THỰC TRẠNG PHÁT TRIỀN NGÀNH THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Giải pháp phát triển thương mại trên địa bàn quận Liên Chiểu giai đoạn 20162020 (Trang 23 - 26)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU GIAI ĐOẠN 2011-2015

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỀN NGÀNH THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU

2.2.1.Số lượng các doanh nghiệp thương mại

Bảng 2: Số lượng các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn quận Liên Chiểu

Đơn vị tính: doanh nghiệp

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Doanh nghiệp

thương mại 257 277 303 369 406

Tổng số doanh

nghiệp 1233 1434 1540 1757

1902

% 20,8 19,32 19,68 21,00 21,35

Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu 2015

Qua bảng số liệu cho thấy trong giai đoạn 2011-2015 cho thấy số lượng doanh nghiệp thương mại trên địa bàn quận không ngừng tăng lên qua các năm, từ 257 doanh nghiệp trong năm 2011 lên đến 406 doanh nghiệp năm 2015, tăng 149 doanh nghiệp.

Như vậy, quận Liên Chiểu đang quan tâm đến việc phát triển các loại hình kinh doanh thương mại.

So với tổng số doanh nghiệp trên địa bàn quận thì doanh nghiệp thương mại chiếm tỷ lệ khá cao, tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng giảm từ 20,8% năm 2011 xuống còn 19,32% năm 2012 giảm 1,48%. Nhưng từ 2012-2015 đang có sự chuyển biến rõ rệt từ 19,32% năm 2012 tăng lên 21,35% năm 2015, tăng 2,03% trong tổng số các doanh nghiệp trên toàn quận. Mặc dù số lượng các doanh nghiệp thương mại không ngừng tăng lên nhưng tỷ trọng trong giai đoạn 2011-2013 lại giảm xuống, giảm đến 1,12%. Chính vì nền kinh tế ở quận chuyển dịch theo hướng công nghiệp-thương mại, dịch vụ-nông nghiệp nên doanh nghiệp thương mại ở quận Liên Chiểu chưa được mở rộng đầu tư.

2.2.2.Doanh thu hoạt động thương mại giai đoạn 2011-2015 Bảng 3: Doanh thu hoạt động thương mại quận Liên Chiểu

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Doanh thu hoạt động thương mại

2.575 2.836,6 2.997 2.772 2.986,3

Tổng doanh

thu 6.258 6.998 7.521 7.834 8.592

Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu 2015 Qua bảng số liệu cho thấy doanh thu ngành thương mại của quận Liên Chiểu không ngừng biến động qua các năm. Trong giai đoạn 2011-2013 có xu hướng tăng, nă 2011 đạt 2575 tỷ đồng đến năm 2013 đạt 2997 tỷ đồng tăng đến 422 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2013-2014 lại có xu hướng giảm, giảm 225 tỷ đồng nhưng đến năm 2015 có sự tăng lên trở lại, tăng 214,3 tỷ đồng. Như vậy, do sức ép từ môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt về chất lượng cũng như số lượng sản phẩm mà doanh thu trong ngành thương mại chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu của quận nhưng lại có xu hướng giảm. Mặt dù doanh thu ngành thương mại trong giai đoạn 2011-2015 tăng đến 411,3 tỷ đồng nhưng tỷ trọng doanh thu trong ngành thương mại lại giảm, giảm đến 6,39%. Cơ cấu kinh tế của quận Liên Chiểu chuyển dịch theo hướng Công nghiệp- Thương mại, dịch vụ-Nông nghiệp nên tỷ trọng trong ngành thương mại có xu hướng giảm dần.

2.2.3.Lao động ngành thương mại

Bảng 4: Trình độ lao động của ngành thương mại quận Liên Chiểu giai đoạn 2011- 2014.

Đơn vị tính: người Bậc

học

Trung học cơ

sở

Trung học phổ

thông

Trung cấp

chuyên nghiệp Cao đẳng Đại học Trên đại học

2011 445 3320 2268 2120 1103 120

2012 400 3380 2100 2360 1360 125

2013 326 3317 1736 2525 1247 126

2014 285 3278 1592 2724 1483 128

Nguồn: Phòng giáo dục đào tạo quận Liên Chiểu Trong giai đoạn 2011-2014 số lao động trong ngành thương mại tốt nghiệp Trung học cơ sở, tốt nghiệp Trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp có xu

hướng giảm dần qua các năm. Qua bảng số liệu cho thấy số lao động tốt nghiệp Trung học cơ sở giảm mạnh từ 445 người năm 2011 xuống còn 285 người năm 2014, giảm 160 người.

