KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu ĐỀ tài HỨNG THÚ học tập môn GIÁO dục THỂ CHẤT của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học QUẢNG NAM (2) (Trang 50 - 80)

3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hứng thú học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Quảng Nam

3.1.1. Hứng thú học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Quảng Nam thể hiện qua các mặt biểu hiện

a. Biểu hiện về nhận thức của sinh viên trường Đại học Quảng Nam với môn Giáo dục thể chất

Để tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi đưa ra 4 câu hỏi: Bạn hiểu Giáo dục thể chất là gì? Mục tiêu chính cần đạt được của sinh viên đại học khi học tập môn học này? Môn học Giáo dục thể chất có cần thiết hay không? Và những nguyên nhân làm cho các bạn yêu thích môn Giáo dục thể chất.

Tổng hợp các câu trả lời 3 câu hỏi về khái niệm Giáo dục thể chất, mục tiêu học tập và sự cần thiết của môn học của sinh viên, kết quả thu được ở bảng 3.1:

Bảng 3.1. Nhận thức của sinh viên trường Đại học Quảng Nam về khái niệm, mục tiêu và sự cần thiết học tập môn Giáo dục thể chất

Lựa chọn

Khái niệm Mục tiêu Sự cần thiết

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

A 78 39 110 55 149 74.5

B 99 49.5 74 37 40 24

C 23 11.5 16 8 11 5.5

Tổng cộng 200 100 200 100 200 100

Muốn học tốt được bất kỳ môn học nào thì trước hết sinh viên cần hiểu được môn học đó là gì. Về khái niệm Giáo dục thể chất có 78 sinh viên trả lời đúng và đầy đủ, chiếm tỉ lệ 39%; số sinh viên trả lời đúng nhưng chưa đầy đủ là 99 sinh viên chiếm 49.5%; có 23 sinh viên chiếm 11.5 % chưa hiểu được khái niệm này. Điều này cho thấy tuy số sinh viên trả lời đúng và đầy đủ về khái niệm Giáo dục thể chất không chiếm tỉ lệ cao nhất nhưng phần lớn sinh viên cũng đã hiểu được một cách cơ bản Giáo dục thể chất là gì; nhưng bên cạnh đó số sinh viên chưa hiểu khái niệm này cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ.

Về mục tiêu môn học, có 55% số sinh viên trả lời đầy đủ và chính xác. Có 37%

sinh viên trả lời chưa đầy đủ về mục tiêu môn học và có 8% sinh viên không nhận thức được mục tiêu môn Giáo dục thể chất mình đang học là gì. Mục tiêu môn học là điều cần nắm vững trước khi bắt đầu một môn học vì chỉ khi nào nhận thức đúng và đầy đủ mục tiêu sinh viên mới có thể có được định hướng đúng đắn và rõ ràng khi học tập nhưng tỉ lệ trên cho thấy còn nhiều sinh viên chưa xác định được hoặc xác định chưa đầy đủ, rõ ràng mục tiêu khi học tập môn học này.

Về sự cần thiết của môn học, có 149 sinh viên chiếm 74.5% cho rằng đây là môn học cần thiết, 40 sinh viên chiếm tỉ lệ 24% cho rằng Giáo dục thể chất là môn học có hay không cũng được và có 11 sinh viên chiếm 5.5% cho rằng Giáo dục thể chất là môn học hoàn toàn không cần thiết ở trường đại học. Như vậy, đa số sinh viên đã nhận thức được Giáo dục thể chất là môn học cần thiết, nhận thức được ý nghĩa của môn học đối với bản thân là một dấu hiệu quan trọng của hứng thú, tỉ lệ này ở trường Đại học Quảng nam cao có thể nói là một điều đáng mừng.

Về việc nhận thức các nguyên nhân của sự yêu thích môn Giáo dục thể chất:

Qua khảo sát thăm dò ý kiến của các bạn sinh viên bằng phỏng vấn chúng tôi tổng hợp được 13 nguyên nhân có thể làm cho sinh viên yêu thích Giáo dục thể chất và đưa vào phiếu điều tra, mỗi nguyên nhân được thăm dò bằng 3 mức độ: “Đồng ý”, “Phân vân”,

“Không đồng ý” và yêu cầu mỗi sinh viên tự đánh giá mức độ đồng ý của mình đối với từng nguyên nhân. Tổng hợp các câu trả lời của sinh viên, kết quả thu được ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Nhận thức về những nguyên nhân yêu thích học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Quảng Nam

