Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON SAU KHI LY HÔN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 2.1. Thực trạng thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi
2.1.1. Những vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
2.1.1.3. Vướng mắc về cấp dưỡng cho con
Các quy định về cấp dưỡng cho con khi ly hôn hiện nay đã góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho con khi cha mẹ ly hôn, là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của con về ăn, ở, học tập và khám chữa bệnh…Tuy nhiên, những quy định này còn một số tồn tại, vướng mắc như sau:
Thứ nhất, về quy định thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, trước đây được quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình:
“ Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì thời điểm đó được tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của Tòa án”. Tuy nhiên, hiện nay văn bản này đã hết hiệu lực và thay thế hoàn toàn bởi Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ nhưng nghị định mới lại không đề cập đến. Do đó, vấn đề này vẫn còn đang bị bỏ ngỏ, chưa có quy định pháp luật điều chỉnh trong khi Luật HN&GĐ 2014 đã có hiệu lực pháp luật được gần 3 năm.
Trên thực tế khi giải quyết vụ án ly hôn mà vợ hoặc chồng bị tòa án tuyên bố mất tích, sau một thời gian bản án có hiệu lực pháp luật, người mất tích lại trở về. Rất nhiều trường hợp, người đã bị tuyên bố mất tích, có cuộc sống mới, có gia đình mới, không trở về thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho
con, trốn tránh nghĩa vụ đối với con sau khi ly hôn theo quy định Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trong trường hợp này, người đó nghĩa vụ cấp dưỡng bắt đầu thực hiện kể từ thời điểm nào?
Ví dụ: trường hợp Anh A đi đánh cá ở biển Đông, gặp bão lớn gây lật thuyền, anh A mất tích. Chị B sau thời gian chờ đợi đã lên Tòa án yêu cầu tuyên bố anh A mất tích và làm đơn xin ly hôn, Tòa án quyết định cho anh chị ly hôn vào ngày 01/10/2014. Nhưng vào ngày 1/1/2015 theo lời của một số người quen, chị được biết anh A vẫn còn sống và đã có gia đình mới. Vậy, chị B làm đơn lên Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố anh A mất tích và yêu cầu anh phải cấp dưỡng nuôi con. Ngày 01/03/2015 Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố anh A mất tích. Vậy, trong trường hợp này Tòa án nên giải quyết thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng vào khi nào? từ thời điểm anh A được Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích? hay khi bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật? hay thời điểm chị B phát hiện ra anh A mất tích trở về trên thực tế?. Với tình huống này có nơi Tòa án chấp nhận buộc bên không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng từ khi bản án xử ly hôn có hiệu lực pháp luật nhưng cũng có nơi chỉ chấp nhận yêu cầu buộc cấp dưỡng từ khi quyết định hủy bỏ tuyên bố mất tích.
Việc một số Tòa án chỉ buộc bên không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng tính từ khi bản án xử ly hôn có hiệu lực pháp luật thay cho tính từ ngày được phát hiện là còn sống là không đảm bảo quyền và lợi ích của người con sau khi ly hôn. Theo quy định tại Điều 50 Luật hôn nhân và gia đình thì: “Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này… Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Luật này”. Nghĩa vụ cấp dưỡng đặt ra khi cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc trốn tránh không
thực hiện trách nhiệm nuôi con trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, khi cha hoặc mẹ không thực hiện nghĩa vụ nuôi con thì mẹ hoặc cha (người đang trực tiếp nuôi con) có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người đó phải đóng góp phí tổn cấp dưỡng nuôi con.8 Như vậy, đã xảy ra tình trạng hổng luật, thiếu các quy định pháp luật để giải quyết một cách thống nhất giữa các Tòa án với nhau trong những vụ việc giống nhau liên quan đến vấn đề này.