Trong giai đoạn 2011-2014 số lao động trong ngành thương mại có trình độ từ bậc cao đẳng, đại học, trên đại học có xu hướng ngày càng gia tăng. Cụ thể tốt nghiệp cao đẳng tăng 604 người, tốt nghiệp đại học tăng 280 người và trên đại học tăng 8 người. Có thể thấy được quận Liên Chiểu đang ngày càng nâng cao chất lượng lao động trong ngành thương mại để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Như vậy từ bảng số liệu trên cho thấy số lao động trong ngành thương mại ở quận Liên Chiểu có trình độ chuyên môn ngày càng tăng cao. Trình độ học vấn trong nguồn lao động ở quận Liên Chiểu đã đáp ứng được nhu cầu về chất lượng lao động của các doanh nghiệp và đang chuyển biến theo hướng tích cực.

2.2.4.Vốn đầu tư phát triển thương mại

Bảng 5: Vốn đầu tư trong ngành thương mại

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng vốn

đầu tư 1.219 1.436,6 1.663,8 2.175 2.278 Vốn nhà

nước 406,3 428,9 431,2 596 557

Vốn tư

nhân 812,7 1007,7 1232,6 1579 1721

Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu 2015

Qua bảng số liệu cho thấy vốn đầu tư cho phát triển thương mại trên địa bàn quận Liên Chiểu không ngừng tăng lên qua các năm. Trong giai đoạn từ 2011-2015 tổng số vốn đầu tư cho ngành thương mại tăng lên đáng kể. Năm 2011 chỉ đạt 1219 tỷ đồng nhưng đến năm 2015 đã đạt 2278 tỷ đồng, tăng đến 1059 tỷ đồng.

Trong đó vốn đầu tư cho ngành thương mại của Nhà nước có nhiều chuyển biến. Năm 2011 đạt 406,3 tỷ đồng nhưng đến năm 2014 đã lên đến 596 tỷ đồng, tăng đến 189,7 tỷ đồng. Nhưng trong giai đoạn tử 2014-2015 vốn Nhà nước đầu tư cho ngành thương mại lại có xu hướng giảm, giảm 39 tỷ đồng. Điều đó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư mở rộng ngành thương mại.

Đối với vốn mà doanh nghiệp tư nhân đầu tư cho ngành thương mại trong giai đoạn 2011-2015 không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2011vốn đầu tư 812,7 tỷ đồng nhưng đến năm 2015 đã tăng lên 1721 tỷ đồng, tăng đến 908,3 tỷ đồng. Như vậy, có

thể thấy được ở quận Liên Chiểu các doanh nghiệp tư nhân đầu tư cho thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ.

2.2.5.Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Bảng 6: Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Thị trường nội

địa 1472 1521,5 1623 1734 1778,9

Thị trường quốc

tế 1103 1315,1 1374 1038 1207,4

Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu 2015

Qua bảng số liệu cho thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa nhìn chung có xu hướng tăng. Năm 2011 thị trường nội địa chỉ đạt 1472 tỷ đồng nhưng đến năm 2015 đạt đến 1778,9 tỷ đồng. Như vậy, trong giai đoạn 2011-2015 thị trường nội địa đã tăng 306,9 tỷ đồng.

Đối với thị trường quốc tế thì không ngừng biến động. Năm 2011 thị trường quốc tế đạt 1103 tỷ đồng đến năm 2013 có sự nhảy vọt đạt đến 1374 tỷ đồng. Như vậy, trong giai đoạn 2011-2013 thị trường quốc tế tăng lên 271 tỷ đồng. Từ năm 2013-2014 thị trường quốc tế có xu hướng giảm, giảm 336 tỷ đồng. Nhưng từ 2014-2015 có xu hướng tăng lên trở lại. Mặc dù chỉ tăng 169,4 tỷ đồng. Nhìn chung trong giai đoạn 2011-2015 thị trường quốc tế có sự chuyển biến, tăng đến 104,4 tỷ đồng. Mặc dù xuất khẩu bàn ghế, đồ gỗ, sắt, thủ công mỹ nghệ… đem lại lợi ích kinh tế khá cao. Song do năng lực cạnh tranh còn hạn chế, xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường này mới chỉ dừng ở mức thăm dò, chào hàng, số lượng nhỏ lẻ nên quận Liên Chiểu đang có xu hướng chú trọng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa hơn là thị trường tiêu thụ sản phẩm quốc tế.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Giải pháp phát triển thương mại trên địa bàn quận Liên Chiểu giai đoạn 20162020 (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)