Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 234 - 241)

NÂNG CAO HIẸU QUẢ TRANH TỤNG

1.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Những hạn chế, tồn tại trong thực tiễn xét xử của các TAQS là do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

1) Những bất cập trong hệ thống pháp luật của nước ta nói chung và pháp luật hình sự, dân sự và tố tụng. Mặt khác, việc giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền cũng chưa đầy đủ, kịp thời. Những khiếm khuyết này đã được chỉ ra trong Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị: "Pháp luật trong lĩnh vực tư pháp chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và còn nhiều sơ hở. Công tác xây dựng, giải thích, hướng dẫn và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có pháp luật về lĩnh vực tư pháp còn nhiều bất cập và hạn chế".

2) Sự hạn chế về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm của một số Thẩm phán TAQS cũng là một nguyên nhân quan trọng làm hạn chế chất lượng và hiệu quả hoạt động xét xử cần được khắc phục. Thực tiễn xét xử cho thấy, một số ít Thẩm phán chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, không thường xuyên tự giác học tập, nghiên cứu, cập nhật kiến thức pháp luật để nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp. Sự hạn chế về trình độ nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp làm cho Thẩm phán không có phương pháp khoa học để xem xét, đánh giá chứng cứ một cách khách

quan, toàn diện và đầy đủ dẫn đến sai lầm trong quá trình xét xử các vụ án.

Một số Thẩm phán còn chủ quan, đơn giản, thiếu thận trọng và tỉ mỷ trong nghiên cứu hồ sơ vụ án và làm các công tác chuẩn bị cho việc xét xử tại phiên toà nên bị động, lúng túng không kịp thời xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình xét xử;...

3) Hoạt động kiểm tra, giám đốc việc xét xử, tổng kết thực tiễn xét xử và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật của TAQS cấp trên đối với các TAQS cấp dưới cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật của các TAQS. Nhìn chung, công tác kiểm tra, giám đốc án, tổng kết, rút kinh nghiệm xét xử trong những năm gần đây đã được các TAQS quan tâm, tiến hành thường xuyên và đã phát huy tác dụng kịp thời, thiết thực đối với thực tiễn xét xử. Bên cạnh đó, trong công tác tổ chức hoạt động xét xử, một số ít Chánh án, Phó chánh án các TAQS chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra, đôn đốc về việc thực hiện các quy định của pháp luật và chất lượng xét xử, các bản án trong hoạt động xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân và Thư ký Toà án của đơn vị mình, ủy ban Thẩm phán của một số TAQS cấp quân khu hoạt động chưa đồng đều, chưa phát huy tốt vai trò của mình trong việc sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm xét xử và chưa làm tốt công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật đối với các TAQS khu vực, chưa có các giải pháp hữu hiệu, cụ thể để khắc phục kịp thời những hạn chế, sai sót về xét xử.

2. Một số giải pháp nhằm nâng chất lượng, hiệu quả xét xử của các Toà án Quân sự

Cải cách tổ chức, hoạt động của Toà án được xác định là khâu trung tâm và xét xử là khâu đột phá của quá trình cải cách tư pháp ở nước ta giai đoạn hiện nay. Mặt khác, hoạt động xét xử trực tiếp đụng chạm đến các quyền và tự do cơ bản (kể cả quyền sống) của công dân nhằm xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp

1

của công dân, không làm oan người vô tội đồng thời không được bỏ lọt tội phạm. Hoạt động xét xử của Tòa án nói chung và của TAQS nói riêng được thực hiện tại phiên tòa với sự tham gia đầy đủ của các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án. Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa và việc phán quyết của Toà án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo,... là một trong những yêu cầu cơ bản của công cuộc cải cách tư pháp mà Nghị quyết số 08- NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính tri đề ra. Vì vậy, để khắc phục những bất cập, tồn tại và vướng mắc trong thực tiễn, nâng cao chất lượng, hiệu quả xét xử của các TAQS, cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp cụ thể theo các hướng sau đây:

2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tư pháp hình sự

Mặc dù đã nhiều lần được sửa đổi bổ sung nhưng hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật trong lĩnh vực tư pháp của nước ta nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề không đồng bộ, thiếu thống nhất và tính khả chưa cao. Vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật (bao gồm cả pháp luật về tư pháp hình sự) là hết sức cần thiết nhằm thể chế hóa đầy đủ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta về cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã được xác định trong các Nghị quyết số 48-NQ/TW và số 49-NQ/TW ngày 25/5/2005 của Bộ Chính trị; Đáp ứng kịp thời yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới; chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, đồng thời không làm oan người vô tội, mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời và chính xác. Chúng tôi có một số kiến nghị sửa đổi bổ sung một số quy định của BLTTHS, BLHS và BLDS, cụ thể như sau:

