Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BA VÌ
1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
1.2.2. Những vấn đề về đánh giá cảnh quan
Với sự tiến bộ vƣợt bậc khoa học kỹ thuật, các dạng tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng đƣợc khai thác một cách triệt để nhằm phục vụ cho những mục đích khác nhau của con người, vượt qua khả năng tự điều chỉnh và phục hồi của các dạng tài nguyên, dẫn đến những sự suy thoái của tự nhiên và điều kiện môi trường trên hành tinh này. Vì vậy, vấn đề sử dụng, khai thác hợp lý các ĐKTN, TNTN trở thành vấn đề hết sức bức thiết, đồng thời có tầm quan trọng to lớn. Do đó, công tác đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN là phần nội dung không thể thiếu và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn trong các công trình nghiên cứu, quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ nghiên cứu.
Theo quan điểm chung của các công trình nghiên cứu cho thấy, đánh giá tổng hợp bao gồm các lý thuyết đánh giá chung và các thủ pháp tiến hành. Việc thực hiện công tác đánh giá tổng hợp, nhiệm vụ quan trọng nhất là phải xác định đƣợc mục đích, các đối tượng, nội dung của nó cũng như việc lựa chọn các phương thức đánh giá phù hợp.
Trong tự nhiên nói chung và trên từng lãnh thổ nói riêng, các thành phần luôn luôn có mối tác động tương hỗ lẫn nhau. Ngoài ra còn có mối tác động giữa con người với các thành phần tự nhiên nhƣ trong các hoạt động kinh tế - kỹ thuật cũng rất chặt chẽ, đƣợc biểu hiện thông qua các biện pháp kỹ thuật nhất định. Do đó, trong quá trình đánh giá cần có những hiểu biết một cách sâu sắc các quy luật của tự nhiên, mối quan hệ và tác động
tương hỗ của hệ thống “tự nhiên – xã hội”, từ đó có thể đưa ra các biện pháp kinh tế - kỹ thuật cũng nhƣ những chính sách xã hội hợp lý.
Trong đánh giá tổng hợp, việc xác định đối tƣợng, mục đích đánh giá rất quan trọng và phức tạp. Vì trong tự nhiên nói chung, các ĐKTN, các dạng tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng, mức độ sử dụng chúng cho các mục đích cũng rất khác nhau. Do đó, các kết quả đánh giá tổng hợp chúng cũng biểu thị mức “thích hợp” khác nhau cho các mục đích sử dụng.
Với mức độ phức tạp của đánh giá nên không thể tồn tại một kiểu đánh giá chung mà tùy thuộc vào từng mục đích cụ thể để có đƣợc một kiểu đánh giá khác nhau nhƣ: đánh giá chung là giai đoạn đánh giá sơ bộ, ban đầu trên cơ sở các kết quả nghiên cứu tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên theo các vùng lãnh thổ, mang tính định hướng chung của các mục đích thực tiễn khác nhau hay đánh giá mức độ “thuận lợi” hay
“thích hợp” của các ĐKTN, TNTN đối với các ngành sản xuất và đánh giá kinh tế - kỹ thuật lại đề cập sâu hơn đến giá trị và hiệu quả kinh tế của các ngành sản xuất đó. Tuy nhiên, kiểu đánh giá đƣợc sử dụng rộng rãi nhất trong những thập kỷ gần đây là kiểu đánh giá các ĐKTN, TNTN theo mức độ “thuận lợi” hay “thích hợp” của nó cho các dạng khai thác khác nhau.
Việc lựa chọn đúng, hợp lý phương pháp đánh giá là rất quan trọng và ảnh hưởng đến mức chi tiết, chính xác của kết quả đánh giá. Hệ thống các phương pháp tổng hợp rất đa dạng và phức tạp nên tùy vào mục đích cụ thể cũng nhƣ cho từng lãnh thổ riêng biệt mà các phương pháp sẽ được chọn để sử dụng như: phương pháp mô hình chuẩn, phương pháp bản đồ, và phương pháp thang điểm tổng hợp có trọng số,... Các phương pháp này trong quá trình đánh giá có thể đƣợc sử dụng riêng lẻ hay kết hợp với nhau theo từng giai đoạn và với từng mục tiêu cụ thể.
