TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐỀ tài HỨNG THÚ học tập môn GIÁO dục THỂ CHẤT của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học QUẢNG NAM (2) (Trang 39 - 50)

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực tiễn nhằm tìm hiểu hứng thú của sinh viên trường Đại học Quảng Nam trên 235 sinh viên của trường Đại học Quảng Nam. Trong quá trình xử lý phiếu thu từ đợt khảo sát chính thức có 35 phiếu bị loại do khách thể không trả lời đầy đủ các câu hỏi hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về khách thể nghiên cứu và thất lạc. Như vậy, ở đợt khảo sát có 200 phiếu hợp lệ. Trong đó sự phân bố theo giới tính và năm học được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Bảng phân bố khách thể nghiên cứu theo giới tính và năm học

Năm Giới tính Tổng

Nam Nữ

1 34 61 95

2 42 63 105

Tổng 76 124 200

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn 7 giáo viên Giáo dục thể chất của trường Đại học Quảng Nam nhằm thu thập thêm thông tin cũng như kiểm tra tính chính xác sự tự đánh giá của sinh viên.

2.2. Vài nét về tiến trình nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 02/2011 đến tháng 05/2011. Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành như sau:

- Nghiên cứu tài liệu chuyên môn nhằm xây dựng cơ sở lý luận, định hướng nghiên cứu thực tiễn.

- Thiết kế phiếu điều tra, điều tra thử, chỉnh lý phiếu, quan sát các hoạt động.

- Tiến hành thu thập số liệu trên mẫu khách thể đã chọn.

- Xử lý, phân tích kết quả điều tra.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hình thành và nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục thể chất cho sinh viên.

- Viết báo cáo khoa học.

2.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

* Mục đích

Nghiên cứu lý luận nhằm xác định những cơ sở lý luận cho công trình nghiên cứu. Trên cơ sở hệ thống hóa các công trình nghiên cứu về hứng thú của các nhà tâm lý học nước ngoài và trong nước với nhiều quan điểm và phương pháp tiếp cận khác nhau. Từ đó, xây dựng các khái niệm, quan điểm nghiên cứu, hình thành giả thuyết khoa học, khái quát đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, xây dựng mô hình lý thuyết của đề tài.

* Cách tiến hành

Chúng tôi đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những quan điểm của các tác giả trong và ngoài nước về đề tài nghiên cứu hứng thú, về việc học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên…Trên cơ sở đó viết cơ sở lý luận cho đề tài, lựa chọn các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, xây dựng phiếu hỏi để tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu.

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài nhằm giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn.

* Mục đích

- Tìm hiểu đặc điểm hứng thú học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Quảng Nam.

- Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn học này của sinh viên.

* Cách tiến hành

Để nghiên cứu hứng thú học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên chúng tôi đã tiến hành xây dựng phiếu hỏi.

- Về nguyên tắc: Phiếu hỏi bao gồm những câu hỏi đóng và mở. Khi soạn thảo các câu hỏi chúng tôi cố gắng tuân thủ các yêu cầu: rõ ràng, đơn trị, dễ hiểu, các ý kiến bao quát được phạm vi nghiên cứu, cung cấp được thông tin đích thực về đối tượng cần nghiên cứu.

- Phiếu hỏi gồm 9 câu đề cập đến hứng thú học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên ở các khía cạnh khác nhau.

+ Nhận thức của sinh viên về môn học: Khái niệm Giáo dục thể chất, mục tiêu của môn học mà sinh viên cần đạt được, những nguyên nhân của sự yêu thích môn học và sự cần thiết của môn học Giáo dục thể chất đối với sinh viên (câu hỏi 1, 2, 3, 6)

+ Xúc cảm của sinh viên đối với môn học Giáo dục thể chất: Sự yêu thích của sinh viên đối với môn học và đánh giá mức độ hấp dẫn, lôi cuốn của môn học (câu 4, 5)

+ Hành động học tập môn học Giáo dục thể chất của sinh viên: Mức độ thường xuyên thực hiện của sinh viên đối với các hành động học tập trong đó bao gồm các hành động trách nhiệm, nghĩa vụ và hành động tích cực, chủ động thể hiện bản chất của môn học (câu 8).