Nguyên nhân

Tổng chung

TSĐ ĐTB TB

1. Nội dung môn Giáo dục thể chất rất lý thú, hấp dẫn 277 1.39 8 2. Nội dung môn học Giáo dục thể chất giúp biết cách

bảo vệ, rèn luyện sức khỏe

335 1.68 3

3. Muốn có hiểu biết sâu hơn về môn học này 245 1.23 11 4. Giáo dục thể chất giúp có được sức khỏe tốt 232 1.16 13 5. Môn Giáo dục thể chất có ích cho cuộc sống 336 1.68 3

6. Giáo viên dạy lôi cuốn, hấp dẫn 281 1.41 7

7. Giáo viên thường xuyên kiểm tra trong giờ học 266 1.33 9 8. Giáo viên thường động viên, khuyến khích sinh

viên

359 1.8 1

9. Nhà trường có phong trào thể dục thể thao 284 1.42 6

10. Bản thân có sức khỏe tốt 243 1.22 12

11. Giáo viên đánh giá sinh viên đúng, công bằng 316 1.58 5

12. Học tốt để được điểm cao 338 1.69 2

13. Môn học Giáo dục thể chất đòi hỏi phải kiên trì tập luyện

254 1.27 10

Điểm trung bình (X ) 1.45

Nhìn chung, những sinh viên mà chúng tôi nghiên cứu nhận thức chưa tốt về những nguyên nhân của sự yêu thích môn Giáo dục thể chất (X =1.45). Mỗi nguyên nhân được các em đánh giá khác nhau.

Phân tích kết quả ở bảng 3.2 cho thấy:

Các nguyên nhân liên quan trực tiếp đến môn Giáo dục thể chất được các em đánh giá chưa cao như “Nội dung môn Giáo dục thể chất rất lý thú, hấp dẫn” (X

=1.39 xếp thứ 8), “Muốn có hiểu biết sâu hơn về môn học” (X =1.25 xếp thứ 11),

“Giáo dục thể chất giúp có được sức khỏe tốt” (X =1.16 xếp thứ 13), “Môn học Giáo dục thể chất đòi hỏi phải kiên trì tập luyện” (X =1.27 xếp thứ 10).

Trong khi các nguyên nhân có liên quan gián tiếp đến môn học lại có ảnh hưởng đến các em nhiều hơn: “Giáo viên thường động viên, khuyến khích sinh viên” ( X =1.8 xếp thứ 1), “Môn Giáo dục thể chất có ích cho cuộc sống” ( X=1.68, xếp thứ 3), “Học tốt để được điểm cao” (X =1.69 xếp thứ 2), “Giáo viên đánh giá sinh viên đúng, công bằng” (X =1.58 xếp thứ 5), “Nhà trường có phong trào thể dục, thể thao” (

X =1.42 xếp thứ 6)…

Từ những phân tích trên, một mặt cho ta thấy: Đặc điểm hứng thú học môn Giáo dục thể chất của sinh viên còn chịu tác động nhiều bởi nguyên nhân liên quan gián tiếp đến môn học; mặt khác chứng tỏ sự luôn quan tâm nhắc nhở, kiểm tra, động viên thường xuyên, đánh giá công bằng...của giáo viên có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành hứng thú học môn Giáo dục thể chất của sinh viên.

Tổng hợp mức độ nhận thức, chúng tôi được kết quả ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Mức độ nhận thức của sinh viên trường Đại học Quảng Nam đối với việc học tập môn Giáo dục thể chất

Các loại khách thể

Mức độ nhận thức TSĐ ĐTB TB

A B C Tổng

cộng

SL % SL % SL % SL %

Năm 1 69 72.6 21 22.1 5 5.3 95 100 254 2.42 2

2 75 71.4 27 25.7 3 2.9 105 100 282 2.69 1

Giới tính

Nữ 94 75.8 27 21.8 3 2.4 124 100 339 2.73 1

Nam 50 66 21 28 5 6.6 76 100 197 2.6 2

Tổng số sinh viên

144 72 48 24 8 4 200 100 536 2.68

Từ bảng số liệu ta có biểu đồ 3.1:

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện mức độ nhận thức về môn học Giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Quảng Nam

- Số liệu bảng 3.3 và biểu đồ 3.1 cho thấy: Đa số sinh viên trường Đại học Quảng Nam nhận thức đúng, đầy đủ về môn học Giáo dục thể chất (mức độ A), chiếm tỉ lệ 72%; có 24% sinh viên nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ (loại B) chiếm 24%;

số sinh viên nhận thức kém (loại C) chiếm 4%.