Trong tự nhiên các thành phần và các yếu tố của tự nhiên thường không tồn tại độc lập mà có mối liên hệ, tác động tương hỗ lẫn nhau, tạo nên một hệ thống tự nhiên đồng nhất, hoàn chỉnh. Do đó, khi đánh giá mức độ thuận lợi của các ĐKTN, TNTN cho các mục đích thực tiễn không thể đánh giá chúng thông qua các đặc điểm, tính chất của các hợp phần của tự nhiên một cách riêng rẽ mà phải xem xét chúng trong mối quan hệ ràng buộc cũng như những tác động tương hỗ giữa chúng với nhau. Chỉ nhƣ vậy mới có thể đánh giá một cách đầy đủ, đồng bộ nhất từng đơn vị tự nhiên vốn rất phức tạp và luôn luôn biến động cho các mục đích cụ thể mà không bỏ sót những
thành phần và yếu tố dù nhỏ nhất, nhƣng đôi khi lại là những yếu tố giới hạn quan trọng cho sự phát triển của chúng.
Ngoài ra, để các phương án tổ chức, quy hoạch sản xuất theo lãnh thổ dựa trên các kết quả đánh giá đạt hiệu quả cao còn phụ thuộc quan trọng vào việc lựa chọn các thang bậc và các chỉ tiêu đánh giá. Đối với thang bậc đánh giá thì tùy vào mức độ nghiên cứu, mức độ yêu cầu và mục đích đề ra mà định thang bậc đánh giá từ 2,3,…
10 cấp hay nhiều hơn nữa. Việc chọn đúng các chỉ tiêu trong công tác đánh giá tổng hợp có ý nghĩa quyết định đến độ chính xác của các kết quả đánh giá, do đó cần có sự nghiên cứu, lựa chọn kỹ các chỉ tiêu khi đƣa vào áp dụng đánh giá.
Trong đánh giá cảnh quan, những kết quả đạt đƣợc của đánh giá thành phần là tiền đề cho sự ra đời hướng tổng hợp trong địa lý nên có thể nói, đánh giá cảnh quan là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên phục vụ cho mục đích cụ thể nào đó.
Đánh giá cảnh quan nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT là một nhiệm vụ quan trọng trong nghiên cứu địa lý ứng dụng. Nó có vị trí và đúng vai trò quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế, giúp các nhà quản lý, quy hoạch có đƣợc những quyết định phù hợp với từng đơn vị lãnh thổ cụ thể.
Đánh giá cảnh quan thực chất là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên cho mục đích phát triển cụ thể nào đó. Đánh giá tổng hợp tài nguyên lãnh thổ hết sức phức tạp, là một bộ môn khoa học liên ngành: tự nhiên, kinh tế - xã hội, vì vậy đối tƣợng, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu phải là tập hợp các phương pháp nghiên cứu của các hợp phần riêng biệt. Đối tƣợng của đánh giá tổng hợp không chỉ là các địa tổng thể mà còn là mối quan hệ, tác động qua lại giữa các hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ của đánh giá phụ thuộc vào từng mục đích đánh giá đƣợc xác định trước mỗi một đơn vị tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ, dựa trên đặc điểm về điều kiện tự nhiên và mối quan hệ giữa hai hệ thống nêu trên để tìm ra hướng khai thác và sử dụng tài nguyên đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời bảo vệ và phát huy đƣợc tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội của lãnh thổ nghiên cứu.
Đánh giá tổng hợp phải đƣa ra đƣợc những kết luận về:
+ Các nhu cầu sinh thái để phát triển các ngành kinh tế.
+ Mức độ thích nghi, thuận lợi của khách thể A (địa tổng thể/cảnh quan) đối với chủ thể X (dạng sử dụng, dạng khai thác tài nguyên).
+ Những ảnh hưởng của chủ thể X đối với khách thể A.
+ Mức độ biến đổi và tác động của khách thể A đối với chủ thể X.
Đánh giá cảnh quan là một nhiệm vụ trong nghiên cứu địa lý ứng dụng, có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động kinh tế, giúp các nhà quản lý, quy hoạch đƣa ra quyết định phù hợp với từng đơn vị lãnh thổ cụ thể. Do đó, đánh giá cảnh quan là bước trung gian giữa nghiên cứu cơ bản (NCCB) và quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (SDHLTN&BVMT).
NCCB ĐGCQ SDHLTN&BVMT