Ứng dụng SQ-GNSS Base

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ định vị động thời gian thực trong thi công công trình nhà cao tầng (Trang 59 - 75)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÔNG NGHỆ ĐỊNH VỊ ĐỘNG THỜI GIAN THỰC

3.3 THỰC NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

3.3.4. Ứng dụng SQ-GNSS Base

Dùng dể kết nối thiết bị SQ - GNSS (đang đóng vai trò trạm máy chủ) với Server trung tâm, Sử dụng internet (3G hoặc Wifi) của điện thoại dể truyền dữ liệu cải chính từ máy chủ về server trung tâm.

Chương trình Trạm SQ - GNSS Base sau khi đã kết nối đầy đủ đến Thiết bị SQ - GNSS và Server trung tâm, sẽ hoạt động thuờng trú để truyền dữ liệu liên tục. Muốn thoát hẳn chương trình, nguời dùng cần chọn “Menu”-> “Ngắt các kết nối”, mới thoát chuong trình.

Nguời dùng cần nhập đúng Base - Port và Base - ID đuợc cung cấp để kết nối đến Server trung tâm.

Theo dõi số dữ liệu đã truyền T# phải nhảy liên tục. Nếu T# không nhảy cần kiểm tra lại thiết bị SQ - GNSS đã cấu hình hoạt động với vai trò trạm chủ.

Sử dụng chức năng xem dữ liệu 30s dể xem dữ liệu cải chính từ thiết bị SQ - GNSS trả về có phải là dữ liệu cải chính ở dạng nhị phân hay không.

Tránh truờng hợp kết nối nhầm máy, hoặc cấu hình sai vai trò của máy.

Trong truờng hợp không kết nối đuợc với Server, cần kiểm tra lại đuờng truyền Internet của điện thoại (3G hoặc Wifi) bằng cách thử vào trang web SaiGonSS.com bằng trình duyệt web.

Ðiện thoại chạy ứng dụng trạm chủ khi hoạt động liên tục cần nguồn nuôi từ bộ sạc hoặc pin dự phòng.

Chức năng “Lưu dữ liệu do tĩnh”, xem phần huớng dẫn sử dụng ứng dụng đo tĩnh, chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết.

Dùng để kết nối với Server trung tâm để nhận dữ liệu cải chính từ máy trạm chủ và truyền cho thiết bị SQ - GNSS (đang đóng vai trò trạm máy di động Rover). Ðồng thời nhận dữ liệu tọa độ từ thiết bị SQ - GNSS để thực hiện chức năng đo đạc, khảo sát.

Thao tác đầu tiên khi sử dụng ứng dụng SQ - GNSS Rover là phải cài đặt và kiểm tra các thông số, quan trọng là đảm bảo hệ tọa độ VN2000 đã đúng kinh tuyến trung tâm theo địa bàn Tỉnh đang đo.

- Chọn đúng thiết bị SQ - GNSS để kết nối Bluetooth - Nhập đúng Base - Port của trạm chủ để kết nối đến Server trung tâm, nhận dữ liệu cải chính từ đúng trạm chủ của mình.

Sau khi kết nối, nguời dùng có thể chọn Menu->

“Kiểm tra tín hiệu” để xem dữ liệu thô từ thiết bị SQ - GNSS và / hoặc dữ liệu cải chính từ Server đã đổ về đúng và liên tục chưa.

Phần cài đặt thông số cho ứng dụng SQ - GNSS Rover

Sai số giới hạn là hạn sai cho phép theo phương đứng, phương ngang và cao độ. Khi trạm động tính ra hệ nghiệm cải chính tọa độ chính xác, nếu các sai số phương sai từ hệ nghiệm nhỏ hơn các thông số này thì ứng dụng sẽ hiện màu “xanh lá”, nghĩa là sai số tọa độ đạt.

Thư mục lưu các file dữ liệu ứng dụng lưu các điểm đo theo dạng hàng ngang trong file Text (dạng CSV, các truờng cách nhau dấu phẩy). Mỗi điểm là 1 hàng, mỗi ngày là 01 file có tên DataLog_Nam- Tháng-Ngày.CSV, các file này đuợc lưu tại thư mục mà nguời dùng chọn tại đây. Hiện tại chương trình chỉ hỗ trợ lưu ở bộ nhớ trong của điện thoại.