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ so sánh mức độ nhận thức của sinh viên năm 1 và sinh viên năm 2 trường Đại học Quảng Nam về môn học Giáo dục thể chất

- So sánh mức độ nhận thức của sinh viên năm 1 và sinh viên năm 2, sinh viên năm 2 có nhận thức về môn học tốt hơn sinh viên năm 1. Về từng mức độ, tỉ lệ phần trăm sinh viên năm 1 nhận thức đạt mức độ A cao hơn sinh viên năm 2 (72.6% và 71.4%); ở mức độ B, số sinh viên năm 2 đạt tỉ lệ cao hơn (25.7% và 22.1%) và số sinh viên nhận thức ở mức độ C sinh viên năm 1 cao hơn sinh viên năm 2 (5.3% và 2.1%).

Nói chung những tỉ lệ trên có sự chênh lệch không đáng kể. Điều này cho thấy cả sinh viên năm 1 và sinh viên năm 2 đều có nhận thức tương đối tốt và đồng đều nhau về môn học Giáo dục thể chất.

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ so sánh mức độ nhận thức về môn Giáo dục thể chất của sinh viên nam và sinh viên nữ trường Đại học Quảng Nam

- So sánh mức độ nhận thức giữa nam và nữ sinh viên cho thấy sinh viên nữ nhận thức tốt hơn sinh viên nam. Qua phỏng vấn, các em nữ cho rằng mình thường quan tâm đến lý thuyết về Giáo dục thể chất hơn các em nam, ngược lại các em nam thường ít quan tâm đến những gì thuộc về lý thuyết mà thích thực hành, thích luyện tập các động tác và thường chơi các môn thể thao hơn các em nữ. Những phân tích tiếp theo sẽ chứng minh điều này.

Tóm lại:

- Đa số sinh viên trường Đại học Quảng Nam nhận thức đúng và đầy đủ về môn học Giáo dục thể chất. Trong đó sinh viên năm 2 nhận thức tốt hơn sinh viên năm 1.

Sinh viên nữ nhận thức tốt hơn sinh viên nam.

- Sinh viên nhận thức về khái niệm, sự cần thiết và mục tiêu của môn học tốt hơn nhận thức về các nguyên nhân của sự yêu thích học tập môn Giáo dục thể chất.

b. Biểu hiện về xúc cảm của sinh viên trường Đại học Quảng Nam với môn Giáo dục thể chất

Để tìm hiểu xúc cảm của sinh viên đối với môn Giáo dục thể chất, chúng tôi yêu cầu các bạn sinh viên trả lời 2 câu hỏi về mức độ hấp dẫn và mức độ yêu thích đối với môn học. Kết quả tổng hợp 2 câu hỏi trên được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Mức độ xúc cảm của sinh viên trường Đại học Quảng Nam đối với việc học tập môn Giáo dục thể chất

Các loại khách thể

Mức độ xúc cảm TSĐ ĐTB TB

A B C Tổng

cộng

SL % SL % SL % SL %

Năm 1 24 25.3 41 43.2 30 31.6 95 100 184 1.94 1

2 25 23.8 35 33.3 45 42.9 105 100 190 1.81 2

Giới tính

Nữ 22 17.7 46 37.1 56 45.2 124 100 214 1.73 2

Nam 27 36 30 40 19 25 76 100 160 2.1 1

Tổng số sinh viên

49 24.5 76 38 75 37.5 200 100 374 1.87

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ thể hiện mức độ xúc cảm về môn học Giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Quảng Nam

- Qua phân tích bảng 3.4 và biểu đồ 3.4, đa số sinh viên đã có xúc cảm dương tính đối với môn học Giáo dục thể chất nhưng xúc cảm dương tính ở mức độ thấp ( X

= 1.87). Số sinh viên không có xúc cảm dương tính với môn học còn chiếm tỉ lệ cao (38%). Trong khi đó, khi được hỏi, giáo viên đánh giá mức độ xúc cảm của sinh viên đối với môn học Giáo dục thể chất thấp hơn con số này. Khi phỏng vấn sâu, điều khác biệt này đã được lý giải, đánh giá của sinh viên thường nặng về cảm tính hơn giáo viên. Giáo viên quan niệm một sinh viên có hứng thú học tập môn Giáo dục thể chất phải thể hiện rõ các đặc điểm: thái độ tích cực, say mê tương đối ổn định và có hành vi tích cực, chủ động trong học tập, chứ không phải ở mức độ thích một cách cảm tính, nhất thời.