* Về một s ố quy định của BLTTHS:

Thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp: "Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định

rõ hơnõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham ị.ham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh;

nâng ciâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử...", cần thiết phải xây dựng rlựng một cơ chế tố tụng mới, trong đó “phân định rõ thẩm quyền quản lý hành aành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp nháp theo hướng tăng quyển và trách nhiệm cho điều tra viên, kiểm sát viên và thârà thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịrà chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình. ninh. Vì vậy, một số quy định của BLTTHS cần được sửa đổi bổ sung, cụ thể như đâihư đây:

1 1) Chúng tôi cho rằng BLTTHS cần bổ sung một nguyên tắc mới - nsuyênguvên tắc tranh tu m với tư cách là một trong những nguyên tắc cơ bản của T l HS.rrHS. Đây cũng là căn cứ để hoàn thiện các quy định khác của BLTTHS và là cơ sà cơ sở để phân định rõ ba chức năng cơ bản trong TTHS giữa bên buộc tội, bên bà)ên bào chữa và Toà án; phân loại các chủ thể tham gia vào quá trình TTHS;

xác địiác định các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ cũng như trình tự tố tụng tại phiên Dhiên toà.

2 2) Theo quy định của BLTTHS thì khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và ập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 16); Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đheo đa số (Điều 17). Mặt khác, theo Điều 185 BLTTHS, thì đa số các thành viên tr iên trong HĐXX là Hội thẩm. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy do các hội tháội thẩm thường là những người không có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về xét xử;ét xử nên khi tham gia vào quá trình xét xử, họ thường có tâm lý ỷ nại và phụ thuộc huộc vào thẩm phán chủ toạ phiên toà. Vì vậy, trên thực tế nguyên tắc “khi xét xư;ét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” trong nhiều trườngrường hợp chỉ mang tính hình thức dễ dẫn đến việc xét xử oan, sai. Để khắc phục tèhục thực trạng này, chúng tôi cho rằng Điều 185 BLTTHS cần được sửa đổi bổ sun>ổ sung theo hướng quy định các thẩm phán phải chiếm đa số trong HĐXX.

3) Trình tự xét hỏi tại phiên toà theo quy định của BLTTHS là chưa phù hợp với chức năng của các bên và Toà án trong TTHS. Vì vậy, theo chúng tôi cần sửa đổi bổ sung các quy định của BLTTHS theo hướng chuyển trách nhiệm chính trong xét hỏi cho các chủ thể thuộc bên buộc tội và bên bào chữa. Việc xét hỏi của các thành viên HĐXX chỉ mang tính chất bổ sung, hỗ trợ cho các bên khi cần thiết để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án mà vì lý do nào đó các bên không làm rõ được. Có như vậy, HĐXX, nhất là chủ toạ phiên toà mới điều kiện tập trung theo dõi, giám sát quá trình tranh tụng giữa các bên và xem xét, đánh giá các tình tiết cũng như các chứng cứ về vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ để có phán quyết đúng đắn và chính xác về vụ án.

4) Trình tự phát biểu khi tranh luận, đối đáp theo quy định tại các điều 217 - 218 của BLTTHS hiện hành vừa không phù hợp với lô gíc cũng như chức năng của các bên trong TTHS vừa chưa bao quát đầy đủ các chủ thể có quyền tham gia tranh luận. Vì vậy, các quy định tại Điều 217 và 218 BLTTHS cần được sửa đổi bổ sung theo hướng xác định trình tự phát biểu khi tranh luận, đối đáp bắt đầu từ các chủ thể thuộc bên buộc tội rồi đến các chủ thể thuộc bên bào chữa, trong đó bị cáo và người bào chữa có quyền phát biểu sau cùng. Đồng thời bổ sung quyền tranh luận đối đáp của đại diện hợp pháp của bị cáo.

5) Để có căn cứ giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giữa TAND và TAQS, khắc phục tình trạng TAND không nắm được quy định của Pháp lệnh tổ chức TAQS nên vẫn thụ lý xét xử cả những bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS, cần bổ sung vào cuối quy định tại Điều 173 BLTTHS nội dung sau đây: “Trong trường hợp vụ án vừa cố bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc

thẩm quyền xét xử của TAND thì TAQS xét xử toàn bộ vụ árì\

* Về một sô quy định của BLHS:

1) Vê một s ố tình tiết tăng nặng TNHS ( khoản 1 Điều 48 BLHS): Trong BLHS không quy định rõ thế nào là “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”

nên việc nhận thức và áp dụng tình tiết này trong thực tiễn còn có sự khác nhau không đảm bảo tính công bằng, bình đẳng và sự thống nhất trong áp dụng pháp luật giữa các Tòa án. Vì vậy, chúng tôi cho rằng điểm b khoản 1 Điều 48 BLHS cần bổ sung quy định với nội dung: "Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là phạm tội nhiêu lần, liên tục nhằm mục đích vụ lợi hay làm giàu bất chính đã trở thành cố hệ thống tạo nên nguồn thu nhập cơ bản, nguồn sống chủ yếu của người phạm tội". Ngoài ra, các tình tiết "phạm tội có tính chất côn đồ" (điểm d); "phạm tội vì động cơ đê hèn" (điểm đ) cũng cần có sự giải thích chính thức trong BLHS.

2) Tương tự, cũng cần có sự giải thích trong BLHS về các tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS như: " người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm tác hại của tội phạm (điểm a); "người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả" (điểm b); "phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn" (điểm g); “xâm phạm tài sản của Nhà nước” (điểm i);...

3) Việc áp dụng biện pháp tư pháp về tịch thu, bồi thường theo quy định tại Điều 41 và Điều 42 BLHS, nhất là đối với tài sản bị mua đi bán lại nhiều lần, qua nhiều cầu, tài sản thuộc loại cấm lưu hành,... cũng cần có sự giải thích chính thức trong BLHS để có sự nhận thức và áp dụng thống nhất trong xét xử.

4) Để khắc phục khiếm khuyết về mặt lập pháp cần bỏ từ ''trên ' trong quy định tại điểm d khoản 1 Điều 140 BLHS “Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng”.

Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm và tăng cường công tác giải thích, hướng dẫn thi hành pháp luật để có nhận thức và áp dụng thống nhất giữa các cơ quan áp dụng. Thực tiễn cho thấy, do có nhiều lý do khác nhau, cả chủ quan và khách quan mà một số quy định của pháp luật không được rõ ràng, cụ thể nên khó áp dụng trong thực tiễn hoặc có những cách hiểu khác nhau giữa các chủ thể áp dụng.

2.2. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám đốc việc xét xử, tổng kết thực tiễn xét xử và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật

Hoạt động kiểm tra, giám đốc việc xét xử của TAQS Trung ương và TAQS cấp quân khu; công tác tổng kết thực tiễn xét xử và hướng dãn áp dụng pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động xét xử của các TAQS.

Thực tiễn xét xử cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, tồn tại là do hoạt động này có nơi, có lúc chưa được quan tâm thường xuyên, đúng mức. VI vậy, để nâng cao chất lượng xét xử của các TAQS, TAQS Trung ương và TAQS cấp quân khu cần thực hiện tốt hơn nữa các mặt hoạt động này.

Phòng giám đốc kiểm tra TAQS Trung ương và các Thẩm tra viên các TAQS cấp quân khu có nhiệm vụ kiểm tra các bản án, các quyết định của các TAQS cấp dưới để phát hiện kịp thời, chính xác những sai sót về áp dụng pháp luật của các TAQS và đề xuất các biện pháp khắc phục kịp thời (rút kinh nghiệm hoặc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm). Đồng thời cần chú trọng và thực hiện tốt công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại liên quan đến hoạt động xét xử; trực tiếp kiểm tra công tác xét xử của các TAQS cấp dưới.

ủ y ban Thẩm phán TAQS Trung ương và TAQS cấp quân khu có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật và tổng kết thực tiễn xét xử để rút ra các bài học kinh nghiệm cần thiết và có giải pháp khắc phục kịp thời, có hiệu quả những bất cập, vướng mắc và sai sót trong thực tiễn xét xử. Cần kiện toàn tổ chức và hoạt động của Phòng giám đốc kiểm tra TAQS Trung ương; đội ngũ Thẩm tra viên và ủ y ban Thẩm phán TAQS các cấp để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật. Có kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với hoạt động xét xử của các TAQS cấp dưới. Thường xuyên tổ chức hội thảo khoa học, tập huấn nghiệp vụ và nghiên cứu xây dựng các đề tài, chuyên đề về áp dụng pháp luật trong xét xử.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 234 - 241)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(248 trang)