CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 1.1. Khái quát về chuỗi giá trị
1.1.4. Các bước tiến hành phân tích chuỗi giá trị
Phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta xác định những khó khăn trong chuỗi để đưa ra những giải pháp thích hợp, từ đó, sản phẩm sẽ đáp ứng được yêu cầu của thị trường và phát triển bền vững. Tiến hành phân tích chuỗi là bắt đầu một quá
trình thay đổi, giúp cung cấp thông tin cho những nhà liên quan, thiết kế và chuẩn bị một chiến lược nâng cấp, xác định cơ sở để theo dõi.
Để phân tích một chuỗi giá trị, cần sử dụng 3 công cụ phân tích là: Lập sơ đồ chuỗi; Định lượng những con số và mô tả chuỗi; phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi. Các công cụ phân tích này giúp chúng ta thay đổi cách nhìn và cách làm để sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường.
1.1.4.1. Lập sơ đồ chuỗi
Sơ đồ chuỗi giá trị là một hình ảnh thể hiện toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, các tác nhân tham gia chính trong chuỗi, các nhà hỗ trợ đầu tư và những kênh phân phối sản phẩm, được thể hiện qua hình 1.1:
(Nguồn: GTZ, 2007)
Hình 1.1 Sơ đồ chuỗi giá trị cơ bản Ghi chú:
Chức năng tham gia chuỗi (các giai đoạn sản xuất) Các tác nhân tham gia chuỗi
Người tiêu dùng Những nhà hỗ trợ
Sản xuất Chuyển đổi Trao đổi Thương
mại Cung cấp
đầu vào
Tiêu dùng
Cung cấp - Thiết bị - Đầu vào
Nuôi, thu hoạch, sơ chế
Phân loại Chế biến Đóng gói
Vận chuyển Phân phối Bán
Nấu, ăn
Các loại nhà vận hành trong các chuỗi giá trị và quan hệ giữa họ Nhà cung
cấp đầu vào cụ thể
Nông dân (Nhà sản xuất ban
đầu)
Công nghiệp đóng gói
Thương nhân
Người tiêu dùng (thị
trường)
Nhà hỗ trợ (Chính quyền địa phương, viện, trường)
Về hình thức, lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát bằng mắt thường về hệ thống chuỗi giá trị. Sơ đồ này có nhiệm vụ định dạng các hoạt động kinh doanh (hoặc chức năng), thứ tự các nhà vận hành chuỗi, những mối liên kết của họ và các nhà hỗ trợ (nếu có) nằm trong chuỗi giá trị.
1.1.4.2. Định lượng và mô tả sơ đồ
Định lượng là việc xác định và thể hiện những con số trên sơ đồ chuỗi
* Sơ đồ chuỗi được mô tả thông qua các phần sau:
- Chức năng chuỗi: là một loạt các giai đoạn sản xuất/khâu tham gia chuỗi như: Sản xuất, thu gom, chế biến, thương mại.
- Tác nhân tham gia chuỗi: Là những người thực hiện chức năng chuỗi bao gồm: các nhà cung cấp đầu vào, nhà sản xuất, công ty chế biến, thương nhân. Có thể là cá nhân hay doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.
- Kênh phân phối (KPP): Được xem là đường đi của sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng trong chuỗi, thường tồn tại một kênh chính và vài kênh phụ. Thông qua KPP, chúng ta biết được sản phẩm được tiêu thụ như thế nào. Từ đó, biết được thị hiếu tiêu dùng để định hướng sản xuất, cuối cùng là đánh giá hiệu quả KPP đó.
1.1.4.3. Phân tích hiệu quả kinh tế
Phân tích hiệu quả kinh tế có vai trò quan trọng việc quyết định các mục tiêu phát triển và chiến lược nâng cấp sau này, bao gồm việc đánh giá toàn bộ giá trị gia tăng, chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận.
* Giá trị gia tăng (GTGT): Là mức đo độ thịnh vượng được tạo ra trong chuỗi giá trị, là hiệu số giữa tổng giá trị bán và giá trị các hàng hóa trung gian
GTGT được tính bằng cách lấy giá bán trừ đi giá mua vào mà chưa trừ đi các chi phí tăng thêm (GTGT = Giá bán – giá mua)
* Doanh thu: là toàn bộ số tiền bán hàng sau khi thực hiện việc bán hàng.
* Chi phí sản xuất: là số tiền mà một doanh nghiệp hay cá nhân phải chi ra để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh hàng hóa nhằm mục đích thu được lợi nhuận.
* Lợi nhuận (LN): Còn gọi là giá trị gia tăng thuần, được tính bằng cách lấy giá trị gia tăng trừ đi các chi phí tăng thêm (LN = GTGT – Chi phí tăng thêm).