- Tổng hợp mức độ xúc cảm đối với môn Giáo dục thể chất của sinh viên năm 1 và năm 2, ta có biểu đồ 3.5:

Biểu đồ 3.5. Biểu đồ so sánh mức độ xúc cảm của sinh viên năm 1 và sinh viên năm 2

trường Đại học Quảng Nam đối với môn học Giáo dục thể chất

Qua bảng số liệu 3.4 và biểu đồ 3.5, có thể thấy, sinh viên năm 1 có xúc cảm dương tính mạnh hơn sinh viên năm 2 (X năm 1 = 1.94 và Xnăm 2 = 1.81). Ở từng mức độ của cảm xúc, tỉ lệ sinh viên năm 1 có mức độ A và B cao hơn, sinh viên năm 2 có xúc cảm ở mức độ C cao hơn. Theo lý giải của các em sinh viên năm 2, nhiều em cho rằng ban đầu cũng có yêu thích môn học, tuy nhiên, sau 4 kỳ học tập, nhiều nội dung môn học lặp lại, các em không được học những môn mới mà mình yêu thích, chính vì vậy sự yêu thích đối với Giáo dục thể chất có giảm sút.

- So sánh giữa sinh viên nam và sinh viên nữ:

Biểu đồ 3.6. Biểu đồ so sánh mức độ xúc cảm đối với môn Giáo dục thể chất của sinh viên nam và sinh viên nữ trường Đại học Quảng Nam

Giữa sinh viên nam và sinh viên nữ, sinh viên nam có xúc cảm dương tính với môn học Giáo dục thể chất hơn sinh viên nữ (X nam = 2.1 và X nữ = 1.73). Xét ở từng mức độ, sinh viên nữ có xúc cảm dương tính mạnh thấp hơn sinh viên nam rất nhiều và có tỉ lệ sinh viên không có xúc cảm tích cực cao, gần gấp đôi tỉ lệ sinh viên nam. Sinh viên nam với đặc điểm thích vận động và thường có sức khỏe tốt hơn các em nữ nên con số này cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, số sinh viên nam không yêu thích học tập Giáo dục thể chất cũng chiếm tỉ lệ tương đối cao. Khi phỏng vấn sâu chúng tôi tìm hiểu được nguyên nhân, những em nam không yêu thích môn Giáo dục thể chất là những em có sức khỏe không tốt và ít có khả năng về thể dục thể thao, các em thường

đạt thành tích rất thấp trong môn học này. Khi tập luyện hay thi cử các em thường không vượt qua được chỉ tiêu và thường bị bạn bè cười và trêu chọc là con trai mà yếu hơn cả con gái. Hơn nữa, tại đây, các em nam và nữ học cùng một lớp nên các em nam này rất xấu hổ với các bạn nữ, các em chán nản và chỉ có một số ít em cố gắng tập luyện để cải thiện tình hình. Chính vì vậy mà các em ngày càng chán nản tỏ ra chán ghét học môn này.

Tóm lại:

- Qua 2 câu hỏi về xúc cảm của các em sinh viên đối với môn học Giáo dục thể chất, có thể thấy đa số các em có đã xúc cảm dương tính tuy nhiên còn ở mức độ thấp.

Số sinh viên có chưa có xúc cảm dương tính với môn học còn chiếm tỉ lệ cao 38% số sinh viên.

- So sánh giữa sinh viên năm 1 và sinh viên năm 2, sinh viên năm 1 có xúc cảm tích cực hơn, các em tỏ ra yêu thích môn học và cho rằng đây là môn học hấp dẫn hơn sinh viên năm 2. Giữa sinh viên nam và sinh viên nữ, sinh viên nam có xúc cảm tích cực hơn.

- Theo đánh giá của giáo viên, con số sinh viên yêu thích môn học này còn thấp hơn tỉ lệ mà sinh viên tự đánh giá. Điều này cho thấy, trên thực tế, sẽ có tỉ lệ ít hơn nữa sinh viên có xúc cảm tích cực với môn học này.

c. Biểu hiện về hành động của sinh viên trường Đại học Quảng Nam với môn Giáo dục thể chất

Chúng tôi nêu ra 15 biểu hiện, với 3 mức độ thực hiện “Thường xuyên”, “Đôi khi”, “Chưa bao giờ” và yêu cầu sinh viên tự đánh giá mức độ thực hiện của bản thân đối với từng biểu hiện.

Trong các biểu hiện, chúng tôi đánh giá 7 biểu hiện: từ biểu hiện 9 đến 15 là những biểu hiện hành động tích cực trong quá trình học tập môn Giáo dục thể chất.