- Quy trình nghiên cứu được tiến hành như sau:

+ Bước 1: Tiến hành điều tra thử, trên cơ sở đó chỉnh sửa, hoàn thiện phiếu điều tra.

Sau khi soạn xong phiếu điều tra chúng tôi chọn ngẫu nhiên 55 sinh viên. Chúng tôi đề nghị họ trả lời câu hỏi trong phiếu điều tra đã soạn sẵn. Sau đó bổ sung, hoàn chỉnh phiếu điều tra.

+Bước 2: Điều tra

Việc điều tra được thực hiện vào tháng 2 đến tháng 5 năm 2011. Chúng tôi trực tiếp phát phiếu điều tra ở các lớp học. Trước khi phát phiếu, chúng tôi hướng dẫn tỉ mỉ cho họ trả lời các câu hỏi trong phiếu, phổ biến mục đích yêu cầu của nghiên cứu và kêu gọi sự ủng hộ của sinh viên. Chú ý đảm bảo sự khéo

léo, tế nhị, khiêm tốn, tạo mối quan hệ thân thiện với sinh viên. Sau khi trả lời xong, chúng tôi thu lại phiếu điều tra, kiểm tra thông tin và số phiếu thu được đối chiếu với số phiếu phát ra.

+Bước 3: Xử lý phiếu thu được: Bao gồm tính tỷ lệ %, tính điểm trung bình...Từ những kết quả này tiến hành phân tích, xếp loại hứng thú.

b. Phương pháp trò chuyện * Mục đích

Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thông tin bổ trợ về thực trạng hứng thú của sinh viên, đặc biệt nó cung cấp những thông tin mà bảng hỏi không thu thập hết được.

* Cách tiến hành

Trò chuyện được tiến hành trực tiếp với khách thể khảo sát là sinh viên và khách thể bổ trợ là giáo viên. Khi trò chuyện phải tế nhị, gây được cảm tình đối với khách thể, đặt câu hỏi phù hợp để thu được những thông tin cần nghiên cứu..

c. Phương pháp quan sát

* Mục đích

Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thông tin bổ trợ cho việc đánh giá hành động học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên trên lớp.

* Cách tiến hành

Quan sát các giờ học Giáo dục thể chất của sinh viên. Cụ thể quan sát việc đi học đầy đủ, đúng giờ, trang phục của sinh viên, việc chú ý theo dõi sự hướng dẫn của thầy giáo và việc tập luyện trên lớp.

d. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động

* Mục đích

Bổ sung cho kết quả nghiên cứu từ các phương pháp khác.

* Cách tiến hành

Thu thập và phân tích kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Quảng Nam học kỳ vừa kết thúc.

e. Phương pháp thống kê toán học

* Mục đích

Phương pháp này sử dụng để xử lý các số liệu thu thập được từ phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm đưa ra những kết quả định lượng cho đề tài, làm cho kết quả nghiên cứu đảm bảo độ chính xác, tin cậy.

* Cách tiến hành

Chúng tôi kiểm tra các kết quả bảng hỏi, loại bỏ những phiếu không hợp lệ, sau đó tiến hành xử lý các kết quả bằng cách tính số trung bình, tỷ lệ %, thứ bậc...

2.4. Cách xử lý số liệu, tiêu chí và thang đánh giá 2.4.1. Các tiêu chí đánh giá

Các tiêu chí đánh giá được xây dựng theo nội dung, mức độ và các biểu hiện của hứng thú học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên ở các mặt: xúc cảm, nhận thức và hành động.

