Cơ cấu tổ chức của khách sạn Imperial Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn imperial huế (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LƯU TRÚ

2.1 Tổng quan về khách sạn Imperial Huế

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của khách sạn Imperial Huế

Một doanh nghiệp muốn đi vào hoạt động một cách suôn sẻ, xử lý các vướng mắc một cách nhanh chóng thì phải xây dựng cho mình một bộ máy cơ cấu tổ chức khoa học, linh hoạt và phù hợp với thực tế của doanh nghiệp. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể khai thác tối đa tiềm năng của người lao động góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.

Bộ máy tổ chức của khách sạn Imperial Huế:

Đại học kinh tế Huế

29

(Nguồn: Khách sạn Imperial Huế) Sơ đồ 2.5 : Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lí của khách sạn Imperial Huế.

TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN GIÁM ĐỐC

TRỢ LÍ TỔNG GIÁM ĐỐC

NHÂN SỰ

Sales &

Marketing

Lễ tân, QHKH

Buồng phòng,

giặt là

Bếp trưởng

Tài chính,

kế toán Bảo trì IT Nhà hàng An ninh

NV

PT Bếp Á

PT Bếp Âu

PT Bếp Bánh

PT NH Nhật

PT NH Imperial

PT Bar Piano

PT Bar Panorama

NV NV

NV

NV NV NV

NV NV NV NV NV NV

Đại học kinh tế Huế

30

Tổng giám đốc: Là người đứng đầu khách sạn, có thẩm quyền và chức năng cao nhất trong việc điều hành và quản lí khách sạn. Đây là người trực tiếp điều hành các hoạt động kinh doanh của khách sạn thông qua việc kiểm tra việc thực hiện của các bộ phận cấp dưới.

Trợ lý giám đốc: Là người tham mưu cho Tổng giám đốc để đưa ra các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Đây còn là người tổ chức, thực hiện các kế hoạch kinh doanh.

Phòng nhân sự: Đây là bộ phận giữ vai trò thực hiện các quyết định của giám đốc nhân sự, lương thưởng của đội ngủ nhân viên, việc tuyên chọn, đào tạo, sắp xếp nhân viên vào từng bộ phận. Đảm bảo nguồn nhân lực cho khách sạn vào bất kì thời điểm nào.

Phòng tài chính kế toán: Bộ phận tham mưu cho giám đốc về các quyết định tài chính, kế toán theo đúng quy đinh của pháp luật, tiến hành phân tích tài chính, diễn giãi các báo cáo định kỳ của khách sạn.

Sales & Marketing, Reservation: Đây là bộ phận đưa ra các chiến lược marketing cho khách sạn nhằm giới thiệu, thu hút khách hàng. Ngoài ra, bộ phận này còn quản lý việc liên hệ với các nhóm khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Bộ phận này còn xử lý các vấn đề liên quan đến đăng kí, đặt và hủy phòng của khách hàng.

Buồng phòng, giặt là: Đây là bộ phận đảm nhiệm việc vệ sinh phòng ngủ và các không gian công cộng khác. Ngoài ra, bộ phận này còn đảm nhiệm việc theo dõi các thiết bị trong phòng ngủ và báo cáo tình hình phỏng cho lễ tân. Bộ phận giặt là là đảm nhiệm việc giặt đồ áo quần của khách hàng và các trang thiết bị bằng vải của khách sạn.

Lễ tân, quan hệ khách hàng: Là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, giới thiệu các dịch vụ của khách sạn và là cầu nối giữa khách hàng và các bộ phận khác. Đây còn là bộ phận tham gia vào các hoạt động: đón tiếp, bố trí phòng, thanh toán, nhận khiếu nại của khách…

Bếp trưởng: Là người quản lí trực tiếp bộ phận bếp của khách sạn, đưa ra các tiêu chuẩn về thời gian, thao tác chế biến,thực đơn, chất lượng các món ăn… Đảm bảo hiệu quả hoạt động của bộ phận này.

Đại học kinh tế Huế

31

Bộ phận bảo trì: Là bộ phận chịu trách nhiệm bão dưỡng, sữa chữa, vận hành hệ thống máy móc, thiết bị của khách sạn để đảm bảo cho việc hoạt động 24/24.

Bộ phận IT: Là bộ phận đảm bảo việc tổ chức, quản lí, nâng cấp, bảo trì, sữa chữa hệ thống mạng nội bộ, hệ thống phần mềm, máy tính…

Bộ phận nhà hàng: Chịu trách nhiệm phục vụ các bữa ăn bình thường của khách cũng như những bữa tiệc lớn, nhỏ đúng quy trình nghiệp vụ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bộ phận an ninh: Là bộ phận hướng dẫn cho khách từ chỗ để xe, vận chuyển hành lý hay đến việc đảm bảo an ninh cho khách hàng và nhân viên trong khu vực khách sạn.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn imperial huế (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)