Phân tích, đánh giá bài TN

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ 11 (NÂNG CAO) THEO CÁC CẤP BẬC NHẬN THỨC BLOOM (Trang 26 - 30)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.4. Phân tích, đánh giá bài TN và câu TN thông qua các chỉ số thống kê

1.4.2. Phân tích, đánh giá bài TN

Việc phân tích bài TN sẽ giúp người soạn thảo:

- Biết được bài TN là dễ hay khó đối với HS.

- Biết được bài TN có tính tin cậy không và mức độ tin cậy là bao nhiêu.

- Biết được các câu TN đã soạn có tốt hay không.

1.4.2.2. Các chỉ số thống kê thông dụng để đánh giá bài TN

Có nhiều chỉ số để đánh giá bài TN như: số trung bình cộng, số yếu vị, số trung vị, độ lệch tiêu chuẩn, hệ số tương quan, hệ số tin cậy, sai số tiêu chuẩn đo lường, độ khó của bài,… Trong đề tài, tác giả quan tâm đến một số chỉ số có tính chất tiêu biểu để đánh giá về mặt thống kê đối với bài kiểm tra như: trung bình bài TN, trung bình lý thuyết, độ khó bài TN, độ khó vừa phải của bài TN, độ lệch tiêu chuẩn, hệ số tin cậy của bài TN, sai số tiêu chuẩn đo lường.

- Trung bình bài TN (Mean)

Mean = Tổng số điểm của tất cả các bài Tổng số bài

- Trung bình lý thuyết (Mean LT)

Mean LT = điểm tối đa của bài (k) + điểm may rủi (m) 2

Điểm tối đa của bài chính là số câu của bài. Điểm may rủi tùy theo từng hình thức câu, bằng xác suất * số câu. Ví dụ điểm may rủi m của bài trắc nghiệm khách quan gồm 30 câu 4 lựa chọn có điểm may rủi là m = 30 x 1/4 = 7,5, khi đó Mean LT = (30 + 7,5)/ 2 = 18,75.

Để biết được bài TN khó hay dễ đối với HS, ta so sánh Mean và Mean LT:

+ Mean LT xấp xỉ Mean: bài TN vừa sức HS.

+ Mean LT > Mean: bài TN khó đối với HS.

+ Mean LT < Mean: bài TN dễ đối với HS.

- Độ lệch tiêu chuẩn của bài TN (viết tắt là SD)

Độ lệch tiêu chuẩn của bài TN cho biết sự phân tán của các điểm số trong một phân bố, hay nói cách khác nó cho biết các điểm số trong một phân bố đã lệch đi so với trung bình là bao nhiêu. Độ lệch tiêu chuẩn là căn số bậc hai của số trung bình của bình phương các độ lệch. Công thức tính độ lệch tiêu chuẩn được viết dưới nhiều dạng khác nhau.

Độ lệch tiêu chuẩn:    

 

2 2

1

N X f Xf

  N N

 

trong đó: N là tổng số bài

X là điểm số của mỗi HS.

f là tần số (là số HS có điểm X).

Nhận xét:

+ Nếu giá trị  nhỏ: các điểm số tập trung quanh giá trị trung bình.

+ Nếu giá trị  lớn: các điểm số lệch xa giá trị trung bình.

- Hệ số tin cậy của bài TN:

Hệ số tin cậy của tập hợp điểm số lấy từ một nhóm HS là hệ số tương quan giữa tập hợp điểm số ấy và tập hợp điểm của một bài TN tương đương được lấy ra một cách độc lập từ nhóm HS ấy [21]. Hiện nay có nhiều phương pháp để phỏng định hệ số tin cậy, chẳng hạn như: trắc nghiệm hai lần (test - retest), sử dụng các dạng TN tương đương, phương pháp phân đôi TN, công thức Kuder – Richardson (viết tắt là K – R) [5] hoặc công thức Spearman-Brown. Trong luận văn, tác giả dùng công thức Kuder – Richardson 20 để đánh giá độ tin cậy của bài TN.

1

1 2

1

k i i i

k p q

r k 

 

 

 

 

  

 

 

trong đó, k là số câu hỏi trong đề TN, pi là tỉ lệ trả lời đúng câu i, qi là tỉ lệ trả lời sai câu i,

2 là phương sai của tổng điểm các HS đối với cả đề TN.

Nhận xét:

+ Nếu r0,8: hệ số tin cậy của bài TN cao.

+ Nếu 0, 7 r 0,8: hệ số tin cậy của bài TN tạm chấp nhận được.

+ Nếu 0,5 r 0, 7: hệ số tin cậy không cao.

- Sai số tiêu chuẩn đo lường (viết tắt là SEM)

Bất cứ phép đo nào cũng có sai số. Sai số tiêu chuẩn đo lường là loại sai số có liên quan chặt chẽ đến hệ số tin cậy của bài TN. Nó cho biết mức độ biến thiên mà ta có thể kỳ vọng ở một điểm số TN của một HS nào đó, nếu HS ấy được khảo sát nhiều lần với cùng một bài TN. Công thức tính là:

SEM =  1r trong đó: SEM là sai số tiêu chuẩn đo lường,

 là độ lệch tiêu chuẩn của bài TN, r là hệ số tin cậy của bài TN.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lí luận về kiểm tra, đánh giá trong dạy học cũng như giới thiệu thang bậc tư duy của Bloom. Đồng thời, tác giả đã làm rõ tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Trên cơ sở đó, tác giả đã tìm hiểu những nét chính về hình thức TNKQ nhiều lựa chọn: cấu trúc, ưu và nhược điểm, các yêu cầu khi soạn câu MCQ, quy trình soạn thảo câu MCQ; phương pháp phân tích đánh giá câu TN, bài TN để từ đó có được một hệ thống câu hỏi tốt nhất phục vụ cho mục tiêu dạy học.

Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày quy trình xây dựng hệ thống câu hỏi MCQ chương “Cảm ứng điện từ”.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ 11 (NÂNG CAO) THEO CÁC CẤP BẬC NHẬN THỨC BLOOM (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)