Thứ hai, về thời điểm kết thúc việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn hiện nay vẫn thực hiện chưa thống nhất. Phần lớn tại các Tòa án địa phương, các bản án, quyết định đều tuyên buộc bên không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con đã thành niên (trừ trường hợp con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình). Tuy vậy, trong nhiều bản án, quyết định của một số Tòa án lại tuyên buộc người không trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đến khi con trưởng thành. Các Thẩm phán của các Tòa án này cho rằng, hiện nay nhiều trường hợp mặc dù con đã thành niên nhưng đang theo học ở các trường chuyên nghiệp (trung cấp, cao đẳng, đại học) thì cha mẹ phải có nghĩa vụ nuôi ăn học nên khi ly hôn cha mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Do đó, việc tuyên buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con đến khi con trưởng thành mới bao quát được trường hợp này và đây là quan điểm mà họ được tiếp thu qua tập huấn nghiệp vụ.
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung, quy định về mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương đối với con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hoặc học nghề chưa có thu nhập là 3,6 triệu/ tháng. Vậy trong trường hợp này, nếu cha, mẹ được giảm trừ gia
8http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=&p_cateid=1751909&articl e_details=1&item_id=23537521
cảnh thu nhập tính thuế của thuế thu nhập cá nhân mà không chịu cấp dưỡng tiền cho con thành niên đang học cao đẳng, đại học như thế nào? Cơ quan thi hành án có nên “cưỡng chế” khoản tiền được giảm trừ gia cảnh để cấp dưỡng cho con không?
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 56 và Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình thì khi ly hôn, cha hoặc mẹ là người không trực tiếp nuôi con không chỉ có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chưa thành niên mà còn phải cấp dưỡng nuôi con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Ở đây, người không có khả năng lao động hoàn toàn khác với người không có điều kiện tham gia lao động. Khả năng lao động là điều kiện tồn tại trong bản thân mỗi con người phụ thuộc vào thể lực và trí lực của họ. Chẳng hạn như người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị bệnh sức khỏe yếu không đủ thể lực để tham gia lao động. Còn người không có điều kiện tham gia lao động là người có khả năng lao động nhưng do hoàn cảnh khách quan như đang học tập, chưa tìm kiếm được việc làm theo khả năng và theo nguyện vọng, sở trường,…
Như vậy, người đang theo học ở các trường trung cấp, cao đẳng, đại học không thuộc trường hợp người không có khả năng lao động để buộc cha mẹ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con với tư cách là một nghĩa vụ pháp lý bắt buộc9
Mặt khác, trong những trường hợp giải quyết ly hôn do một bên vợ hoặc chống mất tích mà người mất tích đó không còn trở về nữa, nghĩa vụ cấp dưỡng không được đặt ra với bên mất tích ( bên không trực tiếp nuôi con) cho con chưa thành niên hoặc con thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, bởi người mất tích đó không có đủ khả năng thực tế để bắt buộc người đó thực hiện
9http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=&p_cateid=1751909&articl e_details=1&item_id=23537521
nghĩa vụ cấp dưỡng. Khi đó, rõ ràng quyền và lợi ích hợp pháp của con ít nhiều không được đảm bảo bởi không được hưởng khoản cấp dưỡng nào từ người mất tích cho các nhu cầu thiết yếu.
Thứ ba, về thay đổi mức cấp dưỡng. Theo quy định tại Điều 116 Luật HN&GĐ 2014, mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Trên thực tế, nhiều vợ chồng khi ly hôn vì bên này muốn có quyền nuôi con nên chấp nhận thỏa thuận cho bên kia không phải cấp dưỡng cho con hoặc cấp dưỡng với mức rất thấp. Đây là một thỏa thuận trái luật và rất khó phát hiện ra, Luật cũng chưa có quy định chế tài nào cho hành vi này, rõ ràng điều đó đã không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của con trong vấn đề cấp dưỡng khi cha mẹ ly hôn.
Thực tế trong vụ án về yêu cầu cấp dưỡng nuôi con tại Tòa Án nhân dân Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Theo bản án sơ thẩm số 60/2013/HNGĐ-ST, Bà Nguyễn Bích Liên và ông Nguyễn Đức Tài là vợ chồng hợp pháp, có 01 con chung là trẻ Nguyễn Thành Đạt, sinh ngày: 12/01/2007, nhưng đã ly hôn theo bản án số 17/2012/DS-PT của Tòa án nhân dân thành phố HCM đã có hiệu lực pháp luật. Theo nội dung bản án thì bà được quyền trực tiếp nuôi dưỡng bé Đạt và yêu cầu ông Hùng có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con 1.000.000/ tháng.
