Phương hướng cơ bản nhằm nâng cao vai trò của Hải quan Việt Nam trong quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới đường bộ

Một phần của tài liệu Vai trò của Hải quan Việt Nam trong quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới đường bộ (Trang 64 - 67)

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ

3.1. Phương hướng cơ bản nhằm nâng cao vai trò của Hải quan Việt Nam trong quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới đường bộ

- Nâng cao vai trò của hải quan trong quản lý hàng hóa xuất, nhập khẩu qua biên giới đường bộ nhằm đáp ứng yêu cầu tự do hóa thương mại trong bối cảnh hội nhập, lại vừa quản lý chặt chẽ luồng ra vào của hàng hóa, góp phần đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

Trong bối cảnh các đối tƣợng quản lý của hải quan không ngừng tăng, yêu cầu của tự do hóa thương mại ngày càng sâu rộng, khó kiểm soát, việc cải cách các thủ tục hải quan cũng nhƣ việc hiện đại hóa các biện pháp quản lý của hải quan là hết sức cần thiết. Trong điều kiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, Chính phủ vẫn đặt ra yêu cầu cho cơ quan Hải quan là vừa kiểm soát đƣợc các hoạt động của mình, đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa phải tạo thuận lợi cho thương mại cho đầu tư và du lịch phát triển. Bên cạnh đó, nguồn lực mà Chính phủ dành cho cơ quan Hải quan ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam lại tăng không tương xứng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại trong nước và quốc tế. Hải quan sẽ phải làm thế nào để tự đổi mới mình về mọi phương diện.

Để hoàn thành nhiệm vụ đầy mâu thuẫn này, Hải quan không thể chỉ áp dụng biện pháp quản lý truyền thống chủ yếu dựa trên kiểm tra thủ công như trước đây, mà phải đổi mới, cải cách các quy trình nghiệp vụ và tăng cường quản lý bằng việc áp dụng phương thức quản lý hiện đại như quản lý dựa trên thông tin, kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) với sự hỗ trợ đắc lực của CNTT nhằm đảm bảo giữa việc tạo thuận lợi cho thương mại phát triển và việc quản lý chặt chẽ các hoạt động thương mại trong nước và quốc tế.

- Nâng cao vai trò của hải quan trong quản lý hàng hóa xuất, nhâp khẩu qua biên giới đường bộ theo hướng phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hải quan

Xét về vị trí có lợi thế duy nhất của cơ quan Hải quan ở biên giới quốc gia, bộ máy hải quan phải thỏa mãn được các khách hàng trong nước và quốc tế. Ở các

62

cửa khẩu quốc tế, du khách, doanh nhân và các hãng vận tải quốc tế bằng đường bộ đều mong muốn có đƣợc các dịch vụ đồng bộ, rõ ràng, thuận lợi và nhất quán theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, phù hợp với các Hiệp định và Công ƣớc quốc tế.

Trong khi đó, WCO hiện có trên 170 nước thành viên và gần như tất cả các nước này lại có những hệ thống thủ tục hải quan khác nhau. Điều này đòi hỏi sự cần thiết phải hài hòa các thủ tục hải quan để một mặt vừa phải thực thi các cam kết của Chính phủ theo các Hiệp định và Công ƣớc quốc tế về hải quan, mặt khác phải tạo thuận lợi nhất về thủ tục, quy trình hải quan để hàng hóa, dịch vụ thậm chí cả con người có thể tham gia vào thị trường các nước một cách thuận lợi nhất. Để làm đƣợc điều này, tất nhiên ngành Hải quan phải tiếp tục cải cách, đổi mới và hiện đại hóa mọi hoạt động tác nghiệp của mình. Cải cách, hiện đại hóa hải quan để tiến tới việc thực hiện thống nhất các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hải quan là một công việc không bao giờ có đoạn kết. Với Hải quan Việt Nam, tiếp tục cải cách, hiện đại hóa hải quan trở nên bức xúc và cần thiết hơn vì Việt Nam đã gia nhập WTO và Việt Nam đã cam kết thực hiện các quy định của Hiệp định liên quan tới Hải quan.

- Nâng cao vai trò của hải quan trong quản lý hàng hóa xuất, nhập khẩu qua biên giới đường bộ theo hướng hiện đại hóa.

Cùng với các hoạt động thương mại quốc tế đang gia tăng và trở thành một nhân tố quan trọng của nền kinh kế, tầm quan trọng của hoạt động hải quan cũng đồng thời tăng lên và đặt ra một vấn đề cấp bách cho cơ quan Hải quan phải thực hiện các hiệp định một cách đồng bộ, mang tính chuyên nghiệp cao, công bằng và minh bạch. Trong khi thực hiện các chức năng của mình, cơ quan Hải quan phải làm việc với các chuyên gia đƣợc đào tạo bài bản, có kinh nghiệm quốc tế và là các chuyên gia trong lĩnh vực vận tải, thương mại và luật pháp. Nhiều công ty đa quốc gia đã đầu tƣ hàng tỉ đôla Mỹ trong những năm gần đây để hợp lý hóa và củng cố các dây chuyền cung ứng quốc tế. Các hệ thống hậu cần hiện đại và phức tạp này cho phép các công ty có thể theo dõi, tìm kiếm và kiểm soát từng kiện hàng từ nhà máy đến nơi tiêu thụ. Do vậy, vấn đề đặt ra là Hải quan Việt Nam cũng phải tiếp tục đổi mới hơn nữa và hiện đại hóa hơn nữa công tác quản lý hải quan cho phù hợp với các yêu cầu tiếp tục phát triển của hệ thống thương mại hiện đại.

