Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Ngân hàng: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần thép Việt Đức Đà Nẵng (Trang 27 - 32)

CHUƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUÁ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT ĐỨC, ĐÀ NẴNG

2.2. Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thời gian qua

2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty

x Khả năng thanh toán hiện tại

Khả năng thanh toán hiện tại phản ánh việc công ty có thể đáp ứng nghĩa vụ trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hay không.

Tổng giá trị TSLD hiện có tại DN Khả năng tt hiện tại =

Tổng nợ ngắn hạn Bảng 2.3. Khả năng thanh toán hiện tại

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Tài sản lưu động 6.890.875 7.023.567 8.900.678

Nợ ngắn hạn 3.300.890 3.300.890 4.590.765

Khả năng tt hiện tại 2,09 2,13 1,94

Nhận xét: Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng các khoản nợ ngắn hạn sẽ được thanh toán kịp thời.

2015

1. Tiền

2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 3. Các khoản phải thu

4. Hàng tồn kho

5. Tài sản lưu động khác

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty luôn >1 có nghĩa là tài sản ngắn hạn của công ty luôn bù đắp nợ ngắn hạn cho công ty. Tuy nhiên chỉ số này có mức sụt giảm nhỏ vào năm 2015, điều này là do công ty vay vốn để mở rộng thị trường kinh doanh, tạo ra sản phẩm mới. Tuy nhiên nó ảnh hưởng không đáng kể vào khả năng bù đắp nợ ngắn hạn của công ty.

x Khả năng thanh toán nhanh Công thức tính tỷ số thanh toán nhanh:

Tỷ số thanh toán nhanh =

Giá trị tài sản lưu động - Giá trị hàng tồn kho Giá trị nợ ngắn hạn

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Tài sản lưu động 6.890.875 7.023.567 8.900.678

Hàng tồn kho 1.685.432 1.432.160 1.796.000

TSLD - HTK 5.205.443 5.591.407 7.104.678

Nợ ngắn hạn 3.300.890 3.300.890 4.590.765

Khả năng tt nhanh 1,58 1,69 1,55

Bảng 2.4. Khả năng thanh toán nhanh

Nhận xét: Tỷ số này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán ngay các khoản ngắn hạn. Tỷ số này được cho là một thước đo thô thiển và võ đoán bởi vì nó loại trừ giá trị hàng tồn kho nhưng trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẵn sàng bán dưới giá trị sổ sách các khoản hàng tồn kho để biến thành tiền mặt thật nhanh, và bởi vì thường thì doanh nghiệp dùng tiền bán các tài sản lưu động để tái đầu tư.

Chỉ số khả năng thanh toán nhanh >1 chứng tỏ mặc dù loại bỏ đi chỉ tiêu hang tồn kho thì tài sản ngắn hạn của công ty vẫn đủ khả năng tài trợ các khoản nợ ngắn hạn.

x Khả năng thanh toán tiền mặt

Chỉ số thanh toán tiền mặt = (tiền mặt + các khoản tương đương tiền) / nợ ngắn hạn

Bảng 2.5. Khả năng thanh toán tiền mặt

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Tiền mặt 2.500.000 2.789.004 3.598.754

Nợ ngắn hạn 3.300.890 3.300.890 4.590.765

Khả năng tt tiền mặt 0,76 0,84 0,78

Nhận xét: So với các chỉ số thanh khoản khác ngắn hạn khác như chỉ số thanh toán hiện thời (current ratio), hay chỉ số thanh toán nhanh (quick ratio), chỉ số thanh toán tiền mặt đòi hỏi khắt khe hơn về tính thanh khoản. Hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn bị loại khỏi công thức tính do không có gì bảo đảm là hai khoản này có thể chuyển nhanh chóng sang tiền để kịp đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn.

Có rất ít doanh nghiệp có số tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để đáp ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số thanh toán tiền mặt rất ít khi lớn hơn hay bằng 1. Điều này cũng không quá nghiêm trọng. Một doanh nghiệp giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở mức cao để bảo đảm chi trả các khoản nợ ngắn hạn là một việc làm không thực tế vì như vậy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách có hiệu quả. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng số tiền và các khoản tương đương tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn (ví dụ cho vay ngắn hạn).

Do vậy, công ty có chỉ số khả năng thanh toán tiền mặt bé hơn 1 cũng là một vấn đề bình thường không quá nguy hiểm.

