Tình hình áp dụng các hướng dẫn kỹ thuật tại tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Đánh giá một số mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn trong dự án 661 tại tỉnh phú thọ (Trang 40 - 43)

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tổng kết các mô hình và biện pháp kỹ thuật rừng trồng phòng hộ đầu nguồn đã xây dựng trong dự án 661 tại tỉnh Phú Thọ

4.1.2. Tình hình áp dụng các hướng dẫn kỹ thuật tại tỉnh Phú Thọ

Qua khảo sát thực tế và làm việc với Chi cục phát triển Lâm nghiệp Phú Thọ, Ban quản lý Dự án 661 các huyện trong tỉnh cho thấy các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong triển khai thực hiện dự án 661 tại tỉnh Phú Thọ gồm:

- Cơ cấu loài cây trồng rừng phòng hộ

+ Trồng cây bản địa gỗ lớn: gồm Lim xẹt, Muồng đen, Trám trắng, Ràng ràng, Lim xanh, Giổi, Sấu, Lát hoa.

+ Cây phù trợ: Trồng chủ yếu Keo lai, Quế, Luồng Thanh Hoá, Tre lấy măng.

- Phương thức trồng

Trồng rừng theo phương thức trồng hỗn giao theo băng giữa các cây bản địa gỗ lớn với cây kinh tế, trồng từ trên đỉnh lô xuống, cứ băng cây bản địa đến băng cây kinh tế.

- Các mô hình rừng trồng phòng hộ đã áp dụng

Đối với rừng phòng hộ: Trồng hỗn giao gồm 1 - 2 loài cây bản địa trong mô hình xen với cây phù trợ. Các mô hình trồng rừng hỗn giao áp dụng trên địa bàn tỉnh gồm 10 mô hình. Dưới đây thống kê và mô tả các mô hình trồng rừng phòng hộ áp dụng trong dự án 661 tại các huyện dự án của tỉnh Phú Thọ được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Các mô hình lâm sinh áp dụng trong dự án 661 tỉnh Phú Thọ

TT Tên mô

hình Tỷ lệ hỗn giao Thông số kỹ thuật Địa bàn áp dụng

1 Lim xanh + Keo lai

600 Lim xanh + 1000 Keo lai

Mật độ trồng 1.600 cây/ha.

Trồng hỗn giao theo cây, hàng cách hàng 3 m, trên hàng cứ 2 cây Keo trồng một cây Lim xanh. Cự ly Lim xanh cách Keo lai 2m, Keo cách Keo 1,6m

Huyện Phù Ninh

2

Lim xẹt + Trám trắng + Keo lai

500 Lim xẹt + 100 Trám trắng + 1000

Keo lai

Mật độ trồng 1.600 cây/ha, hỗn giao đều, Lim xẹt trồng cự ly 10mx10 m, Trám trắng trồng cự ly 5m

Huyện Phù Ninh

3

Keo lai+

Tre măng Bát độ

400 Keo lai + 200 Tre măng

Bát độ

Mật độ 600 cây/ha, hỗn giao theo hàng, hàng cách hàng 5 m; cây Tre măng cách nhau 5 m, Keo cách nhau 2,5 m

Huyện Phù Ninh

4

Sấu + Trám + Keo lai

600 (Sấu + Trám) + 1000

Keo lai

Mật độ 1.600 cây/ha. Trồng hỗn giao theo băng.

- Băng cây bản địa từ 6 - 8, hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3 m - Băng cây kinh tế từ 4 - 5 hàng, cự ly 2m x 2,3m

Huyện Phù Ninh

5 Lim xẹt + Keo lai

600 Lim xẹt + 1000 Keo lai

Mật độ 1.600 cây/ha. Trồng hỗn giao theo cây, hàng cách hàng 3 m, trên hàng cứ 2 cây Keo trồng một cây Lim xẹt. Cự ly Lim xẹt cách Keo lai 2 m, Keo cách Keo 1,6 m

Huyện Yên Lập

TT Tên mô

hình Tỷ lệ hỗn giao Thông số kỹ thuật Địa bàn áp dụng

6

Luồng + Lát hoa +

Muồng đen

200 Luồng + 400 (Lát hoa +

Muồng đen)

Mật độ 600 cây, hỗn giao theo băng

- Băng cây bản địa trồng phía trên của đồi 6-8 hàng, cây cách

cây 3 m, một cây Lát xen với một cây Muồng đen.

