CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÔNG NGHỆ ĐỊNH VỊ ĐỘNG THỜI GIAN THỰC
3.1. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU
* Địa điểm nghiên cứu, quy mô xây dựng, các thông số kỹ thuật chủ yếu:
- Công trình Học viện Kỹ thuật Quân sự, địa chỉ số 236, đường Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Công trình gồm 2 đơn nguyên tháp A cao 18 tầng, tháp B cao 15 tầng và khối đế cao 6 tầng nằm giữa hai tháp: Trong đó 01 tầng hầm chung cho cả hai đơn nguyên làm ga – ra để xe và các phòng kỹ thuật. Tầng mái bao gồm tum thang kết hợp làm phòng kỹ thuật thang máy, bể chứa nước.
- Diện tích khu đất xây dựng công trình là: 13.186 m² - Diện tích xây dựng công trình là: 4.434 m²
- Mật độ xây dựng công trình là: 35.11%
- Hệ số sử dụng đất là: 4.72 lần
- Tổng diện tích sàn xây dựng phần nổi: 18.323 m²
- Chiều cao tầng 1 là 5,4 m, tầng hầm và các tầng trên cao từ 3,0 m đến 3,5 m.
- Diện tích sàn xây dựng: 2.658 m², chiều cao công trình: 70,65 m²
- Giao thông: Mỗi đơn nguyên được bố trí 06 thang máy trong đó 01 thang để chuyên chở hàng hóa, 02 thang bộ từ tầng hầm lên tầng mái.
3.1.1. Vị trí khu đo a.Vị trí địa lý
Công trình Nhà ở học viên S9 – Học viện Kỹ thuật Quân sự.
- Phía Nam giáp với Khoa quốc tế và hội trường của Học viện, - Phía Tây giáp với tòa nhà S11 của Học viện,
- Phía Bắc giáp với khu đô thị Cổ Nhuế, - Phía Đông giáp với khu dân cư.
- Khu vực thực nghiệm nằm trong phạm vi Học viện Kỹ thuật Quân sự, đường Hoàng Quốc Việt, quận Bắc từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Khu vực quận Bắc Từ Liêm có số lượng dân số khoảng 410.000 người.
Với mật độ 12.701 người/km². Diện tích khoảng 32,27 km².
- Quận Bắc Từ Liêm gồm có 9 phường: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế
- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu quận Bắc Từ Liêm nổi bật là gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông;
được chia thành bốn mùa rõ rệt trong năm. Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 120 kcal/cm2, nhiệt độ trung bình năm 24,9°C, độ ẩm trung bình 80 - 82%. Lượng mưa trung bình trên 1700 mm/năm (khoảng 114 ngày mưa/năm).
3.1.2. Nhiệm vụ triển khai và yêu cầu đạt được
Công tác trắc địa công trình bao gồm các công đoạn sau:
- Lập bản đồ quy hoạch (bao gồm xây dựng lưới khống chế) tỷ lệ 1:2000 cho quy hoạch vùng, quy hoạch sơ bộ, quy hoạch phương án xây dựng công trình, nhằm đấu thầu và lựa chọn phương án khả thi.
- Lập quy hoạch chi tiết (bao gồm xây dựng lưới khống chế) tỷ lệ 1:500 cho nhiệm vụ thiết kế và thi công các công trình, các bộ phận công trình.
- Đo vẽ hoàn công công trình sau khi thi công, nhằm xác định mức độ chính xác của công tác xây dựng.
- Bố trí công trình trong quá trình thi công xây lắp hoặc xây dựng.
- Quan trắc biến dạng các hạng mục quan trọng của công trình trong quá trình thi công và qúa trình sử dụng.
Công nghệ GPS/GNSS là một công nghệ hiện đại, được ứng dụng trong hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, không chỉ trong trắc địa bản đồ, mà còn trong công tác xây dựng công trình. Tuy nhiên, do hạn chế về quá trình quan
trắc vệ tinh, độ chính xác vị trí điểm định vị, cho nên các kỹ thuật định vị GPS/GNSS chỉ được ứng dụng trong một số trường hợp cụ thể.
Đương nhiên, khi thành lập bản đồ quy hoạch và xây dựng lưới khống chế, công nghệ GPS/GNSS được ứng dụng như một lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, các công việc khác thì còn tùy thuộc vào kỹ thuật định vị GPS/GNSS mà triển khai và áp dụng cho phù hợp. Trước đây, đã có nhiều nhà khoa học, nhiều kỹ sư trắc địa công trình ứng dụng kỹ thuật định vị GPS/GNSS tương đối - tĩnh để xác định tim trục công trình ở dưới mặt đất nền hay trên sàn tầng cao. Kỹ thuật tương đối - tĩnh cho kết quả định vị chính xác cỡ mm về mặt bằng, nhưng thời gian thực hiện kéo dài vài giờ, từ lúc đo đạc cho đến xử lý và hoàn nguyên điểm tim trục. Điều này ảnh hưởng đến thời gian thi công, đặc biệt các công trình trong thành phố có tiến độ gấp rút. Kỹ thuật định vị động thời gian thực GPS RTK có thể đáp ứng đòi hỏi về thời gian thi công cho những công trình có tiến độ nhanh.
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi sử dụng công nghệ RTK để nghiên cứu ứng dụng 2 nhiệm vụ chính:
- Định vị tim cọc khoan nhồi
- Xác định tim trục trên mặt bằng sàn tầng cao
Luận văn này đã tiến hành thực nghiệm tại một công trình trên đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Thiết bị thí nghiệm là máy SQ - GNSS của Việt Nam sản xuất. Theo những giới thiệu của nhà sản xuất, thiết bị thu được tín hiệu các vệ tinh Beidou, GPS và Glonass. Đặc biệt, Việt Nam giáp Trung Quốc, cho nên những tín hiệu vệ tinh Beidou rất mạnh. Đó là một khởi đầu thuận lợi khi tiến hành thực nghiệm này. Tuy nhiên, do là thiết bị Việt Nam tự sản xuất, cho nên chất lượng còn cần kiểm chứng thêm mới có thể khẳng định. Nhà sản xuất tự giới thiệu độ chính xác định vị RTK GPS trên thiết bị là 5 mm, khi nhận được tín hiệu FIX của trên 15 vệ tinh. Do vậy, chúng tôi mạnh dạn đưa thiết bị trên vào thí nghiệm của luận văn.
Yêu cầu độ chính xác của các nhiệm vụ này được áp dụng theo TCVN 9364 : 2012 và TCXDVN 9401 : 2012 do Viện Khoa học Công nghệ xây dựng - Bộ xây dựng biên soạn.