Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM
2.1. Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới đường bộ trong bối cảnh kinh tế hiện nay
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến vai trò của Hải quan trong quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới đường bộ.
- Đường biên giới dài, tiếp giáp nhiều nước.
+ Nước ta có 4.510 km đường biên giới đất liền với Trung Quốc, Lào và Campuchia, chạy dài qua 25 tỉnh biên giới của Việt Nam, tiếp giáp với 02 tỉnh biên giới của Trung Quốc, 10 tỉnh biên giới của Lào và 09 tỉnh biên giới của Campuchia.
+ Đường bờ biển: 3.444 km (không tính các đảo).
- Hệ thống đường bộ.
Hệ thống đường bộ chính tại Việt Nam bao gồm các con đường Quốc lộ, nối liền các vùng, các tỉnh cũng nhƣ đi đến các của khẩu quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Có thể khẳng định với hàng trăm tuyến quốc lộ trong đó có nhiều tuyến nối thông các cửa khẩu đường bộ quốc tế đã tạo thuận lợi rất lớn trong việc giao thương hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Quốc lộ 1: Là con đường bắt đầu từ tỉnh Lạng Sơn theo hướng nam, qua các tỉnh, thành phố Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa ở miền Bắc, qua các tỉnh duyên hải miền Trung tới Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và kết thúc tại Cà Mau. Đây là con đường có tổng chiều dài 2260 km, qua 31 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Trên quốc lộ 1 có tổng tất cả 400 cây cầu, trong đó có những cây cầu lớn như cầu Chương Dương (Hà Nội), cầu Mỹ Thuận (Tiền Giang), cầu Cần Thơ (Cần Thơ).
+ Quốc lộ 2: Con đường bắt đầu từ Hà Nội theo hướng tây bắc, qua các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lào Cai…
- Tính đến hết năm 2016, trên biên giới có 23 cửa khẩu quốc tế, 27 cửa khẩu chính, 65 cửa khẩu phụ và nhiều lối mở; 28 khu kinh tế cửa khẩu tại 21/25 tỉnh biên giới và 285 chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu (biên giới với Trung Quốc có 92 chợ, biên giới với Lào có 53 chợ, biên giới với Campuchia có 140 chợ) [36, tr.16].
23
- Việt Nam là địa bàn trung chuyển, nhạy cảm, là trung tâm của nhiều con đường, hành lang kinh tế của thế giới, là cửa ngõ ra Biển Đông, nằm giữa nhiều tuyến đường như đã phân tích ở trên; nằm giữa các vành đai kinh tế đông - tây, các tuyến đường xuyên á; đồng thời, Việt Nam được đánh giá là nước có nền chính trị ổn định, tiềm năng về khoáng sản, du lịch, nguồn nhân lực...còn nhiều và dồi dào.
Vì vậy, có rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam.
Việc này, kéo theo các cơ quan quản lý Nhà nước (trong đó có Hải quan) phải nhanh chóng thích ứng và hiện đại hoá quy trình hành thu tại các cửa khẩu nói chung và cửa khẩu đường bộ nói riêng để đáp ứng sứ mệnh của mình.
2.1.2. Bối cảnh hội nhập quốc tế có tác động đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới đường bộ.
2.1.2.1. Bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Tình hình hình kinh tế, chính trị, an ninh trên thế giới thay đổi vô cùng nhanh chóng, diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường; khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, xung đột sắc tộc, các thách thức an ninh phi truyền thống nổi lên gay gắt. Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, đồng thời cũng là trọng điểm cạnh tranh chiến lƣợc giữa các nước lớn. Quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ tác động sâu rộng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới. Xu hướng liên kết kinh tế, thương mại, đầu tư, kết nối hạ tầng đa tầng nấc gia tăng; xuất hiện các hình thức liên kết mới, các chế định tài chính – tiền tệ, các hiệp định kinh tế thương mại, đầu tư song phương, đa phương thế hệ mới, trong đó có việc Cộng đồng ASEAN hình thành vào cuối năm 2015.
- Tự do hóa thương mại là một yêu cầu tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng trên mọi phương diện. Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương ký kết ngày càng nhiều, với mức độ tự do hóa ngày càng sâu, rộng, đặc biệt là các FTA thế hệ mới dỡ bỏ gần 100% hàng rào thuế quan, tạo ra sự dịch chuyển sản xuất giữa các quốc gia nhằm mục đích hưởng ưu đãi ở mức độ cao nhất, đồng thời lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ gia tăng nhanh chóng. Song song với việc dỡ bỏ phần lớn hàng rào thuế quan, các nước tăng cường bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước bằng các hàng rào kỹ thuật.
