Các loài cá

Một phần của tài liệu Đánh giá diễn biến môi trường và chất lượng trầm tích hệ đầm phá Tam Giang Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) (Trang 29 - 30)

5. Đặc tr−ng của khu hệ sinh vật trong vịnh

5.5.Các loài cá

Kết quả nghiên cứu (Vũ Trung Tạng, Đặng Thị Sy, 1978; Võ Văn Phú, 1995, 1997; Võ Văn Phú và nnk, 2000) đã xác định đ−ợc 171 loài, gồm 100 giống, 62 họ, thuộc 17 bộ cá sống trong hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh

Thừa Thiên Huế. Trong đó bộ cá V−ợc (Perciformes) gồm 33 họ (chiếm 53,23% số họ) với 97 loài (chiếm 56,73% số loài) là bộ −u thế nhất. Tiếp theo,

số loài đông lần l−ợt thuộc các bộ: cá Đối (Mugiliformes) có 14 loài, chiếm 8,19% và bộ cá Trích (Clupeiformes) 10 loài chiếm tỷ lệ 5,58%. Những bộ còn

lại có số loài không nhiều, chỉ chiếm không quá 5% tổng số loài đã đ−ợc xác định, trong đó có 6 bộ chỉ có một họ và 1 loài Khi so sánh với các khu hệ cá của các cửa sông và vũng vịnh nông dọc bờ biển có thể khẳng định rằng, khu hệ cá phá Tam Giang - Cầu Hai có quan hệ gần gũi nhiều hơn với các cửa sông ở phía Bắc và mang nguồn gốc từ khu hệ cá vịnh Bắc Bộ (Vũ Trung Tạng và Đặng Thị Sy, 1978; Võ Văn Phú, 2000).

nhóm:

+ Nhóm cá n−ớc lợ cửa sông: gồm các loài rộng nhiệt, rộng muối sống ở ven bờ nhiệt đới, có mặt th−ờng xuyên trong vùng đầm phá. Đa số các loài của nhóm này thuộc các họ Clupeidae, Engraulidae trong bộ cá Trích, Atherinidae

trong bộ cá Suốt, Belonidae, Hemirhamphidae trong bộ cá Kìm, Mugilidae trong bộ cá Đối, Serranidae, Theraponidae, Apogonidae, Leiognathidae, Gerridae, Lutianidae, Gobiidae, Siganidae... thuộc bộ cá V−ợc, Bothidae, Soleidae thuộc bộ cá Bơn… Chúng đã tạo nên sản l−ợng khai thác khá đồng đều qua các tháng hàng năm.

+ Nhóm cá có nguồn gốc n−ớc mặn: nhóm này có số l−ợng khá đông và chủ yếu thuộc các loài của nhiều họ trong bộ cá V−ợc (Perciformes), thích nghi với nồng độ muối khá thấp, nh−ng ít dao động nên sự xuất hiện của chúng phụ thuộc theo mùa và theo từng vùng của đầm phá. Đa số các loài phân bố ở khu

vực gần các cửa biển Thuận An, T− Hiền, nơi nồng độ muối khá cao 15 - 30‰, và có thể xâm nhập sâu vào phá khi triều c−ờng, nhất là trong thời kỳ

mùa khô để kiếm ăn hoặc sinh sản. Đại diện của nhóm này thuộc các họ:

Synodontidae, Muraenidae, Muraenesocidae, Centropomidae, Priacanthidae, Carangidae, Pomadasyidae, Psettidae, Trichiuridae, Platycephalidae, Tetrodontidae...

+ Nhóm cá có nguồn gốc n−ớc ngọt: sau khi mở thêm cửa mới và mở rộng các cửa biển cũ do trận lũ lịch sử (11/1999) nồng độ muối của phá Tam Giang - Cầu Hai, nhất là các phá phía Nam sông H−ơng tăng lên. Do vậy, các loài cá n−ớc ngọt bị thu hẹp vào phần hạ l−u các sông và chỉ xuất hiện đông vào thời kỳ n−ớc lũ vào tháng 9 đến tháng 12. Những đại diện chính của nhóm này thuộc các

họ Cyprinidae, Notopteridae, Clariidae, Synbranchidae, Anabantidae,

Ophiocephalidae... Một số loài trong chúng có giá trị kinh tế cao và cho sản l−ợng khai thác đáng kể nh− cá Dầy (Cyprinus centralus), cá Thát Lát (Notopterus notoptrus)...

+ Nhóm cá di c−: thuộc nhóm này có hai nhóm chính: Một số loài cá từ vùng biển gần bờ di c− vào phá hoặc qua phá vào hạ l−u sông để đẻ trứng nh− cá mòi (Clupanodon), cá Hồng (Lutianus), cá Cơm (Stolephorus), cá Căng (Therapon)... Một số loài khác cá sống ở đầm phá di c− ra biển để đẻ trứng nh−

cá Đối (Mugil), cá Mú (Ephinephelus)...

Một phần của tài liệu Đánh giá diễn biến môi trường và chất lượng trầm tích hệ đầm phá Tam Giang Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) (Trang 29 - 30)