TNKQ nhiều lựa chọn (Multiple Choice Question - MCQ)

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ 11 (NÂNG CAO) THEO CÁC CẤP BẬC NHẬN THỨC BLOOM (Trang 21 - 24)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.3. Các hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học

1.3.3. TNKQ nhiều lựa chọn (Multiple Choice Question - MCQ)

Câu MCQ là loại câu thông dụng nhất hiện nay, còn gọi là câu đa phương án (thường là 4 hoặc 5 phương án trả lời), bao gồm hai phần: phần gốc và phần lựa chọn.

- Phần gốc: là một câu hỏi hay câu bỏ lửng. Trong phần gốc, người soạn trắc nghiệm đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho người trả lời hiểu rõ câu trắc nghiệm ấy muốn hỏi điều gì để lựa chọn câu trả lời thích hợp.

- Phần lựa chọn: có thể 3, 4 hoặc 5 lựa chọn. Trong tất cả các lựa chọn chỉ có một lựa chọn được xác định là đúng nhất, gọi là đáp án. Những lựa chọn còn lại đều sai, gọi là các mồi nhử hay câu nhiễu.

1.3.3.2. Ưu và nhược điểm Ưu điểm của câu MCQ:

- Có thể kiểm tra được thành quả học tập của một số đông học sinh trong cùng một lúc.

- Độ tin cậy cao hơn, yếu tố đoán mò may rủi của học sinh giảm đi vì số phương án lựa chọn nhiều.

- Tính giá trị tốt hơn, người ta có thể đo được các khả năng nhớ, áp dụng nguyên lý, suy diễn, tổng quát hóa,… rất tốt.

- Có thể phân tích được tính chất mỗi câu hỏi, chúng ta có thể xác định được câu hỏi nào quá khó, quá dễ, câu hỏi nào mơ hồ hay không giá trị đối với mục tiêu cần.

- Tính chất khách quan khi chấm và cho kết quả chính xác.

Nhược điểm của câu MCQ:

- Khó soạn câu hỏi.

- Không đo được khả năng phán đoán, lập luận và giải quyết vấn đề của HS.

1.3.3.3. Những yêu cầu khi soạn câu MCQ

- Số lựa chọn cho mỗi câu hỏi nên từ 4 đến 5 lựa chọn để xác suất may mắn chọn đúng là thấp.

- Khi soạn phần gốc phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chỉ hỏi một vấn đề và soạn đáp án đúng trước. Vị trí đáp án đúng được đặt một cách ngẫu nhiên.

- Có bốn bước phải làm khi soạn mồi nhử:

Bước 1: Ra các câu hỏi mở về lĩnh vực nội dung dự định trắc nghiệm để học sinh tự viết các trả lời.

Bước 2: Thu các bản trả lời của học sinh, loại bỏ những câu trả lời đúng, chỉ giữ lại những câu trả lời sai.

Bước 3: Thống kê phân loại các câu trả lời sai và ghi tần số xuất hiện từng loại câu sai.

Bước 4: Ưu tiên chọn những câu sai có tần số cao làm mồi nhử.

1.3.3.4. Các giai đoạn soạn thảo câu MCQ

Hình thức câu MCQ ngày càng phổ biến trong các kì thi hiện nay, từ các kì thi được tổ chức trong phạm vi nhà trường đến các kì thi tầm cỡ quốc gia. Chính vì vậy, TNKQ được nhiều nhà giáo dục học quan tâm nghiên cứu. Các tác giả cũng bày tỏ quan điểm khác nhau cho quy trình soạn thảo câu MCQ. Từ việc nghiên các tài liệu [5], [15], [21], [22], tác giả đã rút ra 8 bước cơ bản để soạn thảo câu MCQ như sau:

Bước 1: Xác định mục đích của bài trắc nghiệm

Việc xác định mục đích của bài TN là một công việc quan trọng vì nó chi phối nội dung, hình thức cũng như số lượng câu hỏi dự định soạn thảo. Và một bài TN chỉ có giá trị và hiệu quả nhất khi nó được soạn thảo để nhằm phục vụ cho một mục đích chuyên biệt nào đó của người soạn thảo.

Bước 2: Phân tích nội dung môn học và mục tiêu nhận thức

Để tiến hành phân tích nội dung, giáo viên có thể thực hiện các bước sau:

- Tìm ra những ý tưởng chính yếu của môn học đó.

- Lựa chọn những từ, nhóm chữ và các ký hiệu mà HS phải giải nghĩa. Người khảo sát cần tìm ra những khái niệm quan trọng trong nội dung môn học để đem ra khảo sát trong các câu trắc nghiệm.

Bên cạnh việc phân tích nội dung, giáo viên cần phải xác định rõ các mục tiêu nhận thức cụ thể trong mỗi câu hỏi. Để viết các mục tiêu nhận thức, ta có thể dùng các động từ như đã trình bày trong bảng 1.1.

Bước 3: Thiết kế dàn bài trắc nghiệm

Dàn bài trắc nghiệm là bảng dự kiến phân bố các câu hỏi TN theo mục tiêu và nội dung của môn học sao cho có thể đo lường chính xác các khả năng mà ta muốn đo.

Thông thường khi thiết kế một dàn bài TN người ta lập bảng ma trận hai chiều (table of specifications): một chiều là nội dung và một chiều là mục tiêu. Trong các ô ma trận ghi số câu cần kiểm tra cho mỗi nội dung và mục tiêu.

Bảng 1.2. Minh họa thiết kế dàn bài trắc nghiệm Nội dung

Mục tiêu

Chủ đề 1 Chủ đề 2 Chủ đề 3 Chủ đề 4 Chủ đề 5 Tổng

Biết Hiểu Vận dụng

Tổng

Bước 4: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

Mỗi câu TN được soạn ra phải phù hợp với nội dung và mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt, giáo viên cần tuân thủ những yêu cầu khi soạn câu MCQ để có được câu TN tốt.

Bước 5: Thẩm định lại các câu trắc nghiệm

Hệ thống câu hỏi TN sau khi xây dựng cần được kiểm duyệt trước khi đem khảo sát HS. Trước tiên, người soạn thảo cần xem xét lại bài trắc nghiệm của mình một cách cẩn thận. Sau đó có thể thông qua tổ chuyên môn để góp ý về những sai lầm, thiếu sót rồi tiến hành sửa chữa cho hoàn chỉnh.

Bước 6: Khảo sát học sinh

Việc khảo sát học sinh trên thực tế là rất quan trọng vì kết quả thu được từ những

kết luận quan trọng. Ví dụ như: những kết luận về trình độ học sinh ở một trường nào đó, sự chênh lệch về trình độ học sinh ở các vùng miền khác nhau, thẩm định tính chính xác và khả thi của hệ thống câu hỏi trắc nghiệm…

Bước 7: Phân tích bài trắc nghiệm dựa trên kết quả khảo sát

Dùng các phần mềm thống kê để phân tích câu TN và bài TN (xem mục 1.4.), người soạn thảo có thể rút ra một số kết luận như:

- Độ tin cậy, độ khó của bài TN.

- Những câu TN tốt và những câu chưa tốt.

Bước 8: Sửa chữa, hoàn thiện hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

Qua kết quả phân tích ở bước 7, người soạn thảo sẽ giữ lại các câu TN tốt, đồng thời chỉnh sửa hoặc loại bỏ những câu không phù hợp để có được một bài TN hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ 11 (NÂNG CAO) THEO CÁC CẤP BẬC NHẬN THỨC BLOOM (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)