- Tiêu chí đánh giá mặt xúc cảm:

Sinh viên có xúc cảm dương tính đối với môn Giáo dục thể chất được đánh giá qua việc yêu thích môn Giáo dục thể chất và mức độ hấp dẫn, lôi cuốn của môn học đối với sinh viên.

Các mức độ đánh giá:

Mức độ A – Xúc cảm dương tính mạnh: sinh viên có xúc cảm rất tích cực với môn học: yêu thích môn học, bị hấp dẫn bởi môn học và có khoái cảm khi học tập môn học cao.

Mức độ B – Xúc cảm dương tính vừa: sinh viên có xúc cảm dương tính, tích cực ở mức độ vừa phải với môn học: yêu thích, bị hấp dẫn và có khoái cảm với môn học ở mức độ vừa.

Mức độ C – Chưa có xúc cảm dương tính: sinh viên chưa có xúc cảm tích cực, dương tính như không có sự yêu thích, khoái cảm đối với môn học.

- Tiêu chí đánh giá mặt nhận thức:

Sinh viên nhận thức đầy đủ, rõ ràng khái niệm, mục tiêu, sự cần thiết của môn học và những nguyên nhân của sự yêu thích môn học. Trong đó, việc nhận thức sự cần thiết (ý nghĩa của môn học đối với bản thân) là vô cùng cần thiết và là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hứng thú.

Đối với những nguyên nhân của sự yêu thích, chúng tôi chia ra làm 2 loại nguyên nhân là nguyên nhân trực tiếp liên quan đến đối tượng của hoạt động học tập môn Giáo dục thể chất và nguyên nhân gián tiếp liên quan đến đối tượng học tập học môn học:

Nguyên nhân trực tiếp gồm 5 nguyên nhân:

+ Nội dung môn Giáo dục thể chất rất lý thú, hấp dẫn

+ Nội dung môn học Giáo dục thể chất giúp biết cách bảo vệ, rèn luyện sức khỏe

+ Giáo dục thể chất giúp có được sức khỏe tốt + Muốn có hiểu biết sâu hơn về môn học này

+ Môn học Giáo dục thể chất đòi hỏi phải kiên trì tập luyện Nguyên nhân gián tiếp gồm 7 nguyên nhân:

+ Môn Giáo dục thể chất có ích cho cuộc sống + Giáo viên dạy lôi cuốn, hấp dẫn

+ Giáo viên thường xuyên kiểm tra trong giờ học + Giáo viên thường động viên, khuyến khích sinh viên + Nhà trường có phong trào thể dục thể thao

+ Bản thân có sức khỏe tốt Giáo viên đánh giá sinh viên đúng, công bằng + Học tốt để được điểm cao

Các mức độ đánh giá:

Mức độ A - Nhận thức tốt: sinh viên nhận thức đúng, đầy đủ về môn học và ý nghĩa của môn học đó với bản thân.

Mức độ B – Nhận thức trung bình: sinh viên nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ về môn học và môn học có ý nghĩa với sinh viên ở mức độ thấp.

Mức độ C – Nhận thức kém: sinh viên chưa nhận thức được về môn học và ý nghĩa của môn học với bản thân.

- Tiêu chí đánh giá mặt hành động:

Sinh viên thực hiện đầy đủ hành động nghĩa vụ, trách nhiệm đối với môn học và có hành động tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc học tập môn Giáo dục thể chất.

Những hành động tích cực, chủ động của sinh viên phù hợp với hứng thú học tập môn Giáo dục thể chất được đánh giá qua các biểu hiện:

+ Nhờ giáo viên hướng dẫn những nội dung chưa hiểu + Trao đổi và tập luyện cùng với bạn những bài tập khó

+ Tự giác tham gia các hoạt động ngoại khóa về Thể dục thể thao

+ Sưu tầm và đọc thêm các tài liệu về Giáo dục thể chất để mở rộng kiến thức

+ Tự tập luyện thể dục hằng ngày để rèn luyện sức khỏe + Có sổ tay ghi chép về môn học