- Luồng trồng phía dưới, hàng cách hàng 5 m, cây cách cây 5 m

Huyện Yên Lập

7

Sấu + Lim xẹt +Keo

lai

600 (Sấu +Lim xẹt) + 1000 Keo lai

Mật độ 1.600 cây/ha. Trồng hỗn giao theo băng, một băng cây bản địa xen một băng cây kinh tế. Băng cây kinh tế từ 4-5 hàng, cự ly 2,3mx2m. Băng Sấu + Lim xẹt cây cách cây 3 m.

Huyện Cẩm Khê

8

Luồng + Keo tai

tượng

200 Luồng + 400 Keo tai

tượng

Mật độ 600 cây/ha, hỗn giao theo hàng, hàng cách hàng 5 m; cây luồng cách nhau 5 m, Keo cách nhau 2,5 m

Huyện Cẩm Khê

9

Tre măng Bát độ +

Lát hoa

200 Tre măng Bát độ + 400

Lát hoa

Mật độ 600 cây/ha, trồng hỗn giao theo hàng. Cự ly hàng cách hàng 5 m, cây luồng cách nhau 5 m, Lát cách nhau 2,5 m

Huyện Thanh Sơn

10

Keo lai + Trám trắng + Lim xẹt

1000 Keo lai + 600 Trám trắng, Lim xẹt

Mật độ 1.600 cây/ha. Hỗn giao theo băng. Băng cây phù trợ 4-5 hàng, cự ly 2mx2,3m. Băng cây bản địa cây cách cây 2,8 m, Keo cách Keo 1,7 m

Huyện Thanh Ba

Mô hình tổng quát về rừng trồng phòng hộ là rừng trồng hỗn giao giữa cây phù trợ (là cây kinh tế mọc nhanh) và các loài cây rừng bản địa. Mật độ

quy định là 1.600 cây/ha, trong đó 1.000 cây là cây phù trợ và 600 cây là cây bản địa cho mục tiêu phòng hộ lâu dài.

Các loài cây phù trợ gồm Keo lai, Luồng Thanh Hóa; Các loài cây bản địa gồm Lim xẹt, Lim xanh, Trám trắng, Sấu, Muồng đen và Lát hoa. Tiêu chuẩn cây giống được quy định khá cụ thể trong Quyết định 3886/QĐ-CT của UBND tỉnh.

Trước năm 2004, UBND tỉnh quy định trồng rừng phòng hộ hỗn loài 2 cây phù trợ và một cây bản địa (hỗn giao theo hàng) đảm bảo mật độ 1.600 cây/ha và tuân theo hướng dẫn về cơ cấu loài của Trung ương. Tuy nhiên, từ 2004 trở lại đây, quy định về trồng rừng phòng hộ là trồng theo phương thức trồng hỗn giao theo băng giữa các cây bản địa gỗ lớn với cây kinh tế, trồng từ trên đỉnh lô xuống, cứ băng cây bản địa đến băng cây kinh tế và áp dụng phương pháp phát dọn thực bì sống theo băng. Một số loài cây ưa ẩm như Luồng được thiết kế trồng dưới chân đồi là khá phù hợp với các lập địa đồi bát úp ở Phú Thọ.

Với rừng trồng phòng hộ, Phú Thọ đã trồng được 10.684 ha, các mô hình trồng rừng Re và Keo tai tượng; Keo và Quế, Trám trắng và Keo tai tượng phát triển tốt và có tỷ lệ sống cao và có nhiều triển vọng. Tuy nhiên, có một số mô hình trồng rừng cho thấy không phù hợp, đó là mô hình Keo và Lim xẹt; mô hình Tre/luồng và Trám; mô hình Keo và Sồi phảng.

Sau thời kỳ xây dựng cơ bản diện tích rừng trồng nói trên được chuyển qua giao khoán cho các hộ gia đình quản lý bảo vệ thuộc chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng hoặc đơn vị quản lý bảo vệ rừng tập trung.

Một phần của tài liệu Đánh giá một số mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn trong dự án 661 tại tỉnh phú thọ (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)