24
- Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế sâu, rộng, tham gia ký kết rất nhiều các hiệp định, điều ƣớc quốc tế:
+ Trong khuôn khổ WTO: Các Hiệp định liên quan đến các vấn đề về tự do thương mại như thuế quan và thương mại, trị giá, hàng rào kỹ thuật thương mại, cấp phép nhập khẩu, sở hữu trí tuệ, đầu tƣ, xuất xứ, nông nghiệp, kiểm dịch động thực vật, tự vệ, chống phá giá, bưu chính, trợ cấp và biện pháp đối kháng...
+ Các điều ước quốc tế đa phương: liên quan đến các lĩnh vực: Hàng không dân dụng, ngoại giao lãnh sự, tạo thuận lợi giao thông hàng hải, buôn bán động vật hoang dã, mua bán hàng hóa quốc tế, luật biển, kiểm soát vận chuyển qua biên giới phế thải nguy hiểm.
+ Các điều ƣớc quốc tế khu vực ASEAN: liên quan đến các lĩnh vực nhƣ ƣu đãi thuế quan cho khu vực mậu dịch tự do, hợp tác công nghiệp, hải quan, tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh, hợp tác cửa khẩu, hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông, hiệp định khung về các ngành ƣu tiên, hiệp định thƣ hội nhập các ngành công nghiệp, thực hiện cơ chế một cửa, hợp tác giữa ASEAN và các quốc gia.
+ Các điều ước quốc tế song phương giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới chủ yếu là về hiệp định kinh tế thương mại, hiệp định và nghị định thư về Hải quan, thỏa thuận về hợp tác biên giới, bản ghi nhớ cấp Chính phủ.
+ Các Hiệp định tạo thuận lợi thương mại (FTA): Đã ký kết 12 Hiệp định FTA và đang đàm phán một số Hiệp định FTA mới nhƣ EU, Liên minh Hải quan, với nội dung quan trọng là mở cửa thị trường hàng hóa thông qua thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Trung Quốc ACFTA, Việt Nam - ASEAN
2.1.2.2. Tác động của bối cảnh hội nhập quốc tế đến nhiệm vụ của cơ quan hải quan trong giai đoạn hiện nay nói chung và nhiệm vụ quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới đường bộ nói riêng.
Giai đoạn từ nay đến năm 2020, xu thế và bối cảnh hội nhập quốc tế trên đây sẽ có tác động và đặt ra nhiều yêu cầu ảnh hưởng đến nhiệm vụ của cơ quan hải quan, trong đó nhiệm vụ quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới đường bộ, cụ thể.
* Tác động tích cực: Giao thương thương mại thế giới sẽ được đẩy mạnh, lưu lƣợng hàng hóa thế giới dịch chuyển qua lại Việt Nam sẽ tăng lên; cơ hội cho Việt Nam phát huy thế mạnh của mình về vị trí địa lý chính trị, địa lý kinh tế trong dòng chảy thương mại thế giới; đẩy mạnh sản xuất trong nước với những mặt hàng lợi thế
25
của Việt Nam để thực hiện xuất khẩu; cắt giảm thuế quan cũng đồng nghĩa với việc buôn lậu sẽ giảm…
* Bên cạnh những tác động tích cực trên đây, những tác động tiêu cực đó là:
Gian lận thương mại (xuất xứ, trị giá…hàng hóa) sẽ tăng lên để được hưởng thuế quan thấp theo các hiệp định thương mại tự do; vấn đề vi phạm sở hữu trí tuệ sẽ ngày càng tăng lên; lưu lượng hàng hóa qua lại nhiều trong khi năng lực kiểm soát còn hạn chế sẽ là một rủi ro rất lớn; đe dọa về an ninh, anh toàn thực phẩm, môi trường… tác động lớn đến đời sống người dân nếu không có những biện pháp kiểm soát hữu hiệu.
