Bản án số 485/2016/HNGĐ-PT về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn (Trang 60 - 73)

Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON SAU KHI LY HÔN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 2.1. Thực trạng thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi

2.1.2. Một số vụ việc điển hình

2.1.2.1. Bản án số 485/2016/HNGĐ-PT về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

 Tóm tắt được đầy đủ các tình tiết vụ việc

Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Lệ Minh; sinh năm 1969; địa chỉ 50/1 Đường số 5, khu phố 2, phường Bình Trung Tây, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh

Bị đơn: Ông Hoàng Văn Đồng, sinh năm 1966; địa chỉ: 306B đường Thân Văn Nhiếp, phường An Phú, Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh

Hai con: Hoàng Minh Anh sinh ngày 17/08/2006 và Hoàng Minh Anh Nam sinh ngày 08/06/2008.

Các tình tiết sự kiện:

Bà Nguyễn Thị Lệ Minh và ông Hoàng Văn Đồng đã ly hôn theo Bản án số 30/2014/HNGĐ-ST ngày 30/09/2014 của Tòa án nhân dân Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30/09/2014, theo bản án ông Đồng được quyền trực tiếp nuôi cả hai con chung của ông bà là Hoàng Minh Anh và Hoàng Minh Anh Nam. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật:

+ Ông Đồng không trực tiếp nuôi con mà lập giấy ủy quyền có chứng thực ngày 30/06/2015 tại UBND phường Trung Dũng, thành phố Biên

Hòa cho em gái là bà Hoàng Thị Kim nuôi cả hai con, với lý do là ông Đồng bận công việc.

+ Bà Minh đến thăm con nhưng bị cản trở, gây khó khăn trong việc tiếp cận với con và việc học hành của con

Ngày 01/02/2016 bà Nguyễn Lệ Minh có đơn kháng cáo yêu cầu Tòa án nhân dấn quận 2 sửa toàn bộ án sơ thẩm theo hướng chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà.

Ngày 25/03/2016 Tòa án nhân dân quận 2 đưa vụ án 02/2016/HNGĐ- ST ra xét xử phúc thẩm số 752/2016//QĐ-PT

+ Bà Minh cho rằng, bà có đủ điều kiện để nuôi dạy các con tốt hơn vì bà có nhà đất riêng, có thu nhập ổn định từ nhiều nguồn gốc khác nhau, nghề nghiệp của bà không bị giới hạn về thời gian nên có thể chăm sóc con tốt.

+ Ông Hoàng Văn Đồng Trình bày: từ trước khi ly hôn đến nay, ông là người nuôi dưỡng, chăm sóc các con đầy đủ về thể chất và tinh thần, không như mẹ của hai trẻ khi còn sống chung đã luôn đánh đập và dọa giết các con, khi ly hôn rồi mỗi khi đưa con đi chơi thường bỏ đói con và chấn lột đồ của con.

+ Cháu Hoàng Minh Anh: ba đánh con thường xuyên và mỗi lần mẹ đến thăm con ba không cho gặp mẹ, trình bày nguyện vọng ở với mẹ vì ba đánh con thường xuyên và mỗi lần mẹ đến thăm con ba không cho gặp mẹ

+ Cháu Anh Nam nêu nguyện vọng muốn ở với ba vì ba thương con + Bà Minh yêu cầu được trực tiếp nuôi cả hai con là Minh Anh và Anh Nam cho đến khi con đủ 18 tuổi.

+ Ông Đồng không đồng ý giao cả hai con cho bà Minh mà chỉ đồng ý giao 1 trẻ Hoàng Minh Anh cho bà Minh trực tiếp nuôi dưỡng.

Một số chứng cứ:

+ Bà Minh xuất trình đĩa CD ghi âm lời kể của con về việc ông Đồng sẽ không cho bà Minh được gặp con Anh Nam nếu ông Đồng được nuôi trẻ Anh Nam.

+ Theo biên bản của Công an phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, giữa bà Kim, ông Đồng và bà Minh đã xảy ra xô xát nhiều lần mỗi khi bà Minh đến thăm con, thể hiện việc bà Minh gặp khó khăn trong việc thăm nom con.

+ Theo biên bản của Công an phường Trung Dũng và kết quả xác minh của Tòa án Quận 2 về việc phía ông Đồng, bà Kim và bà Minh có 03 lần xô xát giằng co con tại trường học của 02 trẻ và tại quán phở của bà Kim nơi 2 trẻ đang sống, thể hiện bà Minh bị cản trở, gây khó khăn trong việc tiếp cận, chăm sóc 2 con.

