Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu DẤU HIỆU TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở MỘT SỐ KHỐI SINH VIÊN ĐA KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG, NĂM 2015 (Trang 20 - 26)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.4.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

- Cỡ mẫu: được tính theo công thức của cỡ mẫu ngẫu nghiên phân tầng theo 3 khối sinh viên, sử dụng phần mềm WHO Sample Size 2.0:

Trong đó:

n: Cỡ mẫu cần có.

α là ý nghĩa thống kê, ở mức α = 0,05 và giá trị Z tương ứng là 1,96.

d: Mức độ sai lệch tuyệt đối mong đợi là 0,05.

L: Số tầng là 3.

Ph: Tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu trầm cảm ở từng khối. Lấy Ph1=0,513;

Ph2=0,5 và Ph3=0,4 (tương ứng với tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm của khối sinh viên Y2, Y4, Y6 đa khoa theo nghiên cứu ở sinh viên trường Đại học Y Hà Nội) [7].

Nh: Số lượng sinh viên ở từng khối. Với Nh1=543, Nh2=463, Nh3=376 tương ứng số lượng sinh viên Y2, Y4, Y6 lấy từ dữ liệu của phòng Đào tạo trường Đại học Y Dược Hải Phòng.

Wh: Trọng số, với Wh1, Wh2, Wh3 lần lượt là trọng số của khối SV Y2, Y4, Y6. Tính bằng số sinh viên từng khối trên tổng sinh viên 3 khối.

Theo công thức trên thì cỡ mẫu tính được như sau:

Bảng 2.1: Phân bố cỡ mẫu điều tra theo khối

ST T

Khố i SV

Kích thước

quần thể

Giá trị p

Giá trị d

Trọng số W

Cỡ mẫu tối thiểu cần thiết

Số lượng thực tế điều tra

1 Y2 543 0,513 0,05 0,393 117 119

2 Y4 463 0,50 0,05 0,335 100 110

3 Y6 376 0,40 0,05 0,272 81 93

Tổng số 1382 298 322

- Phương pháp và kỹ thuật chọn mẫu:

Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng tỷ lệ.

Danh sách số lượng sinh viên Y2, Y4, Y6 khối đa khoa được lấy từ phòng đào tạo trường Đại học Y Dược Hải Phòng. Với tổng số sinh viên 3 khối là 1382 sinh viên. Sinh viên Y2 có 9 lớp, 543 sinh viên. Sinh viên Y4 có 9 lớp, 463 sinh viên. Sinh viên Y6 có 8 lớp, 376 sinh viên.

Tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên 2 lớp Y2, 2 lớp Y4 và 2 lớp Y6 trong tổng số các lớp trong danh sách để tiến hành phát phiếu phỏng vấn.

2.4.3. Các biến số nghiên cứu:

Bảng 2.2: Các biến số nghiên cứu

Nhóm biến số Biến số Phân loại biến

Thông tin chung: Các đặc điểm của sinh viên đa khoa Y2, Y4, Y6 năm học 2014 – 2015

Thông tin Năm sinh Định lượng

chung của đối tượng nghiên cứu

Giới Định tính (Nhị phân)

Dân tộc Định tính (Danh mục)

Tôn giáo Định tính (Danh mục)

Nơi sống Định tính (Danh mục)

Người sống cùng Định tính (Danh mục) Tình trạng hôn nhân bố mẹ Định tính (Danh mục) Nguồn hỗ trợ tài chính Định tính (Danh mục) Tình trạng tài chính Định tính (Danh mục) Mục tiêu 1: Mô tả tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm ở sinh viên Y2, Y4, Y6 đa

khoa trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm học 2014 - 2015 Tỷ lệ có dấu

hiệu trầm cảm

Tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu trầm

cảm theo đánh giá CES-D20 Định lượng Mục tiêu 2: Mô tả một số yếu tố liên quan đến dấu hiệu trầm cảm ở sinh

viên Y2, Y4, Y6 đa khoa Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2014 - 2015