* Từ những tác động trên đây đặt ra nhiều yêu cầu ảnh hưởng đến nhiệm vụ của cơ quan hải quan:
- Trong giai đoạn tới, sự dịch chuyển trọng tâm của của các nước lớn, phát triển năng động của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, việc hình thành cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015 cùng với yêu cầu phải nỗ lực triển khai thực hiện có hiệu quả các cam kết về tạo thuận lợi cho thương mại, đảm bảo tuân thủ pháp luật trong bối cảnh các thỏa thuận thương mại tự do như TFA(WTO), Các FTA:
ATIGA, ASEAN–Trung Quốc, ASEAN–Hàn Quốc, ASEAN–Nhật Bản, ASEAN- Ấn Độ, ASEAN–Úc và New Zealand, cũng nhƣ các thỏa thuận FTA thế hệ mới nhƣ EVFTA, EFTA, RCEP, EAEU FTA…với hàng loạt các bộ quy tắc xuất xứ hàng hóa khác nhau, các quy định thực thi hiệp định khác nhau và lộ trình cắt giảm thuế và mở cửa thị trường nhanh và rộng lớn.
- Yêu cầu về tạo thuận lợi thương mại đồng thời phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, minh bạch trong thực thi pháp luật hải quan từ đó đòi hỏi phải tiếp tục có những nghiên cứu, điều chỉnh và ngày càng hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý nhà nước Hải quan tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động quản lý đồng thời là cơ sở để cải cách thủ tục hành chính.
- Yêu cầu đồng bộ với các chính sách và chương trình thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ đã và đang đƣợc thực thi nhƣ: Đảm bảo nguồn thu, cải cách thủ tục cải cách hành chính, tăng cường tính cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo ổn định và phát triển vững chắc kinh tế vĩ mô.
- Yêu cầu về chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo môi trường bình đẳng, công bằng cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp làm ăn chân chính.
26
- Yêu cầu về bảo vệ người dân trước các mối đe dọa về thực phẩm, dược phẩm, hàng tiêu dùng không an toàn, hàng giả hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và việc bảo vệ môi trường.
Với các yêu cầu và tác động nêu trên, Hải quan Việt Nam cần phải tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hải quan một cách đồng bộ, toàn diện, đẩy mạnh chương trình, kế hoạch cải cách, hiện đại hóa Hải quan phù hợp với khuyến nghị về xây dựng Hải quan hiện đại của WCO và xu hướng phát triển của Hải quan các nước tiên tiến trên thế giới.
2.1.3. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới đường bộ.
2.1.3.1. Đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới đường bộ của Việt Nam.
- Cơ chế quản lý thương mại biên giới đường bộ bao gồm:
+ Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cƣ dân biên giới (công dân có hộ khẩu thường trú tại khu vực tiếp giáp biên giới với các nước có chung biên giới);
+ Buôn bán tại các chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu;
+ Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới theo các phương thức không theo thông lệ buôn bán quốc tế đã đƣợc thỏa thuận trong các Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước có chung biên giới.
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới đường bộ của Việt Nam bao gồm hoạt động thương mại biên giới đường bộ, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa theo thông lệ buôn bán quốc tế.
- Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới đường bộ của Việt Nam chủ yếu là hàng hóa tiêu dùng giữa 03 nước có chung đường biên giới với Việt Nam; quá cảnh hàng hóa của các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia.
2.1.3.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới đường bộ.
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam trong 4 năm qua (từ 2012 đến 2015).
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 4 năm Đơn vị tính: Tỷ USD
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu
Năm 2012 85,84 85,25
Năm 2013 132,2 131,2
Năm 2014 150,22 147,85
Năm 2015 162,11 165,65
Nguồn: Cục Công nghệ và Thống kê Hải quan
27
- Kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ trong 5 năm (từ năm 2012 đến năm 2015).
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu của qua biên giới đường bộ trong 4 năm Đơn vị tính: Triệu USD
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu
Năm 2012 5,495,40 4.225,57
Năm 2013 6.310,91 6.455,07
Năm 2014 3.788,72 8.335,12
Năm 2015 5.572,28 9.755,38
Nguồn: Cục Công nghệ và Thống kê Hải quan
- Có thể nhận thấy hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới đường bộ của Việt Nam chiếm tỷ trọng khá quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam.
- Về cơ bản cán cân thương mại xuất nhập khẩu của Việt Nam qua biên giới đường bộ vẫn nghiêng về nhập khẩu, trong khi đó cán cân thương mại chung trong xuất nhập khẩu của Việt Nam (trong 4 năm 2012 đến 2015) nghiêng về xuất khẩu. Do Việt Nam chủ yếu nhập khẩu hàng tiêu dùng từ Trung Quốc và hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là nông sản, các sản phẩm nông nghiệp giá trị thường không cao.
- Hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới đường bộ về cơ bản đều tăng hàng năm, chủ yếu phụ thuộc phần nhiều vào thị trường Trung Quốc là một quốc gia lớn, nền kinh tế thứ 2 thế giới chi phối.
2.1.4. Nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ của Hải quan Việt Nam
2.1.4.1. Tiến hành các thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua đường biên giới đường bộ.
Thủ tục hải quan nói chung và thủ tục hải quan tại cửa khẩu biên giới nói riêng là tất cả các hoạt động tác nghiệp mà bên hữu quan và Hải quan phải thực hiện nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật hải quan. Các đối tƣợng mà hoạt động tác nghiệp của Hải quan nhằm vào là các đối tƣợng phải thông quan tại cơ quan Hải quan. Các đối tượng đó là hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải…đi qua cửa khẩu hải quan. Vì vậy, các đối tƣợng này khi XK, NK, xuất cảnh, nhập cảnh v.v…Các thủ tục hải quan cụ thể gồm: khai báo với Hải quan cửa khẩu về tình hình cụ thể liên quan đến đối tƣợng XK, NK, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của cơ quan Hải quan; đƣa đối tƣợng phải xuất trình và làm thủ tục hải quan tới địa
28
điểm và thời gian quy định để cơ quan Hải quan kiểm tra; chấp hành quyết định của cơ quan Hải quan và thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan.
Quy trình thủ tục hải quan theo Luật Hải quan năm 2014, Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, có các bước cơ bản sau [19, tr.7]:
Bước 1 - Chấp nhận: Tiếp nhận và kiểm tra sơ bộ hồ sơ, chấp nhận tờ khai hải quan của nhà nhập khẩu và nhập dữ liệu vào hệ thống thông quan. Sau đó hệ thống thông quan sẽ tự động phân loại thành 3 luồng khác nhau phù hợp với thông tin mỗi tờ khai, luồng xanh (không kiểm tra hải quan), luồng vàng (kiểm tra chứng từ), luồng đỏ (kiểm tra cả hồ sơ và kiểm tra thực tế).
Bước 2 - Kiểm tra chứng từ: Cán bộ kiểm tra chứng từ sẽ kiểm tra trị giá hải quan, việc phân loại hàng hóa và chính sách khác của Chính phủ về việc khai báo nhập khẩu đƣợc phân thành các luồng vàng hoặc luồng đỏ. Mỗi một lần kiểm tra chứng từ nhƣ việc kiểm tra phân loại và trị giá sẽ đƣợc thực hiện bởi một cán bộ.
Bước 3 - Kiểm tra thực tế: Việc khai báo luồng đỏ sẽ được chuyển đến cán bộ kiểm tra thực tế sau khi kiểm tra chứng từ. Việc kiểm tra thực tế sẽ đƣợc chia làm 3 mức: miễn kiểm tra thực tế, kiểm tra toàn bộ và kiểm tra tối đa không quá 5%
tổng số tờ khai hải quan (Điều 112 Nghị định 154/NĐ-CP). Sau khi kiểm tra thực tế, cán bộ sẽ nhập kết quả kiểm tra vào hệ thống thông quan. Hệ thống này sẽ đƣợc sử dụng nhƣ là một tiêu chí của quản lý rủi ro.
Bước 4 - Thu lệ phí hải quan: Tất cả các tờ khai nhập khẩu được gửi tới bộ phận thu phí hải quan sau khi các thủ tục liên quan theo từng luồng hàng đã hoàn thành. Phí hải quan theo quy định của “Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu” đƣợc thu và sau đó cán bộ hải quan sẽ đóng dấu và trả lại tất cả chứng từ nhập khẩu cho nhà nhập khẩu hoặc đại lý hải quan.
Bước 5 - Xác nhận: Phúc tập hồ sơ theo quy trình phúc tập hồ sơ.
Tóm lại, cải cách quy trình thủ tục hải quan luôn đƣợc các cấp lãnh đạo Tổng cục Hải quan coi trọng. Quy trình hiện tại đã tiếp cận đƣợc gần với quy trình chuẩn của WCO, nhờ có sự hỗ trợ nhiều của công nghệ thông tin làm giảm thời gian xử lý công việc của hải quan, thời gian thông quan đƣợc rút ngắn hơn, tỉ lệ kiểm tra thực tế cũng giảm hơn, giảm cả sự phàn nàn về hải quan từ phía doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy trình thủ tục hải quan của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm bất cập, từ thủ