Cuối ngày nguời dùng nên chép ra máy tính hoặc gửi email các file do, tránh sự cố đáng tiếc. File CSV này có thể dùng phần mềm Excel để mở.

Sau khi kết nối đầy đủ, Chọn “Log Dữ Liệu”, Ứng dụng sẽ vào màn hình hoạt động chính của công tác đo đạc khảo sát.

- D.C Anten: cao độ anten (dộ dài từ chân sào đến tâm Anten) tại điểm đang đo

- Loại Ðiểm của điểm đang đo, nguời dùng chọn từ danh sách, nguời dùng có thể vào màn hình soạn thảo danh sách theo nhu cầu.

Mỗi dòng là 1 loại điểm.

- Tên điểm gồm 02 phần, phần cố định phía truớc và phần số thứ tự phía sau. Sau khi nguời dùng “Luu Ðiểm” phần Số TT này sẽ tự động tăng thêm 1.

Bất kỳ lúc nào, nguời dùng có thể nhập lại số bắt đầu tùy ý.

- WGS84-LL - Tọa độ ở dạng Lat-Long WGS84

- Giá trị tọa độ ở hệ VN2000 theo kinh tuyến trung tâm nguời dùng đã chọn lúc đầu.

- Thể hiện các thông tin về các Sai số của phép tính, Loại nghiệm Tọa độ giải đuợc. Nếu hệ nghiệm tọa độ thỏa mãn các yêu cầu về sai số và đạt loại RTK thì các chữ sẽ có màu xanh lá cây, nguợc lại là màu đỏ.

- Hiển thị các thông tin khoảng cách trong tính năng “Stack-Out” sử dụng trong đo đạc công trình, triển khai thiết kế hoặc đo khảo sát dọc tuyến định sẵn.

đuợc. Con số này cần nhảy liên tục, có màu xanh lá nền vàng để đảm bảo máy động nhận đủ và kịp thời dữ liệu cải chính.

Chế Ðộ Tìm Ðiểm (Stake-Out) đuợc dùng trong đo đạc công trình, triển khai thiết kế hoặc đo khảo sát dọc tuyến định sẵn.

Các giá trị tọa độ sử dụng theo hệ VN2000 đã đuợc nguời dùng tùy chọn lúc đầu ứng dụng.

Chương trình hỗ trợ chọn nhận danh sách điểm mốc từ file Text, theo định dạng mỗi dòng là 1 điểm mốc: [Tên Ðiểm], [Tọa Ðộ X], [Tọa Ðộ Y], [H]

File danh sách điểm mốc có thể dài tùy ý, nhưng mỗi lần chương trình chỉ nạp 20 điểm (dòng) bắt đầu từ dòng … cho nguời dùng chọn.

Giải nghĩa các giá trị trong màn hình do chính:

- DP: là khoảng cách (có dấu) từ điểm đang đứng đến đuờng thẳng chuẩn.

- P1: là khoảng cách từ điểm chiếu vuông góc của điểm đang đứng lên đuờng thẳng chuẩn đến điểm đầu số 01.

- P2: là khoảng cách từ điểm chiếu vuông góc của điểm đang đứng lên đuờng thẳng chuẩn đến điểm đầu số 02.

- D1: là khoảng cách từ điểm đang đứng đến điểm đầu số 01.

- D2: là khoảng cách từ điểm đang đứng đến điểm đầu số 02.

3.3.6. Đo thử

Đo thử là việc làm rất quan trọng, nhằm kiểm tra máy có hoạt động bình thường không, có đảm bảo yêu cầu đặt ra hay không. Việc đo thử sẽ giúp cho hạn chế tình trạng sau ca đo lại không thu được kết quả, phải tiến hành đo lại, gây thiệt hại về sức người và của, tốn kém thời gian.

Công tác đo thử được tiến hành như sau

- Thực hiện các chế độ đo như lúc đo thật tại điểm đã biết tọa độ

- So sánh tọa độ máy báo với tọa độ đã biết của điểm khống chế để đánh giá độ chính xác kết quả định vị

- Trút số liệu vào máy tính, kiểm tra số liệu

Nếu tệp số liệu trút vào máy có đầy đủ thông tin theo định dạng tệp chuẩn thì coi như máy hoạt động bình thường. Trường hợp trục trặc khâu nào đó thì phải tìm cách khắc phục, sau đó tiếp tục tiến hành đo thử lại.