Những biểu hiện còn lại là những biểu hiện của hành động trách nhiệm và nghĩa vụ.

Bảng 3.5. Hành động biểu hiện hứng thú học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Quảng Nam

Các biểu hiện

Tổng hợp chung

TSĐ ĐTB TB

1. Đi học đều 562 2.81 3

2. Đi học đúng giờ 563 2.82 2

3. Mặc đúng trang phục (quần áo thể dục, giày bata) 581 2.91 1 4. Tập trung chú ý nghe giáo viên giảng lý thuyết 538 2.69 5 5. Tập trung chú ý xem giáo viên làm mẫu 559 2.80 4

6. Tự luyện tập trên lớp 512 2.56 7

7. Tự luyện tập ở nhà những nội dung đã học 363 1.82 12 8. Nghiêm túc thực hiện các bài khởi động trước khi

vào những bài học chính

527 2.64 6

9. Nhờ giáo viên hướng dẫn những nội dung chưa hiểu

437 1.97 9

10. Trao đổi và tập luyện cùng với bạn những bài tập khó

458 1.99 8

11. Tự giác tham gia các hoạt động ngoại khóa về Thể dục thể thao

367 1.84 11

12. Sưu tầm và đọc thêm các tài liệu về Giáo dục thể chất để mở rộng kiến thức

263 1.32 14

13. Tự tập luyện thể dục hằng ngày để rèn luyện sức khỏe

390 1.95 10

14. Có sổ tay ghi chép về môn học 254 1.27 15

15. Tham gia các lớp học hay các câu lạc bộ về thể dục, thể thao như võ, cầu lông…

295 1.48 13

Nhìn chung, sinh viên mới chỉ thực hiện các hành động học tập ở mức bình thường. Từng hành động cụ thể, mức độ tích cực có sự khác nhau.

Phân tích bảng số liệu trên cho thấy:

- Đa số sinh viên đều thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ học tập của mình:

“Mặc đúng trang phục (quần áo thể dục, giày bata)” (X =2.91, xếp thứ 1), “Đi học đúng giờ” (X = 2.82, xếp thứ 2), “Đi học đều” (X = 2.81, xếp thứ 3), “Tập trung chú ý xem giáo viên làm mẫu” (X = 2.80, xếp thứ 4), “Tập trung chú ý nghe giáo viên giảng lý thuyết” (X= 2.69, xếp thứ 5), “Nghiêm túc thực hiện các bài khởi động trước khi vào những bài học chính” (X = 2.64, xếp thứ 6), riêng chỉ có việc “Tự luyện tập ở nhà những nội dung đã học” – một hành động vô cùng quan trọng và cần thiết đối với môn học này là chiếm vị thứ thấp (X =1.82, xếp thứ 12).

- Tuy nhiên, những hành động có yêu cầu cao, nói lên bản chất của hứng thú học môn Giáo dục thể chất ở đa số sinh viên hiện còn ở mức độ thấp: “ Trao đổi và tập luyện cùng với bạn những bài tập khó” (X = 1.99, xếp thứ 8), “Nhờ giáo viên hướng dẫn những nội dung chưa hiểu” (X = 1.97, xếp thứ 9), “Tự tập luyện thể dục hằng ngày để rèn luyện sức khỏe” (X = 1.95, xếp thứ 10), “Tự giác tham gia các hoạt động ngoại khóa về Thể dục thể thao” (X = 1.84, xếp thứ 11), “Tham gia các lớp học hay các câu lạc bộ về thể dục thể thao như võ, cầu lông…” (X = 1.48, xếp thứ 13), “Sưu tầm và đọc thêm các tài liệu về Giáo dục thể chất để mở rộng kiến thức”

(X = 1.32, xếp thứ 14), “Có sổ tay ghi chép về môn học” (X =1.27, xếp thứ 15).

Tổng hợp mức độ hành động học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên thu được ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Mức độ hành động của sinh viên trường Đại học Quảng Nam đối với việc học tập môn Giáo dục thể chất

Các loại khách thể

Mức độ hành động TSĐ ĐTB TB

A B C Tổng

cộng

SL % SL % SL % SL %

Năm 1 22 23.2 48 50.5 25 26.3 95 100 187 1.97 1

2 17 16.2 47 44.8 41 39 105 100 186 1.77 2

Giới Nữ 22 17.7 56 45.2 46 37.1 124 100 224 1.81 2

Một phần của tài liệu ĐỀ tài HỨNG THÚ học tập môn GIÁO dục THỂ CHẤT của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học QUẢNG NAM (2) (Trang 50 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w