Chương 3. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
3.2. Phân nhóm loài cây
Việc phân nhóm loài cây nhằm mục đích đưa các loài có giá trị Koi (hoặc F01) tính toán tương đồng và thuần nhất về một nhóm để tiến hành xử lý số liệu và tính toán thể tích. Để phân nhóm loài cây, đề tài sử dụng một số phương pháp tiên tiến đã được xây dựng và ứng dụng trong phần mềm SPSS.
Cụ thể như sau:
25
3.2.1. Thử kiểm tra sự khác biêt của các loài dựa vào Phương pháp phân tích tách biệt (Discriminatory Analysis)
Phương pháp này tuy phức tạp nhưng có ưu điểm rất lớn là có thể kiểm tra cùng một lúc nhiều biến. Với quy trình phân tích tách biệt, đề tài sử dụng các giá trị Koi để phân nhóm loài cây.Theo nguyên lý máy tự động tính toán thành 6 hàm tách biêt cho 7 nhóm loài cây. Sự khác biệt của các hàm cho trong bảng 3.2 dựa vào tiêu chuẩn Wilks' Lambda qua Khi bình phương:
Bảng 3.2. Phân nhóm bằng Wilks' Lambda
Kiểm tra Wilks' Lambda
Khi bình
phương Bậc tự do Mức ý nghĩa
1 đến 6 0,173 787,916 54 0,000
2 đến 6 0,643 198,501 40 0,000
3 đến 6 0,780 111,819 28 0,000
4 đến 6 0,893 50,735 18 0,000
5 đến 6 0,983 7,784 10 0,650
6 0,995 2,337 4 0,674
Từ bảng kết quả trên cho thấy các loài cây không thuần nhất với nhau do mức ý nghĩa của tiêu chuẩn không đồng loạt > 0.05. Như vậy, nếu lập biểu thể tích chung cho 7 loài có thể sai số không đảm bảo.Trong trường hợp như vậy biểu có thể lập cho từng loài riêng lẻ, hoặc một nhóm vài ba loài với nhau. Đề tài tiếp tục tiến hành phân nhóm bằng phương pháp phân tích nhóm (ClusterAnalysis) nhằm phân lập 7 loài thành các nhóm nhỏ hơn. Sau đó kiểm định lại tính thuần nhất gữa các loài trong các nhóm nhỏ.
26
3.2.2. Phương pháp sử dụng phân tích nhóm ( ClusterAnalysis) 3.2.2.1. Sử dụng các giá trị Koi để làm cơ sở phân nhóm
a. Thăm dò chia 7 loài cây thành 2 nhóm.
- Trước tiên tính Koi trung bình cho từng loài. Kết quả cho trong bảng:
Bảng 3.3. Bảng tính Koi
Maloai Loài K00 K01 K02 K03 K04 K05 k06 K07 K08 K09
1 Chò xót 1,27262 1,00000 ,895644 ,832061 ,770673 ,696027 ,615952 ,519784 ,383120 ,249286 2 Dẻ 1,27605 1,00000 ,892358 ,827218 ,757752 ,681594 ,590444 ,474327 ,345003 ,236105 3 Gội tẻ 1,28088 1,00000 ,843822 ,791751 ,737980 ,674694 ,601783 ,481231 ,342089 ,233926 4 Re 1,21854 1,00000 ,879655 ,814510 ,751169 ,683079 ,605447 ,505614 ,358757 ,245377 5 Sến mủ 1,24855 1,00000 ,908968 ,847014 ,785098 ,716989 ,645143 ,545373 ,402502 ,254130
6 Cồng
chim 1,28892 1,00000 ,943866 ,881196 ,815656 ,739160 ,644674 ,515568 ,346221 ,231453 7 Trâm 1,26494 1,00000 ,882748 ,816781 ,749093 ,672711 ,586021 ,474839 ,337973 ,243225
- Tiến hành phân nhóm theo phương pháp k nhóm trung bình (K-means cluster) trong phương pháp phân nhóm, kết quả:
Nhóm 2 Nhóm 1
Loài 1,2,3,4,7 Loài 5,6
Để kiểm tra xem các loài cây trong cùng 1 nhóm có thuần nhất không đề tài trước tiên thử dùng tiêu chuẩn Kruskal – Wallis để kiểm định nhóm 2, kết quả:
Bảng 3.4. Bảng kiểm tra tính thuần nhất của Koi trong nhóm 2
K00 K01 K02 K03 K04 K05 k06 K07 K08 K09
2 45,870 ,000 152,825 68,775 31,317 12,213 11,555 26,938 28,472 8,073
df 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4
Xác
suất ,000 1,000 ,000 ,000 ,000 ,016 ,021 ,000 ,000 ,089
27
Từ bảng 3.4 ta thấy: mức ý nghĩa của tiêu chuẩn (Sig.) của các giá trị Koi không đồng loạt lớn hơn 0,05. Như vậy, các loài trong nhóm 2 không thuần nhất với nhau về Koi.