Phân tích vụ việc

+ Về vấn đề pháp lý của vụ án

Đây là vụ án Hôn nhân gia đình về việc thay đổi người nuôi con sau ly hôn, do bị đơn là ông Đồng không thực hiện đúng nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con theo quy định của pháp luật, cản trở người vợ là bà Minh đến thăm nom và chăm sóc các con. Bà Minh khởi kiện lên tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, sau đó kháng cáo để giành quyền nuôi cả hai con.

Người trực tiếp nuôi con không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, bỏ bê con cái và giao cho người khác nuôi

Thứ nhất, Theo Khoản 1 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên. Như vậy, bà Minh có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

Theo Khoản 2 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con

Hai con của ông Đồng và bà Minh là: Hoàng Minh Anh sinh ngày 17/08/2006 và Hoàng Minh Anh Nam sinh ngày 08/06/2008. Xét đến thời điểm xét xử sơ thẩm vào 16/10/2015, hai bé đã đủ từ 7 tuổi. Tòa án phải xem xét nguyện vọng của con để giao cho bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Thứ hai, căn cứ vào Khoản 2 điều 83 Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con

Ông Đồng không có quyền cản trở bà Minh gặp con vì bà Minh không thuộc trường hợp tại Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

Như vậy, trên cơ sở yêu cầu của cha, mẹ vì lợi ích của con, thì Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Theo Điều 106 Luật HNGĐ 2014 quy định về Quyền, nghĩa vụ của cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột thì Bà Kim, em gái ông Đồng chỉ có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cháu Minh Anh và Anh Nam trong trường hợp không còn cha, mẹ, con hoặc ông bà nội, ông bà ngoại không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Nhận xét về quyết định của Tòa án:

Thứ nhất, theo quy định của pháp luật tại Khoản 2 Điều 81 Luật HNGĐ 2014: “trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao

con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.

Trong phiên tòa sơ thẩm, nguyện vọng của bé Anh Nam “muốn ở với ba vì ba thương con”, đã được Tòa án nhân dân quận 2 thành phố Hồ Chí Minh xem xét, và dựa trên điều kiện vật chất mà ông đảm bảo cho bé Anh Nam để đưa ra Quyết định giao bé cho ông Đồng nuôi. Nhưng Tòa án không hề xét đến nhiều trường hợp khác như tính chất công việc của người cha ( địa điểm xa trường học của con, tính chất công việc phải đi xa nhiều, nơi làm việc không đảm bảo điều kiện sinh hoạt của con); tình cảm chị em của hai đứa trẻ khi bị chia tách, dẫn đến việc ông Đồng được quyền nuôi con nhưng không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình là nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, mà mải làm ăn giao con cho người nhà (em gái) chăm sóc và nuôi dưỡng, nên quyền của trẻ không được đảm bảo. Dẫn đến việc bà Minh kháng cáo quyết định bản án sơ thẩm.

Thứ hai, đây là vụ án Hôn nhân gia đình về việc thay đổi người nuôi con sau ly hôn, do bị đơn là ông Đồng không thực hiện đúng nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con theo quy định của pháp luật, cản trở người vợ là bà Minh đến thăm nom và chăm sóc các con .Căn cứ vào Khoản 2 điều 83 Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Ông Đồng không có quyền cản trở bà Minh gặp con vì bà Minh không thuộc trường hợp Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

Thứ ba, Bà Kim, em gái ông Đồng chỉ có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cháu Minh Anh và Anh Nam trong trường hợp không còn cha, mẹ, con hoặc ông bà nội, ông bà ngoại không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng ( Điều 106, Luật HN&GĐ 2014)

Như vậy, ông Đồng đã vi phạm pháp luật về nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con theo Khoản 3 điều 82 Luật HNGĐ. Ra sức cản trở bà Minh

thăm nom con và giao quyền chăm sóc con cho em gái trái quy định pháp luật.

Về vấn đề đảm bảo hiệu quả việc áp dụng quy định này trên thực tế, Điều 53 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP đã quy định: “phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc […] giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của Tòa án[…]”

Nhưng trong trường hợp này, ông Đồng không bị xửa lý về hành vi cản trở quyền thăm nom của bà Minh, và xét thấy đấy mức xử phạt quá nhẹ cho hành vi cản trở quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con, không đủ sức răn đe người có hành vi vi phạm. Với những vướng mắc đang còn tồn tại của quy định pháp luật đã làm giảm hiệu quả việc áp dụng pháp luật trên thực tế, từ đó không đảm bảo được các quyền và lợi ích hợp pháp của con khi giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn.