2.2.2.2. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Vũng quay vốn lưu động trong kỳ (Lkỳ)

Doanh thu thuần

Lkỳ =

VLDQB kỳ

Bảng 2.6. Vòng quay vốn lưu động

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Doanh thu thuần 4.025.432 6.903.421 9.023.412

VLĐbq 6.890.875 7.023.567 8.900.678

Vòng quay vốn LĐ 0,58 0,98 1,01

Nhận xét: trong thời gian 1 năm, hiệu quả sản sử dụng vốn lưu động tại công ty khá cao và có xu hướng tăng dần theo thời gian. Mặc dù con số chưa ấn tượng đối với các doanh nghiệp cùng ngành nhưng do chi nhánh vừa mới đi vào hoạt động tại thị trường Đà Nẵng thì như vậy cũng rất đáng kể.

Thời gian luõn chuyển vốn lưu động (K) VLDQB kỳ x Nkỳ

K =

Mkỳ Hay:

Nkỳ

K =

Lkỳ Trong đó:

Nkỳ: Số ngày ước tính trong kỳ phân tích (một năm là 360 ngày, một quý là 90 ngày, một tháng là 30 ngày).

Bảng 2.7. Thời gian luân chuyển vốn lưu động

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

N 360 360 360

Vòng quay vốn LĐ 0,58 0,98 1,01

K 616,26 366,27 355,10

Nhận xét: Năm 2013, thời gian bình quân để vốn lưu động thực hiện 1 vòng quay phải hơn 1 năm, tuy nhiên tới năm 2015 rút lại chưa đầy 1 năm như vậy chứng tỏ vốn lưu động tại công ty đã và đang được sử dụng một cách có hiệu quả.

Để đánh giá, so sánh giữa kỳ này với kỳ trước, trong hạch toán nội bộ của doanh nghiệp còn sử dụng chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của các bộ phận (dự trữ, sản xuất và lưu thông) của vốn lưu động.

2.2.2.3. Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Mức tiết kiệm tuyệt đối

Bảng 2.8. Mức tiết kiệm vốn

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu 2014/2013 2015/2014 2015/2013

Mức tiết kiệm 132.692 1.877.111 2.009.803

Do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác. Nói cách khác: Với mức luân

chuyển vốn không thay đổi song do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp cần số vốn ít hơn cũng như có thể tiết kiệm được một lượng vốn lưu động để có thể sử dụng vào việc khác. Lượng vốn ít hơn đó chính là mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động.

Năm 2015 so với năm 2013, số vốn lưu động chênh lệch được lên tới 2 tỷ đồng.

Tuy nhiên đây là công ty đi vào đầu tư sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ, dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho, các khoản đầu tư trong ngắn hạn nên không thể coi là lãng phí vốn mà gọi là đầu tư.

Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động VLDQB Hệ số đảm nhiệm VLD =

Doanh thu thuần

Bảng 2.9. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Vốn LĐbq 6.890.875 7.023.567 8.900.678

Doanh thu thuần 4.025.432 6.903.421 9.023.412

Hệ số đảm nhiệm vốn LĐ 1,71 1,02 0,99

Nhận xét: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng nhỏ phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao. Ta thấy, vào năm 2013, cứ 1,71 đồng vốn thì tạo ra được 1 đồng doanh thu, tuy nhiên vào năm 2015 để tạo ra được 1 đồng doanh thu chỉ cần 0.99 đồng vốn mà thôi. Như vậy có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty rất khả quan.

2.2.2.4. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động

Lợi nhuận trước (sau) thuế Hệ số sinh lời VLD =

VLDBQ

Bảng 2.10. Hệ số sinh lời vốn lưu động

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Lợi nhuận trước thuế 893.788 2.489.332 2.975.073

Vốn LĐbq 6.890.875 7.023.567 8.900.678

Hệ số sinh lời vốn LĐ 0,13 0,35 0,33

Nhận xét: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp). Hệ số sinh

lợi của vốn lưu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.

Vào năm 2013, cứ 1đồng vốn thì tạo ra được 0,13 đồng lợi nhuận, con số này tang lên là 0,33 đồng vào năm 2015. Có thể khẳng định rằng công ty đang sử dụng tốt vốn lưu động.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Ngân hàng: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần thép Việt Đức Đà Nẵng (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)