Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Nghiên cứu lượng dinh dưỡng hoàn trả cho đất từ vật rơi rụng và vật liệu để lại sau khai thác của rừng Luồng
4.2.1. Nghiên cứu hàm lượng dinh dưỡng hoàn trả cho đất từ vật rơi rụng
Sinh khối vật rơi rụng
Đối với các lâm phần Luồng, vật rơi rụng ở đây bao gồm lá cây, một số ít mo và cành nhỏ. Lượng vật rơi rụng được đem về phân tích để xác định hàm lượng dinh dưỡng, căn cứ vào kết quả đạt được có thể đưa ra những đề xuất bổ sung dinh dưỡng thiếu hụt cho rừng Luồng. Với các ô lưới thí nghiệm bằng nilon rộng 4m2 kết quả được tổng hợp trong bảng 4.6 sau:
Bảng 4.6: Tổng hợp khối lượng vật rơi rụng tính theo tháng tại huyện Bá Thước
Tháng Khối lượng vật rơi rụng (tấn/ha)
1 0,314
2 0,306
3 0,242
4 0,183
5 0,217
6 0,115
7 0,289
8 0,289
9 0,524
10 0,557
11 0,622
12 0,425
Tổng 4,082
Biểu đồ 4.3: Sinh khối vật rơi rụng theo từng tháng tại huyện Bá Thước Căn cứ vào kết quả tổng hợp trên bảng 4.6 và biểu đồ 4.3, ta nhận thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa lượng vật rơi rụng giữa các tháng trong năm. Khối lượng vật rơi rụng đạt lớn nhất ở tháng 11 (0,622 tấn/ha) và ít nhất là ở tháng 6 (0,115 tấn/ha).
Mặt khác, khối lượng vật rơi rụng giữa các tháng cũng có sự chênh lệch lớn. Điều này thể hiện sự phù hợp bởi trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8, lượng vật rơi rụng ít nhất, nguyên nhân làm cho lượng vật rơi rụng giảm ở thời gian này là do đây là thời điểm rừng Luồng sinh măng, số lượng cây Luồng trưởng thành ít do đã tiến hành khai thác. Trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 11, lượng vật rơi rụng lớn vì đây là thời điểm mùa đông - mùa rụng lá. Tiếp đó là giai đoạn từ tháng 12 đến tháng 5, lượng vật rơi rụng không lớn, đây là thời điểm mà theo đặc điểm khí hậu Việt Nam, đang ở giai
0,000 0,100 0,200 0,300 0,400 0,500 0,600 0,700
0 2 4 6 8 10 12 14
KL VRR (tấn/ha)
Tháng
đoạn chuyển mùa từ tiết Xuân sang Hạ, cây rừng nói chung và Luồng nói riêng vừa trải qua mùa rụng lá và bắt đầu bước sang mùa sinh măng, vào thời điểm này, người dân thường tiến hành bón phân cho rừng Luồng để bổ sung lượng dinh dưỡng cho đất trước thời điểm Luồng ra măng.
Vật rơi rụng là nguồn bổ sung dinh dưỡng chính cho đất, ngoài ra, vật rơi rụng còn có chức năng bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, giữ ẩm và là môi trường tốt để vi sinh vật trong đất hoạt động. Để có thể đánh giá lượng dinh dưỡng hoàn trả đất, đề tài tiến hành phân tích một số nguyên tố đa lượng là N, P, K và Ca có trong vật rơi rụng.
Thành phần và khối lượng dinh dưỡng hoàn trả đất của vật rơi rụng Sau khi tiến hành phân tích mẫu vật rơi rụng trong phòng thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả như sau: Hàm lượng dinh dưỡng trung bình của các chất như sau: N = 0,981%; P = 0,140%; K = 0,612% và Ca = 0,587%.
Tổng khối lượng vật rơi rụng thu được tại huyện Bá Thước là 4,082 tấn/ha nên hàm lượng dinh dưỡng gồm: N = 4,004 kg/ha; P = 0,571 kg/ha; K = 2,498 kg/ha; Ca = 2,396 kg/ha.
Căn cứ vào kết quả trên ta nhận thấy rằng, hàm lượng N trong vật rơi rụng chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguồn Nitơ trong đất được bổ sung chủ yếu từ sự phân giải chất hữu cơ, Nitơ cố định của vi sinh vật và một phần Nitơ khí quyển. Như vậy, lượng vật rơi rụng càng lớn thì lượng Nitơ cung cấp cho đất càng nhiều. Qua quá trình phân hủy, khoáng hóa, lượng Nitơ đó sẽ dần bồi hoàn cho đất, làm cho đất giàu dinh dưỡng và trên cơ sở đó cây trồng cũng sinh trưởng tốt hơn.
P và K là hai nguyên tố đa lượng cần thiết cho quá trình trao đổi vật chất ở thực vật. Trong điều kiện nhiệt đới ở Việt Nam, P là yếu tố bị thiếu hụt vì đa số nó tồn tại ở trạng thái hấp thu chậm. Do đó mà lượng P tự do tạo ra trong quá trình phân giải khoáng hóa xác thực vật có ý nghĩa quan trọng trong
việc cung cấp P ở dạng dễ tiêu cho cây trồng. Ngược lại, K trong đất rừng được xem là một trong những chất dễ bị rửa trôi. Đối với Ca, đây là yếu tố có tác dụng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây trồng.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào lượng vật rơi rụng cung cấp cho đất từ quá trình đào thải tự nhiên để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng của cây Luồng thì không đủ căn cứ vì chưa xác định được lượng dinh dưỡng mà đất mất đi thông qua quá trình sử dụng của cây. Vì vậy, đề tài đã tiến hành nghiên cứu hàm lượng dinh dưỡng hoàn trả cho đất từ vật liệu để lại và lượng dinh dưỡng mất đi trong quá trình khai thác.