Các giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính của công ty

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Ngân hàng: Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư VINADCO giai đoạn 20132015 (Trang 31 - 37)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẨU TƯ VINADCO

3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính của công ty

Qua phân tích những nét chung, nét riêng về tài chính và những thuận lợi khó khăn của Công ty cổ phần đầu tư Vinadco. Đối với những mặt thuận lợi công ty cần phát huy hơn nữa, còn những mặt khó khăn thì nên phấn đấu tìm biện pháp khắc phục.

Trong những mặt khó khăn của công ty, có những vấn đề thuộc nguyên nhân khách quan mà mọi công ty hoạt động trên nền kinh tế thị trường đều gặp phải: sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty, chính sách chế độ của Nhà nước trong các lĩnh vực...Những mặt khách quan này đòi hỏi công ty phải linh động, uyển chuyển để thích nghi và khắc phục, chính những điều này sẽ giúp gạn lọc những công ty có khả năng thích nghi thì tồn tại, nếu không sẽ bị phá sản.

Để tồn tại đã khó, để đứng vững càng khó hơn. Lúc này, vấn đề của công ty là khắc phục những khó khăn chủ quan phát sinh trong nội bộ công ty. Những khó khăn này là cản trở trên con đường phát triển của công ty

Từ những nhận định đó, cộng thêm sự hiểu biết về tình hình thực tế công ty, em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp với mong muốn đóng góp phần nhỏ bé vào sự phát triển chung của công ty.

* Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho.

Việc hàng tồn kho trong năm còn nhiều tỷ trọng tương đối cao trong tổng vốn lưu động cho thấy lượng hàng hóa mua cũng như gửi tại các đại lý còn nhiều. Việc hàng tồn kho trong quá trình chưa đến tay người tiêu dùng có nhu cầu và chuyển giao quyền sở hữu thì việc mất mát, hỏng hóc, thất thoát vốn là không tránh khỏi.

- Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về.

Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho

công ty.

- Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn.

- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của công ty.

* Chú trọng trong công tác tiêu thụ sản phẩm, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

- Xây dựng và mở rộng hệ thống dịch vụ ở những thị trường đang có nhu cầu.

Thông qua hệ thống tổ chức công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng.

Đây chính là cầu nối giữa công ty với khách hàng. Qua đó, công ty có thể thu nhập thêm những thông tin cần thiết và đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, củng cố niềm tin của khách hàng với công ty.

- Thực hiện phương châm khách hàng là thượng đế, áp dụng chính sách ưu tiên về giá cả, điều kiện thanh toán và phương tiện vận chuyển với những đơn vị mua hàng nhiều, thường xuyên hay có khoảng cách vận chuyển xa.

- Tăng cường quan hệ hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách hàng đồng thời thiết lập hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối tiêu thụ trên diện rộng.

Hiện nay, hàng hóa của công ty được thực hiện tiêu thụ chỉ qua các đại lý là chính. Để mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thúc đẩy tiêu thụ ngày càng phát triển, công ty phải từng bước xây dựng hệ thống nhiều cửa hàng phân phối của riêng mình để cùng với các đại lý hiện nay đẩy nhanh tốc độ bán hàng. Làm được như vậy chắc chắn khả năng tiêu thụ của công ty sẽ tăng lên và tỷ suất lợi nhuận thu được sẽ cao hơn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình.

Tuy nhiên, việc mở rộng các đại lý cần chú ý đến vấn đề thanh toán của các đại lý này. Thông thường ở các đại lý thường xảy ra tình trạng chậm thanh toán, cố tình dây dưa công nợ để chiếm dụng vốn của công ty, vì vậy công ty cần đặt ra kỷ luật thanh toán chặt chẽ, tốt nhất là phải có tài sản thế chấp, yêu cầu các đại lý thiết lập hệ thống sổ sách, chứng từ đầy đủ. Định kỳ công ty sẽ tiến hành kiểm tra, nhằm

phát hiện kịp thời các sai phạm. Nếu làm tốt sẽ được hưởng bằng cách tăng tỷ lệ hoa hồng, cho hưởng chiết khấu, ngược lại sẽ bị phạt.

- Công ty nên tổ chức hẳn một phòng marketing phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường. Đây là nhu cầu cấp bách của công ty để xây dựng được chính sách giá cả, chính sách quảng bá chào hàng của doanh nghiệp trên thị trường. Đây là cơ sở cho công ty đưa ra mức giá cạnh tranh, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ và thu được lợi nhuận cao hơn cũng như tăng khả năng cạnh tranh của công ty trong cơ chế kinh tế thị trường khốc liệt hiện nay.

* Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài chính, nâng cao tay nghề nhân viên, hoàn thiện bộ máy nhằm nâng cao trình độ quản lý.

Nguồn nhân lực luôn được thừa nhận là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của mỗi doanh doanh nghiệp. Sử dụng vốn lưu động là một phần trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp, được thực hiện bởi các cán bộ tài chính do đó năng lực, trình độ của những cán bộ này có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý tài chính. Để đạt được điều đó Công ty cần:

+) Doanh nghiệp phải có chính sách tuyển lựa chặt chẽ, hàng năm tổ chức các đợt học bổ sung và nâng cao kiến thức, nghiệp vụ tài chính cho các cán bộ nhân viên nhằm đảm bảo và duy trì chất lượng cao của đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý tài chính.

+) Cơ cấu bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả.

+) Đào tạo cán bộ nhằm nâng cao hơn nữa trình độ,để phục vụ tốt hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn trong công việc.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường, vai trò của hoạt động tài chính không ngừng phát triển và khẳng định mình. Nỏi bật trong môi trường cạnh tranh của thời đại, hoạt động tài chính đã giúp nền kinh tế chủ động hơn. Nhìn về góc độ vi mô trong từng doanh nghiệp thì việc phân tích tài chính có ý nghĩa rất quan trọng.

Qua quá trình phân tích thực trạng của công ty cổ phần đầu tư Vinadco, thông qua một số công cụ ta thấy được vai trò tài chính. Nếu phân tích tình hinhf tài chính chính xác sẽ mang đến cho doanh nghiệp hiệu quả cao, giảm được chi phí đáng kể cho hoạt dộng quản lý. Phân tích tài chính doanh nghệp cần đặt lên vị trí xứng đáng trong chính sách quản lý kinh tế tài chính của hà nước. Trước hết nhà nước cần nhận thức được tầm quan trọng của nó, thấy được sự cần thiết của việc phân tích tình hình tài chính trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặc dù trong thời gian thực tập có sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn và toàn thể cô chú trong phòng tài chính-kế toán đã giúp đỡ, chỉ bảo để em có thể hoàn thành chuyên đề này. Tuy nhiên do những hiểu biết còn hạn chế, thời gian không nhiều, nguyên nhân tìm ra nguồn gốc các con số trên báo cáo tài chính là khó nên bài viết có thể mắc niều thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến để bài viết có thể hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2016

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Ngân hàng: Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư VINADCO giai đoạn 20132015 (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)