+ Tham gia các lớp học hay các câu lạc bộ về thể dục thể thao như võ, cầu lông…

Những hành động thể hiện trách nhiệm nghĩa vụ của sinh viên:

+ Đi học đều + Đi học đúng giờ

+ Mặc đúng trang phục (quần áo thể dục, giày bata) + Tập trung chú ý nghe giáo viên giảng lý thuyết + Tập trung chú ý xem giáo viên làm mẫu

+ Tự luyện tập trên lớp

+ Tự luyện tập ở nhà những nội dung đã học

+ Nghiêm túc thực hiện các bài khởi động trước khi vào những bài học chính

Các mức độ đánh giá:

Mức độ A – Hành động tích cực: sinh viên thực hiện tốt, đầy đủ các hành động trách nhiệm, nghĩa vụ đối với môn học và thực hiện các hành động chủ động, tích cực với môn học ở mức độ cao.

Mức độ B – Hành động ít tích cực: sinh viên thực hiện tốt, đầy đủ các hành động trách nhiệm, nghĩa vụ với môn học và thực hiện các hành động tích cực, chủ động nhằm chiếm lĩnh đối tượng ở mức vừa và thấp.

Mức độ C – Hành động không tích cực: sinh viên thực hiện các hành động chỉ dừng lại ở trách nhiệm, nghĩa vụ mà chưa tích cực hành động hoặc thậm chí chưa thực hiện tốt các hành động trách nhiệm, nghĩa vụ.

- Tiêu chí đánh giá mức độ hứng thú:

Để đánh giá mức độ hứng thú học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên chúng tôi tiến hành tích hợp cả 3 tiêu chí (cảm xúc, nhận thức và hành động) trên mỗi sinh viên. Trong đó, mặt xúc cảm được đánh giá cao nhất. Chúng tôi quy ước, nếu sinh viên nào không có xúc cảm dương tính thì sinh viên đó không có hứng thú với môn học. Và trong nhận thức, nếu môn học đó không có ý nghĩa với bản thân sinh viên thì coi như sinh viên đó cũng chưa có hứng thú với môn học (điều này phù hợp với khái niệm hứng thú tức là đối tượng phải có ý nghĩa với bản thân đồng thời đem lại khoái cảm cho cá nhân đó).

Các mức độ đánh giá:

Mức độ A – Hứng thú cao: Ở mức độ này, sinh viên có xúc cảm dương tính mạnh mẽ đối với môn học Giáo dục thể chất xuất phát từ nhận thức đúng về môn học và môn học phải ý nghĩa của môn học với bản thân. Từ đó, sinh viên có hành động tích cực, chủ động học tập môn học.

Mức độ B – Hứng thú trung bình: Sinh viên có xúc cảm dương tính vừa phải hoặc thấp với môn học. Nhận thức tương đối đúng và đầy đủ về môn học và có hành động tích cực học tập.

Mức độ C – Chưa có hứng thú: Ở mức này sinh viên không có xúc cảm dương tính với môn Giáo dục thể chất, chưa nhận thức được ý nghĩa của môn học và chưa có hành động học tập tích cực. Hoặc giữa 3 mặt nhận thức – xúc cảm – hành động chưa có sự tương quan với nhau.

2.4.2. Cách xử lý số liệu và thang đánh giá

- Tính %: Thống kê, tính tỷ lệ % ý kiến đánh giá và tự đánh giá của các sinh viên về các mặt nhận thức, xúc cảm, hành động.

- Tính điểm: Để xác định hứng thú học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên, chúng tôi dựa vào các tiêu chí đánh giá đã được xây dựng. Dựa trên kết quả định lượng thu được, chúng tôi tiến hành đánh giá định tính và xếp loại các mức độ hứng thú.

- Cách tính:

+ Đối với những câu đánh giá nhận thức của sinh viên về môn học Giáo dục thể chất.

