Đặc điểm kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá một số mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn trong dự án 661 tại tỉnh phú thọ (Trang 32 - 35)

Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Tỉnh Phú Thọ có 21 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 89,24%, các dân tộc khác chiếm 10,76%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh là 1,02%/năm.

Bảng 3.1: Diện tích - Dân số - Mật độ dân số các huyện của tỉnh Phú Thọ

TT Phân theo huyện

Diện tích (ha)

Dân số (khẩu)

Mật độ (người/km2) Toàn tỉnh 352.384,14 1.314.498 373

1 TP. Việt Trì 7.125,78 138.360 1.942

2 Thị xã phú Thọ 6.455,00 61.938 977

3 Đoan Hùng 30.244,47 107.144 354

4 Hạ Hòa 33.994,05 110.918 326

5 Thanh Ba 19.503,41 116.020 597

6 Cẩm Khê 23.424,98 129.245 552

7 Phù Ninh 16.724.05 108.920 651

8 Lâm Thao 12.179,02 115.549 958

9 Tam Nông 15.577,69 80.792 520

10 Thanh Thủy 12.488,19 76.574 618

11 Yên Lập 43.746,50 80.376 184

12 Thanh Sơn 130.921,00 188.617 144

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2004)

Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 373 người/km2, tuy nhiên mật độ dân số không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, giữa các huyện trong tỉnh.

Trong những năm qua, cơ cấu dân số có xu hướng tăng ở thành thị và giảm ở vùng nông thôn. Nếu năm 2000 dân số thành thị chỉ chiếm 14,17% tổng số dân thì đến cuối năm 2004 tỷ lệ đó đã lên 14,9%.

Tổng số lao động toàn tỉnh là 790.900 người, chiếm 60,1%, trong đó, số lao động trong độ tuổi là 753.000, chiếm 95% và ngoài độ tuổi có khả năng lao động là 33.300 người, chiếm 4,2%. Lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản là 486.600 người, chiếm 61,5% tổng số lao động trong toàn tỉnh.

Chất lượng lao động: Theo kết quả điều tra cho thấy có 12.469 người có trình độ đại học, 142 người đạt trình độ thạc sĩ, 43 người có trình độ tiến sĩ. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có gần 20 Viện, Trung tâm nghiên cứu của Trung ương và địa phương. Đây là nguồn lực to lớn quan trọng của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội. Số lao động đã qua đào tạo đạt 29%, trong đó có 17% là công nhân kỹ thuật, còn lại là lao động phổ thông tuy có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nhưng tiếp thu kiến thức khoa học và công nghệ mới để áp dụng vào sản xuất còn hạn chế.

3.2.2. Thực trạng chung về kinh tế của tỉnh

Nền kinh tế của Phú Thọ trong những năm qua đã có bước chuyển biến tích cực, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Các hoạt động kinh tế bao gồm đủ các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ. Trong đó, hoạt động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là hoạt động sản xuất thu hút phần lớn lao động hiện có trong tỉnh (khoảng 72,62% tổng số lao động).

Cơ cấu thu của ngành lâm nghiệp ở cấp độ hộ gia đình thể hiện sự trì trệ trong chuyển đổi. Trong tổng thu ngành lâm nghiệp, hoạt động khai thác lâm sản chiếm tới 78%, thu nhặt lâm sản phụ 13%, thu từ hoạt động trồng mới, chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng chỉ chiếm 7,4%.

3.2.3. Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng

Giao thông: Hệ thống giao thông trong tỉnh khá thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi và chuyên trở hàng hoá cũng như phát triển sản xuất của nhân dân. Mạng lưới giao thông đường bộ phân bố đều và hợp lý. Tuy nhiên, chất lượng còn thấp, nhiều tuyến đường đang xuống cấp, chưa đáp ứng được tốc độ lưu thông cao và các phương tiện vận tải lớn.

Thủy lợi: Hiện nay, hệ thống thuỷ lợi trong tỉnh khá phát triển, từng bước đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho các hoạt động sản xuất, trồng trọt và phòng chống lụt bão hàng năm. Trong tỉnh còn có các hệ thống tiêu tự chảy, tiêu động lực, hệ thống công trình tưới đồi, 1.634 km kêng mương và hệ thống đê phòng chống lũ, bảo vệ cuộc sống người dân và bảo vệ mùa màng.

Điện: Hiện nay, 100% số xã trong tỉnh đã có điện lưới quốc gia, điện năng cung cấp đạt trên 500 KWh/người/năm, tăng 31,9% so với năm 2000.

Hiện tại, hệ thống đường dây trung thế, hạ thế, trạm biến áp các loại đang từng bước được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới.

Y tế: Hệ thống y tế trong tỉnh khá hoàn thiện từ thành phố, huyện, thị xã, thị trấn đến các xã, phường. Tuy nhiên, trạm y tế thường thiếu giường bệnh, trang thiết bị y tế rất hạn chế, thuốc chữa bệnh thường xuyên không đủ gây nhiều khó khăn đối với việc khám chữa bệnh.

Giáo dục: Tất cả các huyện trong tỉnh đều có hệ thống giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông. Cơ sở vật chất trường lớp được tăng cường đầu tư xây dựng và cao tầng hoá, mua sắm trang thiết bị tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học. Trình độ học vấn của dân cư Phú Thọ hiện nay vào loại khá so với vùng Đông Bắc, số người chưa biết chữ chỉ chiếm 0,5 % so với tổng dân số toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá một số mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn trong dự án 661 tại tỉnh phú thọ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)