3.3.7. Đo chính thức Các công tác chuẩn bị Bảo đảm thiết bị đo a. Yêu cầu về bộ máy đo:

- Máy thu có chức năng đo động và khu đo phải có trạm chủ.

- Thước đo chiều cao ăng ten cùng loại.

-Dây cáp nối máy thu với ắc quy ngoài (nếu cần).

b. Yêu cầu về bảo đảm nguồn điện: Nguồn điện phải được kiểm tra kỹ, đảm bảo cung cấp suốt quá trình đo

c. Yêu cầu về kiểm tra thiết bị:

- Chủng loại đúng như trên.

- Số lượng đủ.

- Máy móc hoạt động bình thường. Các giắc kết nối giữa máy thu với anten và giữa máy thu với nguồn điện đảm bảo không đứt ngầm, tín hiệu đầy đủ không suy giảm khi kết nối.

- Khi vặn đầu giắc anten chỉ nên vặn vừa cứng tay, không nên siết cứng, lắc, xoắn sẽ dễ gây hỏng đầu giắc.

- Giắc nguồn đuợc sử dụng theo cơ chế đẩy và kéo thẳng, tuyệt đối không đuợc vặn, xoay hoặc xoắn sẽ gây đứt ruột dây bên trong.

- Khi gắn vào: rà tìm đúng ngàm, nhấn mạnh đuôi giắc vào.

- Khi tháo ra: nắm chặt vòng bao phía đầu kéo thẳng về phía sau.

hình nón khi quay vòng tròn Các quy định kỹ thuật Trút số liệu:

- Mỗi ngày một lần ngay sau khi kết thúc ca đo.

- Trút và lưu vào máy tính, gửi mail về trung tâm (cử người làm trung tâm - file đo và sổ đo, mỗi nhóm gộp thành một thư mục, nén lại để gửi), sau đó ghi số liệu ca đo.

Phải đảm bảo nguồn điện liên tục trong ca đo:

Trong trường hợp cần thay các nguồn điện phải thận trọng đối với các dây cắm và giắc cắm.

Nếu nguồn điện dự phòng có vấn đề:

- Tắt máy

- Thay nguồn điện dự phòng - Khởi động đo lại

Trường hợp dừng ca đo bắt buộc:

Khi phát hiện ăng ten tại trạm chủ bị nghiêng hoặc lệch khỏi điểm ( >5 mm, bọt nước lệch ra khỏi vòng tròn) hoặc do các nguyên nhân khác thì phải tắt máy. Lúc này cần phải định tâm lại ăng ten, đo lại chiều cao ăng ten và bật máy và khởi đo lại từ đầu.

Qui trình đo Đối với trạm chủ

Công tác dựng máy cần lưu ý mấy vấn đề sau - Dựng máy vào đúng điểm đo

- Định tâm và cân bằng máy chính xác

- Nối cáp nguồn vào anten, lắp anten vào đế máy (Dùng la bàn để định vị chính xác hướng bắc của anten thu), khóa máy cẩn thận (bố trí đặt và che chắn nguồn điện để đảm bảo an toàn trong trường hợp trời mưa.

- Kiểm tra lại định tâm và cân bằng

Đo độ cao ăng ten:

Nguyên tắc: Mỗi một người trong nhóm tiến hành đo độc lập và có sổ nhật ký đo của riêng mình (nghiêm túc thực hiện).

- Thao tác tại mỗi lần đo

+ Kiểm tra đầu nhọn thước đã xoáy hết.

+ Kéo căng thước, đặt đầu thước vào đúng đầu mốc, Đọc thước mét ở 3 vị trí vành đĩa cách đều nhau.

+ Nếu các số đọc chênh quá 2 mm thì kiểm tra lại, trường hợp quá 5 mm thì phải định tâm lại ăng ten.

+ Ghi độ cao và trị trung bình độ cao vào nhật ký.

+ Đo lại và ghi vào nhật ký độ cao ăng ten trước lúc kết thúc ca đo.

Trong quá trình đo của một ca đo không được tiến hành các thao tác sau: tắt máy thu và khởi động lại; tiến hành tự đo thử (trừ khi phát hiện có sự cố; thay đổi góc cao của vệ tinh; thay đổi tần xuất thu tín hiệu; thay đổi vị trí ăng ten; ấn phím đóng và xoá thông tin.

Trong thời gian đo người đo không được rời máy, thường xuyên theo dõi tình trạng làm việc của máy thu, theo dõi nguồn điện, tình hình vệ tinh và ghi số liệu; đồng thời đề phòng máy bị chấn động làm chuyển dịch, đề phòng người và vật thể khác gần ăng ten che chắn tín hiệu vệ tinh.

Trong khi máy thu đang làm việc không được dùng bộ đàm hoặc điện thoại di động ở gần máy thu. Khi có sấm chớp, mưa to phải tắt máy, ngừng đo và thu cất ăng ten đề phòng sét đánh.

Trong khi đo phải bảo đảm máy thu hoạt động bình thường, ghi số liệu chính xác. Sau mỗi ngày đo nên kịp thời trút số liệu vào đĩa cứng, đĩa mềm của máy tính để tránh mất số liệu.

Trong quá trình máy thu ghi số liệu người điều khiển máy phải làm 3 nhiệm vụ:

tín hiệu và khả năng dòng điện bị ngắt do chạm tay vào đầu cắm (xử lý theo quy trình sử dụng máy thu).

- Tại đầu, giữa và cuối thời gian đo phải ghi số liệu nhiệt độ, áp suất, độ ẩm tại điểm đo trên độ cao khoảng 2 m.

- Ghi chép lại sơ đồ ghi chú điểm, tình trạng thời tiết, tình trạng mốc, địa hình, địa vật quanh điểm đo.

Trút số liệu đo vào máy tính - Tạo thư mục đợt đo D :

- Tạo thư mục ngày đo D:\RTK2018\JXXX:

- Trút số liệu đo:

+ Nối máy thu với máy tính.

+ Mở máy thu (ấn POWER).

+ Cửa sổ: Communications Kiểm tra:

Device: GPS Receiver Data: Raw Obs

Port: COM1

Connect (Nối máy tính với máy đo) Available Files (Đánh dấu tệp) Add hoặc Add all (Chọn tệp)

Destination Directory (Chọn thư mục ngày đo) Transfer (Trút số liệu)

Đối với trạm động

- Dây anten cần phải buộc cố định vào sào, tránh dể đong đưa sẽ nhanh hỏng đầu giắc anten.

- Tất cả các thiết bị GPS/GNSS đều tỏa nhiệt khi vận hành. Thiết bị SQ- GNSS sẽ tỏa nhiều nhiệt khi vận hành. Vì vậy cần tạo điều kiện cho thiết bị thoát nhiệt. Tránh để trong ba lô, giỏ xách kín hơi quá lâu. Có thể để trong ngăn lưới phía ngoài của ba lô.

Bảng 3.1: Danh sách phụ kiện trong một bộ thiết bị

.

Phần thực nghiệm được chia ra làm 2 phần:

1, Bố trí móng cụ thể là triển khai tọa độ cọc khoan nhồi theo thiết kế ra thực địa.

2, Xây dựng lưới tọa độ (công tác tim trục) trên mặt bằng tầng cao.

* Tọa độ các điểm cọc khoan nhồi bằng phương pháp máy toàn đạc điện tử.

- Tọa độ các điểm gốc được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.2: Tọa độ các điểm mốc công trình

STT Điểm X (m) Y (m)

1 HQV1 1000.000 5000.015

2 HQV2 1046.572 5042.679

3 HQV3 1021.601 4940.881

máy toàn đạc điện tử so với thiết kế

Số Tên Tọa độ Độ cao Sai số vị trí điểm (m) TT Điểm X(m) Y(m) h(m) (mx) (my) (mh) (mp)

1 P2.108 1055.504 5037.633 -0,45 0,003 0,004 --- 0,005 2 P1.19 1068.254 5030.575 -0,37 0,004 0,005 --- 0,006 3 P2.80 1079.996 5030.585 -0,52 0,004 0,005 --- 0,006 4 P2.92 1066.146 5021.875 -0,6 0,004 0,005 --- 0,006 5 P2.76 1079.993 5016.173 -0,43 0,007 0,007 --- 0,010 6 P1.13 1070.346 5014.375 -0,32 0,004 0,005 --- 0,006 7 P2.99 1063.796 5008.984 -0,36 0,004 0,004 --- 0,006 8 P2.72 1080.003 5001.784 -0,41 0,003 0,004 --- 0,005 9 P2.57 1065.654 4993.046 -0,34 0,004 0,004 --- 0,006 10 P2.60 1078.544 4979.774 -0,4 0,006 0,006 --- 0,008 11 P2.65 1062.406 4976.423 -0,47 0,006 0,007 --- 0,009 12 P2.47 1046.505 4980.335 -0,51 0,005 0,005 --- 0,007 13 P2.7 1033.594 4969.536 -0,46 0,006 0,006 --- 0,008 14 P1.6 1019.196 4978.434 -0,38 0,004 0,004 --- 0,006 15 P2.2 1012.155 4966.525 -0,29 0,005 0,005 --- 0,007