Câu 1: Mức độ A: chọn đáp án b Mức độ B: chọn đáp án a Mức độ C: chọn đáp án c Câu 2: Mức độ A: chọn đáp án b

Mức độ B: chọn đáp án a, d, e Mức độ C: chọn đáp án c Câu 3: Mức độ A: chọn câu a

Mức độ B: chọn câu b Mức độ C: chọn câu c

Câu 6: Riêng đối với câu 5 chúng tôi quy ước:

Đồng ý: 3 điểm Phân vân: 2 điểm Không đồng ý: 1 điểm

Câu nào không chọn cho 0 điểm

Chúng tôi chia đều 2 đơn vị khoảng cách từ mức độ thấp nhất “Không đồng ý”

đến mức độ cao nhất “Đồng ý” cho 3 mức độ đồng ý: “Đồng ý”, “Phân vân”, “Không đồng ý” để tìm khoảng cách trung bình giữa các mức độ là 0,67 đơn vị khoảng cách.

Dựa vào khoảng cách trung bình này chúng tôi đánh giá định tính và xếp loại kết quả nhận thức về các nguyên nhân của sự yêu thích môn học thể hiện như sau:

. ĐTB từ 2.33 – 3 : Mức độ A – Nhận thức tốt

. ĐTB từ 1.66 – 2.32: Mức độ B – Nhận thức trung bình . ĐTB từ dưới 1,66 : Mức độ C – Nhận thức kém

Đồng thời đánh giá xếp thứ hạng các nguyên nhân, từ đó tìm ra nguyên nhân chính.

Để thuận lợi cho việc nghiên cứu chúng tôi quy ước: mức độ A: 3 điểm, mức độ B: 2 điểm, mức độ C: 1 điểm và tính điểm trung bình nhận thức của mỗi sinh viên.

Riêng câu 3 là câu nhận thức của sinh viên về sự cần thiết (ý nghĩa) của môn học đối

với bản thân được tính hệ số 2. Sau khi tính điểm trung bình, chúng tôi tiến hành tìm khoảng cách trung bình giữa các mức độ và xếp các mức độ nhận thức (như cách xử lý câu trên).

- Đối với câu hỏi đánh giá xúc cảm Câu 4: Mức độ A: chọn đáp án a

Mức độ B: chọn đáp án b Mức độ C: chọn đáp án c Câu 5: Mức độ A: chọn đáp án a Mức độ B: chọn đáp án b Mức độ C: chọn đáp án c

Tương tự như phần nhận thức, chúng tôi quy ước điểm mỗi mức độ, phân chia và xác định mức độ xúc cảm cho từng sinh viên tương tự như trên, cụ thể như sau:

. ĐTB từ 2.33 – 3 : Mức độ A – Xúc cảm dương tính mạnh . ĐTB từ 1.66 – 2.32: Mức độ B – Xúc cảm dương tính vừa . ĐTB từ dưới 1,66 : Mức độ C – Chưa có xúc cảm dương tính - Đối với câu hỏi đánh giá hành động

Câu 8: Chúng tôi quy ước:

Thường xuyên : 3 điểm Đôi khi : 2 điểm Chưa bao giờ : 1 điểm

Câu nào không chọn cho 0 điểm

Riêng đối với những hành động tích cực, chủ động được đánh giá hệ số 2. Sau đó, chúng tôi tính điểm trung bình hành động của mỗi sinh viên và phân chia mức độ như cách phân chia nhận thức và xúc cảm:

. ĐTB từ 2.33 – 3 : Mức độ A – Hành động tích cực . ĐTB từ 1.66 – 2.32: Mức độ B – Hành động ít tích cực . ĐTB từ dưới 1.66 : Mức độ C – Hành động không tích cực - Đánh giá chung về mức độ hứng thú

Một phần của tài liệu ĐỀ tài HỨNG THÚ học tập môn GIÁO dục THỂ CHẤT của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học QUẢNG NAM (2) (Trang 39 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w