Chương 5. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM
5.1. XÚC CẢM, TÌNH CẢM LÀ GÌ?
người, giúp con người thực hiện những chức năng xã hội.
Sự khác nhau giữa xúc cảm và tình cảm được tóm tắt ở bảng sau:
XÚC CẢM TÌNH CẢM
Tồn tại Có cả ở con người và động vật Chỉ có ở con người Mức độ ổn định Là quá trình tâm lý. Có tính chất
nhất thời, phụ thuộc vào tình huống.
Là thuộc tính tâm lý. Có tính chất ổn định và bền vững Thể hiện Ở trạng thái hiện thực Ở trạng thái tiềm tàng Tiến trình phát triể
n
Xuất hiện trước Xuất hiện sau
Chức năng Thực hiện chức năng sinh vật (giúp cơ thể định hướng và thích nghi với môi trường bên ngoài với tư cách cá thể)
Thực hiện chức năng xã hội (giúp con người định hướng và thích nghi xã hội với tư cách một nhân cách)
Cơ sở sinh lý Gắn liền với phản xạ không diều kiện, với bản năng.
Gắn liền với phản xạ có điều kiện, với động hình thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai
Bảng 1. Sự khác nhau giữa xúc cảm và tình cảm 5.1.2. Sự biểu hiện của một xúc cảm, tình cảm
Xúc cảm, tình cảm thường biểu hiện trên ba phương diện: sinh lý; hành vi, cử chỉ, điệu bộ; và nhận thức.
* Những biểu hiện trên phương diện sinh lý:
Những thay đổi về thể chất, sinh lý hoặc những thay đổi trong thành phần các chất hóa học của máu, thần kinh, thể dịch trong cơ thể. Thử hình dung chiếc xe bạn đang chạy bị hư trên một con đường vắng giữa đêm tối. Khi ấy nỗi sợ có thể đi cùng với một loạt thay đổi trong cơ thể như tim đập nhanh hơn, toát mồ hôi, lỗ chân lông nở to, lông dựng lên, hơi thở ngắn, dạ dày co thắt mạnh. Có thể không phải lúc nào những phản ứng này cũng rõ ràng như trên nhưng chắc chắn một xúc cảm, tình cảm của con người luôn kèm theo những phản ứng thể chất như thế. Những thay đổi cơ thể này chính là kết quả phản ứng của hệ thần kinh tự động điều khiển hoạt động của các tuyến nội tiết, cơ và máu. Tuy nhiên, khi con người bắt đầu ý thức được những thay đổi bên trong cơ thể thì có thể điều chỉnh được. Dựa vào những thay đổi này mà các nhà khoa học chế ra những máy kiểm tra trạng thái cảm xúc của con người.
* Những biểu hiện trên phương diện hành vi, cử chỉ điệu bộ
Biểu hiện trên hành vi, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ chẳng hạn như khi vui mừng có thể nhảy cẫng lên, cười nhiều, khi buồn nét mặt chảy xệ, vai xệ xuống, nói chậm lại, khi tức giận thì mím chặt môi, tay co lại. Trong nghiên cứu của Ekman thì cơ mặt của con người có thể diễn tả được hơn 7.000 biểu cảm khác nhau. Những thể hiện xúc cảm qua nét mặt thường mang tính chất bẩm sinh, vì một nghiên cứu tiến hành trên những người mù bẩm sinh cho thấy họ cũng có những biểu hiện nét mặt như người sáng mắt khi trải qua những xúc cảm vui, buồn, tức giận… Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, có thể có sự khác biệt nhỏ do ảnh hưởng của yếu tố văn hóa. Ngoài ra, chính những nét mặt, cơ thể con người sẽ tác động ngược trở lại các trải nghiệm xúc cảm, tình cảm. Khi ngậm một cây bút chì bằng môi (tạo nên khuôn mặt đi xuống với khóe miệng và chân mày) và cắn bằng răng trong vài phút thì hai nhóm người mô tả mình trải nghiệm hai xúc cảm khác nhau là buồn và vui.
* Những biểu hiện trên phương diện nhận thức
Xúc cảm, tình cảm biểu hiện qua ngôn ngữ, ý thức của con người vì xúc cảm, tình cảm là những trải nghiệm mang tính chất chủ thể rất cao. Ngoài những thay đổi về thể chất và hành vi ra thì con người trải nghiệm một xúc cảm, tình cảm thông qua việc có thể ý thức được về nó và dùng ngôn ngữ để mô tả lại trải nghiệm đó của mình. Tất nhiên, không phải lúc nào con người cũng có thể dùng đúng từ ngữ để diễn tả được xúc cảm, tình cảm mình trải qua, họ có thể dùng những mô tả hình ảnh bóng bẩy để nói về xúc cảm, tình cảm của mình, chẳng hạn như sự tuyệt vọng buồn bã, chơi vơi có thể được mô tả như rơi vào hố sâu không đáy hoặc niềm sung sướng hân hoan có thể được nói đến như một trạng thái lơ lửng trên mây, bồng bềnh và mọi thứ trở nên rực rỡ.
