Đánh giá chung về công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng SeAbank Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Ngân hàng: Rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ĐÔNG NAM Á (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG II.THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SEABANK ĐÀ NẴNG

2.5 Đánh giá chung về công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng SeAbank Đà Nẵng

2.5.1 Những kết quả đạt được

- SeAbank đã đánh giá được tầm quan trọng của công tác hạn chế rủi ro tín dụng và tích cực thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa và phát hiện rủi ro. SeAbank đã xây dựng chính sách hạn chế rủi ro tín dụng rõ ràng dưới hình thức văn bản với các quy định chặt chẻ và tăng cường khả năng kiểm soát và những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn.

- Về công tác nhận dạng rủi ro, chi nhánh đã áp dụng những hình thức nhận dạng rủi ro hợp lý, bước đầu hình thành nên cơ sở để hạn chế rủi ro tín dụng ngay từ khi chưa cấp tín dụng

Bảng 10:Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại chi nhánh Năm

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Tổng dư nợ

3.518.785

5.025.485 6.983.615

Trích lập dự phòng 26.391 37.691 41.460 Tỷ lệ trích lập dự phòng

rủi ro 0,75% 0,75% 0,59%

(Nguồn:phòng tài chính kế toán-ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Đà Nẵng)

Báo cáo thc tp tt nghip GVHD: Ths. Lê Th Thùy Dung

SVTH: Hoàng Văn Trung Trang 23 Lp: NH1-13 + Chất lượng tín dụng luôn được quan tâm chỉ đạo rà soát hồ sơ tín dụng để chấn chỉnh, đề ra biện pháp củng cố chất lượng, hạn chế rủi ro.

+ Thực hiện kiểm soát tín dụng chặt chẽ, chú trọng đến chất lượng hơn là tăng cường dư nợ.

+ Cho vay mới luôn đặt yêu cầu chất lượng lên hàng đầu, chú trọng nâng cao công tác thẩm định, kiểm tra trước khi cho vay.

+ Hệ thống thông tin ngày càng hoàn thiện, đã thực hiện cung cấp các thông tin, chuyên đề phân tích về nghành thường xuyên cho chi nhánh để tăng khả năng nắm bắt thông tin, sử dụng hiệu quả trong công tác thẩm định tín dụng.

- Về công tác đo lường rủi ro: chi nhánh đã thực hiện chấm điểm tín dụng nội bộ, đo lường rủi ro có thể xảy ra đến cho ngân hàng, đánh giá TSĐB theo đơn giá của NHNN.

- Về công tác kiểm soát rủi ro: chi nhánh đã thực hiện kiểm soát rủi ro theo nguồn gây ra rủi ro, thực hiện việc kiểm tra định kỳ và giám sát các khoản vay trước và sau khi cho vay từ đó sớm phát hiện và kịp thời các khoản vay có vấn đề.

+ Đã thực hiện phân tán rủi ro theo nghành, thành phần kinh tế và cho vay hợp vốn.

- Về công tác giảm thiểu rủi ro tín dụng: chi nhánh đã làm tốt

+ Đã tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo đúng quy định của Nhà nước.

+ Có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án, Trung tâm đấu giá của sở tư pháp để xử lý các khoản nợ có vấn đề.

+ Đảm bảo tỷ lệ nợ an toàn, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng luôn bé hơn 1.8%

+ Có những biện pháp rủi ro tín dụng phù hợp mang lại hiệu quả cao, tỷ lệ thu hồi nợ cao

+ Đã áp dụng các biện pháp chuyển giao rủi ro như mua bảo hiểm để hạn chế tổn thất khi có rủi ro xảy ra.

- Nhờ những biện pháp hiện đại, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng tính theo tiêu chuẩn Việt Nam đã giảm. Xu hướng giảm nợ xấu là một cố gắng lớn của SeAbank trong việc nâng cao chất lượng tín dụng và ngăn ngừa nợ xấu

- Thường xuyên tổ chức các hộp báo định kỳ để phổ biến các bài học kinh nghiệm trong quản lý rủi ro.