Như vậy, khi quyết định giao con chưa thành niên cho ai nuôi dưỡng, ngoài việc căn cứ vào nguyện vọng của con (vì trong nhiều trường hợp trẻ em 7 tuổi con bị ép nêu nguyện vọng theo lời của bố mẹ) Tòa án phải xem xét toàn diện đến quyền lợi mọi mặt của con: về vật chất, tình cảm, cuộc sống, học tập. Và chế tài phạt vi phạm về cản trở quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con cần sửa đổi để đủ sức răn đe hành vi vi phạm ảnh hưởng đến quyền lợi của con sau khi cha, mẹ ly hôn.

2.1.2.2. Bản án số 1149/2015/HNPT về Tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con

Tóm lược đầy đủ các tình tiết của vụ án

Nguyên đơn: Nguyên đơn: Bà Vũ Thị Thu Phương, sinh năm 1980

Địa chỉ: 18D Công Hòa, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

Bị đơn: ông Mai Văn Tuấn, sinh năm 1978.

Địa chỉ: 786/2C Trường Chinh. Phường 15, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Bà và ông Mai Văn Tuấn tự nguyện kết hôn vào ngày 04 tháng 10 năm 2008 theo giấy chứng nhận kết hôn số 225 quyển số 01/2008 của Ủy ban nhân dân phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi kết hôn, vợ chồng chung sống không hạnh phúc, do tính tình hai bên không hợp nhau, thường xuyên cãi nhau, nhiều lần ông Tuấn còn đánh bà. Ông Tuấn có thái độ độc đoán như yêu cầu bà phải nghỉ việc và không cho bà giao tiếp với người khác. Khi bà sinh con thì ông Tuấn bỏ mặc bà trong bệnh viện không chăm sóc. Sau đó, bà Phương về nhà cha mẹ ruột sinh sống cho đến nay. Nay, tình cảm vợ chồng không còn nên bà Phương yêu cầu được ly hôn với ông Tuấn.

Về con chung: có 01 con chung là trẻ Mai Vũ Đức Nam, sinh ngày:

12/01/2009

Bản án sơ thẩm đã xét xử quyết định:

+Chấp nhận yêu cầu của bà Vũ Thị Thu Phương về yêu cầu ly hôn, quyền trực tiếp nuôi con và cấp dưỡng nuôi con. Chấp nhận một phần yêu cầu về chia tài sản chung của bà Vũ Thị Thu Phương.

+ Về quan hệ hôn nhân: Bà Vũ Thị Thu Phương được ly hôn ông Mai Văn Tuấn.

+ Về quyền trực tiếp nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi con: Giao cho bà Phương được quyền trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con chung là Mai Vũ Đức Nam, sinh ngày 11/11/2012.

+ Ông Mai Văn Tuấn có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 1.500.000đồng (Một triệu năm trăm ngàn đồng). Việc cấp dưỡng được thực hiện từ tháng 7/2015 cho đến khi trẻ Mai Vũ Đức Nam đủ 18 tuổi. Phương thức cấp dưỡng hàng tháng một lần tại cơ quan Thi hành án có thẩm quyền.

+ Không chấp nhận yêu cầu của bà Phương yêu cầu ông Tuấn giao tiền cấp dưỡng nuôi con một quí một lần vào tháng đầu tiên của quí.

+ Ông Tuấn được quyền thăm nom con, không ai có quyền cản trở. Vì lợi ích của con theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên có thể xin thay đổi người trực tiếp nuôi con. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi.

- Ngày 25/7/2015 nguyên đơn – Bà Vũ Thị Thu Phương có đơn kháng cáo, yêu cầu chia đôi số tiền có 126.000.000 đồng là tài sản chung của vợ chồng.

