Phân tích tác nhân cung cấp cá tra giống

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ TRA Ở TỈNH AN GIANG (LV THẠC SĨ) (Trang 60 - 63)

CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 1.1. Khái quát về chuỗi giá trị

2.2. Phân tích chuỗi giá trị Cá tra của tỉnh An Giang

2.2.4. Phân tích quá trình nuôi và tiêu thụ Cá tra

2.2.4.1. Phân tích tác nhân cung cấp cá tra giống

Tổng số quan sát điều tra là 5 mẫu. Các đáp viên nam chiếm tỷ lệ 100%, độ tuổi trung bình là 50, trình độ văn hóa trung bình là lớp 6, số năm kinh nghiệm trung bình là 10 năm. Tổng số lao động trung bình cho mỗi cơ sở là 3 lao động, chi phí nhân công trung bình là 3.000.000 đồng/người/tháng (đã bao gồm nuôi cơm).

Thời gian nuôi từ cá bột (24 giờ tuổi) đến cá giống dao động từ 60 ngày đến 90 ngày thì thu hoạch. Quy cỡ và thời gian nuôi cụ thể qua bảng 2.8 sau:

Bảng 2.8 Quy cỡ và thời gian ương cá bột

Quy cỡ Thời gian ươngcá bột (ngày)

Bình quân (con/kg) Cá hương cỡ 0,4 – 0,6 cm 20 – 30 ngày 1.500 – 3.000 Cá giống cỡ 1,0 – 1,2 cm 60 – 70 ngày 150 – 200 Cá giống cỡ 1,7 – 2,0 cm 80 – 90 ngày 30 – 40

(Nguồn: Phỏng vấn nông hộ, 2015)

a. Hoạt động mua

Các cơ sở tự ương giống chiếm tỷ lệ 27%, các cơ sở còn lại thì mua cá tra bột từ các cơ sở ương giống, giá mua dao động từ 0,4 đồng/con – 0,7 đồng/con tùy theo từng thời điểm. Giá cá giống xuống rất thấp người ương nuôi giống không có lãi, do không tiêu thụ được cá tra giống nên các cơ sở sản xuất cá tra bột tạm ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng để giữ khách hàng. Căn cứ để các đánh giá chất lượng cá tra bột chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là quan sát thấy cá đều cỡ, bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng.

b. Hoạt động nuôi

Nghiên cứu thực hiện khảo sát các cơ sở nuôi cá giống với tổng diện tích nuôi của các cơ sở là 8,2 ha, thời gian nuôi cá bột dao động từ 80 ngày đến 90 ngày để đạt được kích thước cá giống là 1,7cm đến 2,0cm. Mật độ thả từ 10 đến 12 triệu con/ha, tỷ lệ sống của nuôi cá tra giống trung bình là 14%.

Bảng 2.9 Chi phí nuôi cá tra giống trên diện tích 1ha

Khoản mục Chỉ tiêu Tỷ trọng %

Cá bột (đồng/ha) 14.050.000 1,8%

Thức ăn (đồng/ha) 648.204.000 84,6%

Thuốc, hóa chất (đồng/ha) 17.239.000 2,2%

Công chăm sóc (đồng/ha) 34.150.000 4,5%

Cải tạo ao (đồng/ha) 9.414.000 1,2%

Bơm nước(đồng/ha) 10.250.000 1,3%

Chi phí ao (đồng/ha) 12.408.000 1,7%

Lãi vay, chi phí khác (đồng/ha) 18.756.098 2,6%

Tổng chi phí 764.471.098 100

Năng suất thu hoạch (kg/ha) 40.050

Giá thành (đồng/kg) 19.088

(Nguồn: Các mẫu khảo sát, 2015)

Qua số liệu tính toán cho thấy giá mua cá tra bột dao động từ 0,40 đồng/con đến 0,70 đồng/con, trong đó chí phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất 84,7%, tiếp đến là công chăm sóc 4,5%, còn lại là chi phí thuốc, lãi vay ngân hàng... chiếm 10,8%.

Năng suất thu hoạch trên 1ha từ 22,3 tấn/ha – 54,4 tấn/ha, bình quân là 40,05 tấn/ha tương ứng với kích cỡ cá giống có chiều dài từ 1,7cm - 2,0cm.

c. Hoạt động tiêu thụ cá giống

Đối tượng tiêu thụ cá giống chủ yếu là nông dân chiếm 68%, doanh nghiệp chiếm 32%. Giá bán cá tra giống đối với cá tra giống loại 30 đến 40 con/kg bình quân 19.330 đồng/kg và dao động từ 17.000 đồng/kg – 21.000 đồng/kg.

Các chỉ tiêu về chi phí, doanh thu, lợi nhuận được thể hiện qua bảng 2.10:

Bảng 2.10 Doanh thu, lợi nhuận 1ha của người nuôi cá giống

Khoản mục Chỉ tiêu

Năng suất (kg/ha) 40.050

Giá bán (đồng/kg) 19.330

Doanh thu ( đồng/ha) 774.166.500

Chi phí (đồng/ha) 764.471.098

Lợi nhuận (đồng/ha) 9.695.402

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 1,25%

(Nguồn: Các mẫu khảo sát, 2015) d. Đánh giá chung hoạt động sản xuất giống

*Thuận lợi

- Kinh nghiệm, kỹ thuật: Người nuôi có kinh nghiệm và được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật.

- Ý thức về chất lượng cá giống: Các hộ sản xuất ương giống cũng đã nhận thức được trách nhiệm trong việc cung cấp giống sạch và chất lượng, có cơ sở đã đăng ký tiếp nhận đàn cá tra bố mẹ hậu bị cải thiện chất lượng di truyền để thay thế dần đàn cá tra bố mẹ hiện có.

* Khó khăn

- Thiếu vốn sản xuất: Người nuôi thiếu vốn trong quá trình nuôi, do vậy người nuôi có chiều hướng thu hẹp về quy mô sản xuất. Các hộ nuôi còn lại sản xuất cầm chừng để giữ khách hàng, không có hộ muốn mở rộng quy mô sản xuất.

Các chính sách hỗ trợ vốn vay tập trung vào nuôi cá tra thương phẩm chưa có chính sách hỗ trợ vốn cho người nuôi cá tra giống.

- Nguồn gốc cá giống: Hầu hết cá tra giống đều có nguồn gốc từ sinh sản nhân tạo nên con giống đã nhanh chóng bị thoái hóa, cá ương dễ bị nhiễm bệnh.

- Kỹ thuật nuôi: Có những cơ sở nuôi cá tra bột, cá tra giống chưa đáp ứng được các quy trình kỹ thuật sản xuất giống, chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm.

- Giá tiêu thụ: Giá bán cá giống không ổn định, vào thời điểm cá giống xuống thấp các cơ sở sản xuất giống thực hiện giải pháp hạn chế chi phí đầu tư như giảm lượng thức ăn hàng ngày, không bổ sung các vitamin, chất dinh dưỡng cho cá, giảm chi phí bơm thay nước và hạn chế sử dụng các hóa chất xử lý môi trường nước để hạn chế chi phí đầu vào nhằm chờ biến động tăng giá cá tra giống.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ TRA Ở TỈNH AN GIANG (LV THẠC SĨ) (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)