Báo cáo thc tp tt nghip GVHD: Ths. Lê Th Thùy Dung

SVTH: Hoàng Văn Trung Trang 24 Lp: NH1-13 2.5.2. Những mặt còn hạn chế

Mặc dù có những tiến bộ trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng nhưng công tác này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định về những quy định, mô hình quản trị rủi ro của SeAbank cụ thể có những hạn chế sau:

Về công tác nhận dạng rủi ro:

+Thiếu nguồn thông tin để phân tích tín dụng, thông tin trong nội bộ ngân hàng còn đơn giản, chưa đầy đủ, các thông tin về báo cáo tài chính chưa bị bắt buộc, phải qua kiểm toán nên độ chính sác chưa cao.

+ Việc thanh tra thực tế khách hàng còn thực hiện một cách chiếu lệ, không đánh giá đúng tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.

+Hiện nay, tại ngân hàng các CBTD đã được đào tạo về quy chế tín dụng hiện hành tuy nhiên trình độ chuyên môn còn hạn chế đặt biệt là trong công tác thẩm định các dự án đầu tư chỉ dựa trên số liệu do khách hàng vay cung cấp nên nhiều khi chưa chính xác. Do vậy, khả năng đánh giá chưa thực sự đúng với tình trạng tình hình tài chính của khách hàng vay vốn, gây khó khăn trong việc nhận dạng rủi ro.

- Về công tác đo lường rủi ro:

+ Chưa xây dựng hệ thống đánh giá tín dụng kết hợp giữa việc chấm điểm tín dụng nội bộ và đánh giá TSĐB.

+ TSĐB chưa được sắp xếp theo mức: A-B-C tương ứng mức Mạnh-Trung bình-Yếu.

- Về công tác kiểm soát rủi ro:

+ Ngân hàng chưa có nhiều biện pháp để kiểm soát tín dụng, cảnh báo sớm với các rủi ro còn bị động, chỉ xử lý vụ việc khi rủi ro đó xảy ra.

+ Quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của ngân hàng còn nhiều sơ hở, sai xót nên không thể giám sát được việc vay vốn của khách hàng.

+ Do sự kiểm soát quá lỏng lẻo nên mặc dù một số phương án vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã được trả nhưng khách hàng không trả nợ cho ngân hàng mà sử dụng số tiền đó vào những mục đích không hiệu quả và bị tổn thất.

+ Việc kiểm tra đảm bảo tiền vay không thực hiện trên thực tế mà thực hiện trên giấy tờ, không kiểm tra kho thực tế hoặc kiểm tra một cách qua loa, chiếu lệ nên khách hàng lợi dụng để thực hiện những mục đích riêng nằm ngoài kiểm soát của ngân hàng.

+ Công tác kiểm soát rủi ro vẫn chưa được thực hiện một cách thường xuyên và hiệu quả, chủ yếu chỉ tập trung vào khâu trước và trong khi cho vay. Còn kiểm tra sau khi giải ngân khoản vay nhiều khi còn thực hiện lấy lệ, mang tính hình thức.

-Về công tác giảm thiểu rủi ro tín dụng:

Báo cáo thc tp tt nghip GVHD: Ths. Lê Th Thùy Dung

SVTH: Hoàng Văn Trung Trang 25 Lp: NH1-13 + Việc định giá TSĐB còn nhiều khó khăn bất cập do còn nhiều phụ thuộc vào tính chủ quan của cán bộ tín dụng ngân hàng.

+ Chi nhánh đã thực hiện mua bảo hiểm nhưng hiệu quả chưa cao, nên áp dụng thêm các biện pháp khác để giảm thiểu rủi ro.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Ngân hàng: Rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ĐÔNG NAM Á (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)