Nhưng hiện nay bé Đạt ngày càng lớn, chi tiêu cho nhu cầu học tập, sinh hoạt ngày càng nhiều hơn nên bà yêu cầu ông Tài có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi bé Đạt mỗi tháng 2.00.000đ (hai triệu đồng) cho đến khi trẻ trưởng thành 18 tuổi. Bà Liên cho rằng chi phí học ở trường bán trú một tháng khoảng 600.000 đồng đến 800.000 đồng của năm học 2013 nhưng chưa có biên lai vì mới nhập học, còn các năm trước chi phí học bán trú khoảng gần 400.000đ/tháng, ngoài ra còn học thêm Anh văn 400.000 đồng/khóa, học bơi 500.000 đồng/môn, học bóng đá, chi phí sinh hoạt và thuốc men... (các khoản
này không có biên lai). Nay bà yêu cầu ông Hùng cấp dưỡng nuôi trẻ Đạt mỗi tháng 2.000.000đ (hai triệu đồng) đến khi trẻ trưởng thành 18 tuổi. Việc cấp dưỡng thực hiện khi bản án có hiệu lực pháp luật, giao nhận tại Thi hành án dân sự quận Tân Phú.
Tại Tòa, ông Tài không đồng ý vì hiện nay hoàn cảnh của ông cũng rất khó khăn, ông làm nghề thợ xây, mức thu nhập thấp và không ổn định, thu nhập trung bình khoảng 3.000.000đ/tháng nên không chấp nhận yêu cầu của bà Liên. Nếu bà Liên có khó khăn về kinh tế mà không nuôi được bé Đạt thì ông sẽ nuôi bé Đạt và không yêu cầu bà Liên cấp dưỡng nuôi con.
Nay ông xác định không có khả năng cấp dưỡng nuôi con theo yêu cầu bà Liên. Ông Hùng đồng ý cấp dưỡng nuôi trẻ Đạt mỗi tháng 1.500.000đ (năm trăm ngàn đồng) đến khi trẻ trưởng thành 18 tuổi.
Tòa án nhân dân Quận Tân Phú TP HCM quyết định:
- Chấp nhận yêu cầu của ông Nguyễn Đức Tài đồng ý cấp dưỡng nuôi trẻ Nguyễn Thành Đạt mỗi tháng 1.500.000đ
- Buộc ông Tài có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi trẻ Tăng Thành Đạt, sinh ngày: 12/01/2013 mỗi tháng 1.500.000đ cho đến khi trẻ Đạt trưởng thành đủ 18 tuổi. Việc cấp dưỡng được thực hiện tính kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Có thể thấy, quyết định của Tòa án nhân dân Quận Tân Phú là hợp lý, đã xét mức cấp dưỡng dựa vào mức thu nhập của ông Tài, mức sống tối thiểu của trẻ để đưa quyết định thay đổi mức cấp dưỡng, vừa để đảm bảo thi hành án cấp dưỡng, vừa đảm bảo cuộc sống của trẻ.
Như vậy, ở các địa phương khác nhau, nông thôn hay thành phố, đồng bằng hay miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội đã hoàn toàn khác nên “chi phí tối thiểu” cũng sẽ có sự chênh lệch, chưa kể đến việc giá cả năm nay so với năm trước đã khác. Ngoài ra, tính chất công việc, thu nhập tối thiểu của
người cấp dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới mức cấp dưỡng. Trên thực tế, nhiều trường hợp ly hôn, mức cấp dưỡng cho con rất thấp, không đảm bảo được cuộc sống của con nếu chỉ dựa vào tiền cấp dưỡng. Như trong trường hợp vụ án trên, thu nhập của ông Hùng không thể đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho việc học tập, sinh hoạt của con. Vậy, tại sao không quy định rõ ràng hơn mức cấp dưỡng cho con sẽ tính theo tỉ lệ phần trăm mức lương hoặc thu nhập tối thiểu của người cấp dưỡng, xét theo vùng do Chính phủ quy định để phù hợp với thực tế hơn.