+ Tăng mức cấp dưỡng nuôi con 300000 vì bé Nam ngày càng lớn, chi tiêu cho nhu cầu học tập, sinh hoạt ngày càng nhiều hơn nên bà yêu cầu ông Tài có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi bé Nam mỗi tháng 3.000.000đ (ba triệu đồng) cho đến khi trẻ trưởng thành 18 tuổi. Bà Phương cho rằng chi phí học ở trường Mầm non Quốc tế một tháng khoảng 2.000.000 đồng của năm học 2015 nhưng chưa có biên lai vì mới nhập học, còn các năm trước chi phí học bán trú khoảng gần 1.500.000đ/tháng, ngoài ra còn học ngoại khóa (tiếng Anh, dã ngoại) chi phí sinh hoạt và thuốc men... (các khoản này không có biên lai). Nay bà yêu cầu ông Hùng cấp dưỡng nuôi bé Nam mỗi tháng 3.000.000đ (ba triệu đồng) đến khi trẻ trưởng thành 18 tuổi. Việc cấp dưỡng thực hiện khi bản án có hiệu lực pháp luật, giao nhận tại Thi hành án dân sự

quận Tân Bình

+Và bà Phương yêu cầu ông Tuấn phải cấp dưỡng một lần

+Ngày 18/7/2015 bị đơn – ông Mai Văn Tuấn kháng cáo yêu cầu thẩm phán xem xét: Ông Tuấn yêu cầu nuôi con và không yêu cầu bà Phương cấp dưỡng nuôi con. Nếu bà Phương nuôi con thì ông chỉ cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 1.500.000

Tại phiên tòa phúc thẩm

+ Nguyên đơn – Bà Vũ Thị Thu Phương vẫn giữ yêu cầu kháng cáo + Bị đơn - Ông Mai Văn Tuấn vẫn giữ yêu cầu kháng cáo

Tại Tòa, ông Tuấn không đồng ý vì hiện nay hoàn cảnh của ông cũng rất khó khăn, ông làm nghề xây dựng, mức thu nhập thấp và không ổn định, thu nhập trung bình khoảng 3.000.000 đến 5.000.000đ/tháng nên không chấp nhận yêu cầu về mức cấp dưỡng của bà Phương và cấp dưỡng một lần. Nếu bà Phương có khó khăn về kinh tế mà không nuôi được bé Nam thì ông sẽ nuôi bé Nam và không yêu cầu bà Phương cấp dưỡng nuôi con. Nay ông xác định không có khả năng cấp dưỡng nuôi con theo yêu cầu bà Phương. Ông Tuấn đồng ý cấp dưỡng nuôi bé Nam mỗi tháng 1.500.000đ (một triệu năm trăm ngàn đồng) đến khi trẻ trưởng thành 18 tuổi.

Quyết định của Tòa án

Sửa bản án hôn nhân sơ thẩm

+ Về quan hệ hôn nhân: Bà Vũ Thị Thu Phương được ly hôn ông Mai Văn Tuấn.

+ Về quyền trực tiếp nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi con:

Giao cho bà Phương được quyền trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con chung là Mai Vũ Đức Nam, sinh ngày 11/11/2012.

Ông Mai Văn Tuấn có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 1.500.000đồng. Việc cấp dưỡng được thực hiện từ tháng 7/2015 cho đến khi trẻ Mai Vũ Đức Nam đủ 18 tuổi. Phương thức cấp dưỡng hàng tháng một lần tại cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền.

+ Không chấp nhận yêu cầu của bà Phương yêu cầu ông Tuấn giao tiền cấp dưỡng nuôi con một quí một lần vào tháng đầu tiên của quí.

+ Ông Tuấn được quyền thăm nom con, không ai có quyền cản trở. Vì lợi ích của con theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên có thể xin thay đổi người trực tiếp nuôi con. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi.

Phân tích bản án.

Vấn đề pháp lý của vụ án:

Đây là vụ án ly hôn do mâu thuẫn gia đình. Khi giải quyết hậu quả pháp lý của việc ly hôn về quy định về mức cấp dưỡng cho con giữa cha, mẹ còn nhiều mâu thuẫn không đi đến thỏa thuận chung. Do không đồng ý với quyết định của bản án sơ thẩm số 43/2015/TLPT-HN: Bà Phương đã kháng cáo đòi tăng mức cấp dưỡng nuôi con từ 1.500.000 lên 3.000.000 ( ba triệu đồng)

Theo Khoản 1 Điều 116 Luật HNGĐ quy định về mức cấp dưỡng . Ông Tuấn và bà Phương không đi đến thỏa thuận chung về mức cấp dưỡng cho con, vậy nên, Tòa án nhân dân quận Tân Bình đã căn cứ về thu nhập của ông Tuấn, và xét về quyền lợi, nhu cầu thiết yếu của bé Nam trong cuộc sống để đưa ra mức cấp dưỡng phù hợp là 1.500.000.

Thứ hai, theo điểm b Điều 11 của Nghị Quyết số 02/2000/NQ-HĐTP có hai căn cứ để xác định mức cấp dưỡng là: căn cứ vào thu nhập, khả năng

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn (Trang 60 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)