lạc ngày càng đa dạng, phổ biến rộng khắp.

Về y tế: trên địa bàn quận có 1 trung tâm y tế với 120 giường bệnh, 5 trạm xá ở 5 phường với 35 giường bệnh và các bệnh viện lớn của thành phố như: bệnh viện lao, bệnh viện tâm thần, bệnh viện ung thư. Vì thế y tế đã đáp ứng một phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Tuy nhiên cần đầu tư hơn nữa để nâng cáo chất lượng y tế.

Về giáo dục-đào tạo: tổng số trường học của quận là 39 với số lớp 562, tổng số giáo viên là 1638 và tổng số học sinh là 22912 học sinh. Quận đã hoàn thành giáo dục phổ cập cấp II. Trên địa bàn quận còn có 3 trường Đại học, nhiều trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp. Các trường này đã đang và sẽ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đóng góp vào sự phát triển toàn diện của quận.

Dân số: dân số tính đến cuối năm 2015 là 142.577 người, chiếm 14,76% dân số toàn thành phố, mật độ dân số 1.802 người/km2. Dân số của quận ngày càng tăng cao đặc biệt là dân số tạm trú tập trung chủ yếu ở 2 phường Hòa Khánh và Hòa Minh do số lượng công nhân và sinh viên ở đây nhiều.

Nguồn lao động: quận Liên Chiểu là nơi tập trung nhiều dân cư, do đó nguồn lao động trẻ dồi dào đang là tiềm năng để phát triển kinh tế-xã hội của quận cũng như của thành phố. Theo kết quả điều tra năm 2015 thì số người thuộc độ tuổi lao động là 99,105 người với tỉ lệ thất nghiệp là 4,54%.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Giải pháp phát triển thương mại trên địa bàn quận Liên Chiểu giai đoạn 20162020 (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)