b. Thăm dò chia 7 loài cây thành 3 nhóm.
Kết quả như sau:
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Loài 1,5 Loài 6 Loài 2,3,4,7
Kiểm tra sự thuần nhất bằng tiêu chuẩn Kruskal – Wallis theo Koi nhóm 3, kết quả:
Bảng 3.5. Bảng kiểm tra tính thuần nhất của Koi trong nhóm 3
K00 K01 K02 K03 K04 K05 k06 K07 K08 K09
2 42,541 ,000 130,330 51,795 15,470 3,103 5,337 9,628 6,087 3,891
df 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3
Xác suất ,000 1,000 ,000 ,000 ,001 ,376 ,149 ,022 ,107 ,273
Từ bảng 3.5 ta thấy: mức ý nghĩa của tiêu chuẩn (Sig). của các giá trị Koi không đồng loạt lớn hơn 0,05. Như vậy, các loài trong nhóm 3 không thuần nhất với nhau về Koi.
Nhưng phương pháp kiểm tra thuần nhất bằng tiêu chuẩn Kruskal – Wallis.H đòi hỏi các Koi độc lập nhau tuy nhiên thực tế các Koi là không độc lập nhau nên hiệu lực thấp.Vì vậy đề tài sử dụng chỉ tiêu F01 để phân nhóm và kiểm tra tính thuần nhất của các loài.
3.2.2.2. Sử dụng các giá trị F01 để phân nhóm và kiểm tra thuần nhât trong nhóm - Tính F01 trung bình:
28
Bảng 3.6. Bảng tính F01 trung bình
Loài cây Mã loài F01
Chò xót 1 0,525054
Dẻ 2 0,509967
Gội tẻ 3 0,494508
Re 4 0,503970
Sến mủ 5 0,540894
Cồng chim 6 0,558056
Trâm 7 0,501577
- Tiến hành phân nhóm theo tiêu chuẩn Dun can trong phân tích phương sai một nhân tố (One way Anova), kết quả:
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Loài 1,5 Loài 6 Loài 2,3,4,7
Như vậy, kết quả phân nhóm dựa vào F01 cũng giống với kết quả phân nhóm dựa vào Koi theo phương pháp K - nhóm trung bình. Đề tài tiến hành kiểm tra sự thuần nhất về hình số tự nhiên trong nhóm có số lượng loài cây lớn nhất để làm cơ sở lập biểu thể tích.
- Kiểm tra sự thuần nhất F01 trong nhóm 3 theo tiêu chuẩn Kruskal – Wallis:
Bảng 3.7. Kiểm tra sự thuần nhất F01 trong nhóm 3 theo tiêu chuẩn Kruskal – Wallis
Tiêu chuẩn Trị số kiểm tra
2 7,109
Bậc tự do 3
Mức ý nghĩa 0,069
29
Từ bảng 3.7 ta thấy mức ý nghĩa của tiêu chuẩn (Sig). = 0,069 > 0,05, như vậy có thể kết luận rằng 4 loài 2,3,4,7 (Dẻ, Gội tẻ, Re, Trâm) thuần nhất với nhau về hình số. Đề tài chọn nhóm có số loài cây lớn nhất này để tiến hành lập biểu thể tích nhằm minh họa về phương pháp mà không lập biểu cho các nhóm còn lại.