Sau khi đo đạc triển khai tọa độ điểm ra ngoài thực địa được kết quả ở bảng 3.2, ta thấy sai số vị trí điểm lớn nhất là P: 0,01m và sai số vị trí điểm yếu nhất là P: 0,005m.

* Tọa độ các điểm cọc khoan nhồi bằng phương pháp đo động xử lý tức thời (RTK).

Để tiến hành đo xác định tọa độ các điểm đã được thiết kế và để đảm bảo đo hết toàn bộ khu vực thực nghiệm thì với đo GPS động xử lý tức thời ta tiến hành đo khi sử dụng trạm chủ đặt tại 2 điểm mốc đã biết tọa độ trong khu vực.

* Trạm chủ đặt tại HQV1 (1000.000, 5000.015)

Hình 3.9. Sơ đồ khi trạm chủ đặt tại HQV1

Bảng 3.4: Tọa độ các điểm cọc khoan nhồi khi trạm chủ đặt tại HQV1

STT Tên điểm X (m) Y (m) H (m)

1 P2.72 1080.026 5001.768 -0,41

2 P2.57 1065.665 4993.034 -0,34

3 P2.60 1078.579 4979.771 -0,4

4 P2.65 1062.423 4976.412 -0,47

5 P2.47 1046.517 4980.320 -0,51

6 P2.7 1033.624 4969.517 -0,46

7 P1.6 1019.203 4978.421 -0,38

8 P2.2 1012.163 4966.519 -0,29

Hình 3.10. Sơ đồ khi trạm chủ đặt tại HQV2

Bảng 3.5: Tọa độ các điểm cọc khoan nhồi khi trạm chủ đặt tại HQV2

STT Tên điểm X (m) Y (m) H (m)

1 P2.108 1056.526 5037.653 -0,45

2 P1.19 1068.367 5030.595 -0,37

3 P2.80 1079.975 5030.592 -0,52

4 P2.92 1066.139 5021.907 -0,60

5 P2.76 1079.984 5016.201 -0,43

6 P1.13 1070.322 5014.399 -0,32

7 P2.99 1063.787 5009.005 -0,36

3.3.8. So sánh số liệu đo máy toàn đạc điện tử và đo định vị động RTK GPS trong móng cọc khoan nhồi

Bảng 3.6: Số liệu đo điểm tọa độ cọc khoan nhồi Khu đo: Nhà ở học viện S9 – Học viện Kỹ thuật Quân sự

Trong quá trình xây dựng lưới cơ sở tại công trình, chúng tôi sử dụng phương pháp tọa độ vuông góc hoặc tọa độ cực, với máy toàn đạc điện tử.

TT Tên điểm

Số liệu đo máy

toàn đạc điện tử Số liệu đo RTK GPS Độ lệch 2 phương pháp Tọa độ X

(m)

Tọa độ Y (m)

Tọa độ X (m)

Tọa độ Y (m)

mx (m)

my (m)

mp (m) 1 P2.10

8 1055.504 5037.633 1056.526 5037.653 -0.022 -0.02 ±0.03 2 P1.19 1068.254 5030.575 1068.367 5030.595 -0.113 -0.02 ±0.115 3 P2.80 1079.996 5030.585 1079.975 5030.592 0.021 -0.007 ±0.022 4 P2.92 1066.146 5021.875 1066.139 5021.907 0.007 -0.032 ±0.033 5 P2.76 1079.993 5016.173 1079.984 5016.201 0.009 -0.028 ±0.029 6 P1.13 1070.346 5014.375 1070.322 5014.399 0.024 -0.024 ±0.034 7 P2.99 1063.796 5008.984 1063.787 5009.005 0.009 -0.021 ±0.023 8 P2.72 1080.003 5001.784 1080.026 5001.768 -0.023 0.016 ±0.028 9 P2.57 1065.654 4993.046 1065.665 4993.034 -0.011 0.012 ±0.016 10 P2.60 1078.544 4979.774 1078.579 4979.771 -0.035 0.003 ±0.035 11 P2.65 1062.406 4976.423 1062.423 4976.412 -0.017 0.011 ±0.020 12 P2.47 1046.505 4980.335 1046.517 4980.320 -0.012 0.015 ±0.019 13 P2.7 1033.594 4969.536 1033.624 4969.517 -0.03 0.019 ±0.035 14 P1.6 1019.196 4978.434 1019.203 4978.421 -0.007 0.013 ±0.015 15 P2.2 1012.155 4966.525 1012.163 4966.519 -0.008 0.006 ±0.01