Với ba phương diện này của xúc cảm tình cảm, chủ thể có thể học tập rèn luyện để tự nhận biết về đời sống tình cảm của chính mình đồng thời thể hiện xúc cảm, tình cảm một cách lành mạnh với người khác
Created by AM Word2CHM
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG àà Chương 5. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM
Đời sống tình cảm của con người rất đa dạng và phong phú, phức tạp về khía cạnh biểu hiện cũng như sắc thái, cường độ, sự tham gia của các hiện tượng tâm lý khác. Dựa vào cường độ, sự tham gia của ý thức, tính ổn định và đối tượng phản ánh mà đời sống tình cảm được phân chia thành các mức độ sau:
5.2.1. Màu sắc xúc cảm của cảm giác
Màu sắc xúc cảm của cảm giác là mức độ thấp nhất của đời sống tình cảm. Đó là những xúc cảm có cường độ rất yếu, chỉ tồn tại thoáng qua cùng với quá trình cảm giác nào đó. Kích thích gây ra màu sắc xúc cảm của cảm giác là từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng đó. Chẳng hạn như, một mùi nước hoa nhè nhẹ của cô gái lướt qua gây ra xúc cảm dễ chịu, màu đỏ chói của lá cờ Tổ quốc bay phấp phới gây xúc cảm rạo rực, âm thanh từ bản nhạc rock tạo nên xúc cảm hứng thú. Tuy nhiên, màu sắc xúc cảm của cảm giác có tính chất rất cụ thể và thường không được chủ thể ý thức rõ rệt và đầy đủ.
5.2.2. Xúc cảm
Xúc cảm có cường độ mạnh hơn màu sắc xúc cảm của cảm giác, là thể nghiệm trực tiếp của một tình cảm nào đó. Đặc điểm chung của xúc cảm là cường độ mạnh, rõ rệt, xảy ra nhanh chóng và do những sự vật hiện tượng cụ thể gây nên, do đó, xúc cảm mang tính khái quát hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác và đồng thời cũng được chủ thể ý thức rõ nét hơn. Chẳng hạn như, niềm hạnh phúc khi con cái thành đạt, tiếc nuối khi món đồ yêu thích bị mất đi hoặc hư hỏng. Tùy theo cường độ, tính ổn định và mức độ ỷ thức mà xúc cảm được chia thành hai loại đặc biệt là xúc động và tâm trạng.
* Xúc động
Xúc động được biết đến như là những xúc cảm có cường độ rất mạnh, thời gian tồn tại ngắn và trong lúc xúc động, chủ thể có thể mất đi sự kiểm soát của ý thức.
Ví dụ: Một bất ngờ quá lớn có thể gây nên cú sốc về mặt tâm lý khiến cơ thể bị choáng hoặc ngất đi, cơn giận dữ khiến chủ thể mất kiềm chế có thể gây tổn thương đến bản thân và người khác. Chính vì mất đi kiểm soát của ý thức, hành vi trở nên không được điều khiển và không ý thức được rõ rệt hậu quả hành vi của mình, nên xúc động rất nguy hiểm cho chủ thể và người xung quanh. Do đó, việc học cách kiểm soát những cơn xúc động là rất cần thiết trong cuộc sống.
* Tâm trạng
Tâm trạng là những xúc cảm có cường độ hơi yếu nhưng tồn tại dai dẳng có khi hàng tuần, hàng tháng thậm chí hàng năm trời. Chủ thể không ý thức rõ về nguyên nhân hay nguồn kích thích cụ thể của tâm trạng hiện tại. Tâm trạng như một trạng thái tâm lý, cùng tồn tại, bao trùm lên toàn bộ các rung động của chủ thể và ảnh hưởng đến các hiện tượng tâm lý khác cũng như hoạt động của chủ thể ấy.
Ví dụ: Tâm trạng căng thẳng, không tập trung để xem xét mọi khía cạnh của vấn đề khiến cho những quyết định sai lầm có thể xảy ra, hoặc tâm trạng lâng lâng sung sướng có thể khiến con người chỉ nhìn thấy những mặt tích cực và tính phê phán sẽ giảm xuống. Tâm trạng lo lắng bất an sẽ khiến những xúc cảm nghi ngờ thù địch với người khác dễ nảy sinh. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, stress và trầm cảm là những tâm trạng đang rất phổ biến.
5.2.3. Tình cảm
Tình cảm là những rung động thể hiện thái độ của con người; có cường độ mạnh và bền vững, ổn định. Đối tượng phản ánh của tình cảm là một loạt những sự vật, hiện tượng. Chủ thể ý thức rõ về tình cảm của mình. Tình cảm được xem là mức độ phản ánh cao hơn xúc cảm vì tình cảm do một loạt các sự vật, hiện tượng gây nên và được chủ thể ý thức rõ, mình có tình cảm với ai, với cái gì.
Tùy vào loại nhu cầu được thỏa mãn mà tình cảm được chia thành tình cảm cấp thấp và tình cảm cấp cao.
Tình cảm cấp thấp là những tình cảm xuất hiện do liên quan đến nhu cầu sinh học của con người thường thông báo tình trạng cơ thể.
Tình cảm cấp cao là những tình cảm liên quan đến nhu cầu tinh thần và thể hiện thái độ đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội như tình cảm trí tuệ, tình cảm lao động, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ.