Đặc tr−ng trầm tích tầng mặt

Một phần của tài liệu Đánh giá diễn biến môi trường và chất lượng trầm tích hệ đầm phá Tam Giang Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) (Trang 32 - 33)

Cát hạt lớn - trung: phân bố trên cồn vát chắn ngoài đầm phá. Các cửa đầm phá và các bãi hẹp ven chân núi Đá Bạch. Chúng th−ờng gặp có màu vàng nhạt, vàng nâu. Thành phần chủ yếu là cát hạt lớn - trung chiếm 35 - 70 %, cát hạt nhỏ và bột chiếm 20 - 40 %. Giá trị Md xác định đ−ợc thay đổi từ 0,5 - 0,52 mm (trung bình là 0,38 mm), độ chọn lọc tốt với So thay đổi từ 1,3 - 1,5.

Cát hạt nhỏ: phân bố ở hầu hết các bãi triều trong đầm phá và lòng lạch cửa sông (H−ơng, Thuận An). Riêng đầm Sam, trầm tích cát hạt nhỏ chiếm đến 3/5 diện tích đáy đầm [5]. Th−ờng gặp cát có màu vàng nâu, màu xám, màu đen, xám lục. Thành phần chủ yếu gồm 40 - 50 % cát hạt nhỏ, 20 - 40 % là bột lớn, cát hạt lớn, hạt trung và bột nhỏ ở mức 10 - 30 %. Giá trị Md xác định đ−ợc thay đổi từ 0,12 - 0,32 mm, độ chọn lọc khá tốt với So thay đổi từ 1,3 - 1,8.

Bùn bột phân bố rộng rãi trên đáy đầm phá, chiếm hầu hết diện tích đáy đầm Cầu Hai, Thủy Tú và Tam Giang. Bùn bột th−ờng có màu xám đen, đen, xám nâu, xám vàng và xám xanh. Quy luật phân bố là phân dị theo độ sâu, càng xuống sâu cấp hạt mịn càng chiếm −u thế [5].

+ Bột lớn: trầm tích bột th−ờng gặp có màu xám đen, đen, nâu, xám vàng, xanh lục. Thành phần chủ yếu gồm bột lớn chiếm 35 - 55%, cát nhỏ th−ờng chứa 17 - 28%, khi hàm l−ợng cát lớn có thể gọi là bột cát, bột cát nhỏ 20 - 40%. Giá trị Md xác định đ−ợc thay đổi từ 0,05 - 0,08 mm, có mặt ở cả 3 tầng với Md xác định nh− sau: tầng mặt và tầng giữa là 0,069 mm, tầng d−ới là 0,066 mm. Giá trị trung bình là 1,95 thay đổi trong khoảng 1,3 - 3,0 (có lúc gặp lớn hơn). Bột lớn th−ờng có độ chọn lọc trung bình đến kém. Trầm tích bột th−ờng phân bố ở độ sâu nhỏ hơn 1,5 - 2 m.

+ Bột nhỏ: giá trị Md tập trung trong khoảng 0,0027 - 0,0029 mm, trầm tích có độ chọn lọc trung bình sới So = 2,2 - 3,4.

Trầm tích bùn sét hiếm gặp trong đầm phá, phân bố thành các rải nhỏ rải rác ở Tam Giang, Thủy Tú và Cầu Hai với độ sâu từ 2 - 7m. Bùn sét th−ờng có màu xám xanh lục đặc tr−ng. Có sự t−ơng đồng về hàm l−ợng cấp hạt ở hai khu vực Tam Giang và Thủy Tú nh−ng ở đầm Cầu Hai hàm l−ợng các cấp hạt <0,01mm chiếm −u thế hơn [5]. Giá trị Md giảm từ Tam Giang đến Cầu Hai nh−ng độ chọn lọc trầm tích ở Cầu Hai lại tốt hơn và đặc biệt hàm l−ợng mùn bã ở đây cũng rất cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá diễn biến môi trường và chất lượng trầm tích hệ đầm phá Tam Giang Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) (Trang 32 - 33)