Thứ tư, vướng mắc về thi hành án cấp dưỡng
Theo quy định của pháp luật, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn. Thi hành án là làm cho bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được thi hành trong thực tế. Những năm qua, công tác thi hành án cấp dưỡng cho con đã được cơ quan thi hành án đẩy mạnh và có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, việc thi hành án dân sự về cấp dưỡng là một trong những loại việc khó thi hành, mất nhiều thời gian, công sức và không đơn giản để kết thúc nhanh cho một vụ việc thi hành. Có thể dẫn ra một ví dụ như sau:
Theo theo bản án số 149/2016/TLST-HNGĐ Huyện Hàm Tân, Tỉnh Bình Thuận về việc ly hôn giữa Anh Hoàng Văn Xuân và chị Trần Thị Kim Anh. Tòa quyết định cho hai anh chị ly hôn, anh Xuân có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chung là Hoàng Thiên Nhật mỗi tháng 2.000.000đ( hai triệu đồng) tính từ khi bản án có hiệu lực pháp luật cho đến khi Hoàng Thiên Nhật đủ 18 tuổi và có khả năng lao động. Tuy nhiên, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, anh Xuân không chịu cấp dưỡng cho con đúng thời điểm và thời hạn. Chị Kim Anh nhiều lần đến cơ quan thi hành án để đôn đốc, hỏi thăm nhưng chấp hành viên bảo: “trường hợp này rất khó vì đương sự cố tình không chấp hành…”. Nhận thấy đã 3 tháng trôi qua, cơ quan thi hành án không có biện
pháp nào đối với người phải thi hành án, chị Hà làm đơn khiếu nại gửi lên trưởng Cơ quan thi hành án, nhưng nơi đây bảo chị về chờ…Mãi khi chị gửi đơn khiếu nại lên cơ quan thi hành án dân sự thành phố và Viện kiểm sát nhân dân huyện, kèm theo đơn xác nhận hoàn cảnh khó khăn thì cơ quan thi hành án mới tiến hành ra quyết định cưỡng chế bằng cách khấu trừ nguồn lương, nguồn thu nhập của người cha. Sau 6 tháng kiên trì chị mới chính thức nhận tiền cấp dưỡng. Từ ví dụ trên có thể thấy với sự kiên trì của người trực tiếp nuôi con cùng với cơ quan thi hành án dân sự thì việc cấp dưỡng nuôi con mới được thực hiện.
Ngoài ra, rất nhiều đơn yêu cầu thi hành án của các đương sự bị cơ quan thi hành án trả lại hoặc kéo dài từ năm này qua năm khác mà vẫn chưa được thi hành, vì một số nguyên nhân: người phải thi hành án có công việc và thu nhập ổn định nhưng không chịu cấp dưỡng nuôi con vì nguồn thu nhập của họ bị người chồng hoặc người vợ mới quản lý chặt chẽ, không cho họ sử dụng tiền để cấp dưỡng nuôi con riêng sau khi họ đã ly hôn.
Thi hành án cấp dưỡng cho con thường phải thực hiện trong một khoảng thời gian dài. Trên thực tế, việc cấp dưỡng cho con được thực hiện theo tháng. Do đó, cán bộ cơ quan thi hành án dân sự hàng tháng phải mất công đi thu cho đến khi người được cấp dưỡng trưởng thành.
Thi hành án là khâu cuối cùng của quá trình giải quyết vụ việc dân sự làm cho bản án của Tòa án được thực hiện trong thực tế, làm cho pháp luật thực sự là công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý xã hội mang lại công bằng cho người dân đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đối với những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn thì việc cấp dưỡng được thực hiện sẽ phần nào bù đắp những thiệt thòi mà chúng phải hành chịu. Vì vậy, cùng với việc hoàn thiện pháp luật về nội dung, công tác thi hành án cần được nhà nước quan tâm nhiều hơn để khắc phục những khó khăn, vướng mắc nhằm đưa các phán quyết của Tòa