Hình 3.11. Sơ đồ lưới mặt bằng thi công Bảng 3.7: Tọa độ lưới công trình các điểm tim trục

STT Tên điểm X (m) Y (m) H (m)

1 M-7A 1057.300 5037.780 33.355

2 M-12 1079.200 5037.780 33.358

3 E1-7A 1057.300 4994.580 33.344

4 E1-12 1079.200 4994.580 33.353

3.3.9. So sánh số liệu đo máy toàn đạc điện tử và đo định vị động RTK GPS trên sàn tầng cao

Bảng 3.8: Số liệu điểm lưới tim trục công trình Khu đo: Nhà ở học viện S9 – Học viện Kỹ thuật Quân sự

TT

Tên điểm

Số liệu đo máy

toàn đạc điện tử Số liệu đo RTK GPS Độ lệch 2 phương pháp Tọa độ

X (m)

Tọa độ Y (m)

Tọa độ X (m)

Tọa độ Y (m)

mx (m)

my (m)

mp (m) 1 M-7A 1057.305 5037.774 1057.319 5037.766 -0.014 0.008 ±0.016 2 M-12 1079.196 5037.783 1079.185 5037.775 0.011 0.008 ±0.014 3 E1-7A 1057.297 4994.577 1057.279 4994.568 0.018 0.009 ±0.02 4 E1-12 1079.204 4994.584 1079.186 4994.594 0.018 0.01 ±0.021

3.3.10. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Từ kết quả bảng 3.6, ta coi tọa độ X, Y xác định bằng phương pháp đo toàn đạc điện tử làm chuẩn, từ đó xác định ra chênh lệch X, Y giữa tọa độ đo động và đo toàn đạc điện tử và sai số vị trí điểm mp được xác định theo công thức:

Ta thấy đối với định vị móng cọc nhồi đạt kết quả là:

- Sai số trung phương vị trí điểm lớn nhất là P có

mP= ±0.115 m.

- Sai số vị trí điểm yếu nhất là P có

mP= ±0.01 m

Tương tự từ kết quả bảng 3.8 đối với định vị tim trục sàn tầng cao đạt kết quả là:

- Sai số trung phương vị trí điểm lớn nhất là P có

mP= ±0.021 m.

- Sai số vị trí điểm yếu nhất là P có

mP= ±0.014 m

Ta so sánh với giá trị cho phép được trích dẫn theo tiêu chuẩn kĩ thuật TCVN 9364 : 2012: “ Nhà cao tầng - Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công”, TCXDVN 9401 : 2012: “Nhà cao tầng - Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công” và TCVN 9398 : 2012: “ Công tác trắc địa trong xây dựng”, điều 7. Công tác bố trí công trình. Kết quả đo RTK GPS phù hợp với xác định vị trí móng cọc, móng cọc khoan nhồi. Quá trình chuyển trục công trình ra thực địa, giác móng công trình, chuyển trục lên sàn tầng cao cần phải tiến hành hoàn nguyên vị trí điểm, do sai số của công nghệ này khá lớn (có thể đến 2 cm).

- Sự ưu việt của công nghệ đo GPS động xử lý tức thời:

1. Sự giảm tối đa về nhân lực thực thi ở thực địa

Khác với phương pháp đo đạc truyền thống, muốn tiến hành đo đạc phải có một đội đo ít nhất phải có 2 người thì với phương pháp RTK này thậm chí chỉ cần 1 người cũng có thể tiến hành đo đạc được.

2. Sự tăng năng suất lao động, giảm thời gian thực địa

2 m Y 2 m X

mP    

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ định vị động thời gian thực trong thi công công trình nhà cao tầng (Trang 59 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)