- Nâng cao vai trò của hải quan trong quản lý hàng hóa xuất, nhập khẩu qua biên giới đường bộ theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả, chống thất thu cho Nhà nước.

63

Theo quy định, quản lý hải quan quốc tế hiện đại hóa thì vấn đề cơ bản, quan trọng hàng đầu là phải xây dựng đƣợc một đội ngũ công chức hải quan có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực nghiệp vụ hải quan. Việc thực hiện các chuẩn mực và thông lệ của các Công ƣớc quốc tế không phải đơn giản. Chẳng hạn, khi bàn về 3 vấn đề chủ yếu nhƣ: Xác định trị giá tính thuế, xác định xuất xứ hàng hóa và sự phức tạp của Hệ thống hài hòa mô tả mà mã hóa hàng hóa cũng đã gây ra nhiều xung đột giữa các nhà nhập khẩu và cơ quan Hải quan, thậm chí ngay tại WCO cũng còn đang tranh luận và có những ý kiến khác nhau. Bởi vì, việc nộp các khoản thuế phụ thuộc vào sự phân loại trong Hệ thống hài hòa dựa trên biểu thuế của cơ quan Hải quan. Cơ quan Hải quan thường vẫn bị coi là nguyên nhân gây ra mọi sự chậm trễ, mặc dù để thực hiện những công việc này còn có sự tham gia của nhiều cơ quan khác. Do vậy, một cơ quan Hải quan lạc hậu, không hiện đại hóa sẽ là lực cản đối với thương mại. Hiện tại, nguồn nhân lực của Hải quan Việt Nam nói riêng và của một số hải quan các nước đang phát triển khác nói chung cũng đang ở trong tình trạng yếu kém trong việc thực thi cả 3 vấn đề chủ yếu nêu trên. Nguyên nhân yếu kém thường có rất nhiều, trong đó có nguyên nhân khách quan là những quy định về 3 vấn đề trên đều là những vấn đề rất mới đối với hải quan các nước này. Vì vậy, để khắc phục, cần phải tiếp tục thực hiện cải cách, hiện đại hóa hải quan trong việc đào tạo lại cho công chức của mình có đầy đủ kiến thức, các kỹ năng nghiệp vụ, trước mắt là 3 vấn đề chủ yếu trên (xác định trị giá tính thuế, xác định xuất xứ hàng hóa, mô tả mã hóa hàng hóa).

Mục tiêu quan trọng khác của hoạt động hải quan là phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi phí và đảm bảo sự tuân thủ. Cơ quan Hải quan không những phải làm giảm chi phí cho doanh nghiệp, mà còn phải tính tới việc giảm chi phí của Chính phủ thông qua các hoạt động hải quan. Bản thân ngành Hải quan phải quan tâm đến việc tiết kiệm và giảm thiểu chi phí, bởi có rất ít quốc gia có đủ nguồn lực để cho phép cơ quan Hải quan kiểm tra tất cả các lô hàng, các khâu vận chuyển và xem xét từng giao dịch hải quan. Tuy nhiên, bên cạnh việc giảm chi phí, cơ quan Hải quan phải tăng mức độ tuân thủ lên tới 100%. Điều này đòi hỏi phải có sự tiếp tục cải cách, hiện đại hóa thủ tục hải quan tại các cửa khẩu biên giới đường bộ để mọi mặt hoạt động của hải quan đạt hiệu quả cao hơn: giảm thiểu chi phí mà vẫn phải bảo đảm sự tuân thủ theo mục tiêu đã đặt ra.

Một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của hoạt động hải quan là tạo thuận lợi cho thương mại, thông quan thủ tục hải quan đơn giản với thời gian ngắn

64

nhất, ít giấy tờ nhất và chi phí thấp nhất. Những đơn vị hải quan chậm chạp, không thích hợp hay không đƣợc đào tạo và trang bị kém sẽ làm tăng chi phí giao dịch, do đó làm tăng giá thành của hàng hóa xuất khẩu đối với doanh nghiệp XNK và người tiêu dùng, do vậy làm cho sức cạnh tranh của quốc gia đó suy yếu. Theo các nhà kinh tế, chi phí giao dịch thương mại thường phụ thuộc vào 3 thành phần gồm: phí bảo hiểm, phí vận tải và thuế quan. Nhƣng trên thực tế phải là 4 thành phần, ngoài 3 thành phần trên còn phải tính đến các chi phí giao dịch phát sinh, trong đó có giao dịch từ các thủ tục hải quan tại cả hai điểm đi và điểm đến. Các chi phí đó thường tính cho các nhà NK, nhà XK và đƣợc chi trả theo các tỉ lệ khác nhau, tính theo tỉ lệ cung, cầu và gây ra các tác động ngƣợc trở lại cũng nhƣ các tổn thất kinh tế nặng nề. Chi phí cho thủ tục giấy tờ và tuân thủ liên quan đến thông quan chiếm từ 5 – 13% tổng giá trị thương mại hàng hóa.

Một phần của tài liệu Vai trò của Hải quan Việt Nam trong quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới đường bộ (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)