Yếu tố từ mối quan hệ với gia đình, bạn bè, xã

hội

Khó khăn trong việc tìm bạn mới Định tính (Nhị phân) Khó khăn trong việc tham gia

hoạt động xã hội Định tính (Nhị phân) Mẫu thuẫn với bạn cùng phòng Định tính (Nhị phân) Đánh nhau với bạn Định tính (Nhị phân) Bạn thân qua đời Định tính (Nhị phân) Chia tay với người yêu Định tính (Nhị phân) Người thân trong gia đình qua

đời

Định tính (Nhị phân) Gặp rắc rối với ba mẹ Định tính (Nhị phân)

Yếu tố thuộc về bản thân sinh

viên

Thay đổi thói quen ngủ Định tính (Nhị phân) Thay đổi thói quen ăn uống Định tính (Nhị phân) Giảm sút sức khỏe Định tính (Nhị phân) Tập thể dục thể thao Định tính (Nhị phân) Có việc làm thêm Định tính (Nhị phân) Đính hôn hoặc kết hôn Định tính (Nhị phân) Chấn thương nặng Định tính (Nhị phân) Yếu tố liên

quan đến học tập

Tăng áp lực học hành Định tính (Nhị phân) Điểm thấp hơn mong đợi Định tính (Nhị phân) Đạt thành tích học tập xuất sắc Định tính (Nhị phân) Thay đổi chuyên ngành Định tính (Nhị phân) Tìm công việc sau khi ra trường Định tính (Nhị phân) Bỏ nhiều tiết học Định tính (Nhị phân) Chuẩn bị, mong đợi tốt nghiệp Định tính (Nhị phân)

Tranh cãi (xích mích) với thầy cô

Định tính (Nhị phân) 2.4.4. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin

2.4.4.1. Công cụ thu thập số liệu

Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi có sẵn, đối tượng tự trả lời.

Để đánh giá về dấu hiệu trầm cảm của sinh viên, chúng tôi sử dụng thang đo CES-D20 của Radoloff [32].

Bộ câu hỏi sử dụng thang điểm 4 mức độ 0-3 với Thang đo được mã hoá:

- 0: Không bao giờ hoặc hiếm khi (<1 ngày/tuần)

- 1: Đôi khi (từ 1-2 ngày/tuần)

- 2: Thỉnh thoảng (từ 3-4 ngày/tuần)

- 3: Rất hay xảy ra hoặc hầu hết thời gian (từ 5-7 ngày/tuần)

Đặc biệt, các câu CES-D 4, 8, 12, 16 được tính điểm ngược lại là:

- 3: Không bao giờ hoặc hiếm khi (<1 ngày/tuần)

- 2: Đôi khi (từ 1-2 ngày/tuần)

- 1: Thỉnh thoảng (từ 3-4 ngày/tuần)

- 0: Rất hay xảy ra hoặc hầu hết thời gian (từ 5-7 ngày/tuần) Tiêu chuẩn đánh giá:

- Trong từng câu hỏi, dấu hiệu hành vi được coi là “có” nếu xuất hiện với tần suất từ “Đôi khi” đến “Rất hay xảy ra”.

- Phân loại dấu hiệu trầm cảm dựa theo tổng điểm của bộ câu hỏi CES- D20: Tổng điểm <16: không có dấu hiệu trầm cảm. Tổng điểm ≥16: có dấu hiệu trầm cảm [17, 32].

2.4.4.2. Quá trình thu thập số liệu

- Bộ câu hỏi sử dụng bộ công cụ CES-D của Radoloff cùng các biến số liên quan. Sau khi đã hoàn thành, bộ câu hỏi sẽ được tập huấn và điều

tra thử trên sinh viên nhằm kiểm tra tính logic, phù hợp.

- Sau khi chọn sinh viên vào nghiên cứu, liên hệ phòng Đào tạo Đại học để xem lịch học, lịch thi của từng lớp. Trên cơ sở đó, chọn thời điểm phù hợp để ít ảnh hưởng nhất đến thời gian học tập của sinh viên.

- Những sinh viên trong danh sách nghiên cứu sẽ được giải thích đầy đủ mục đích, tính bảo mật của nghiên cứu, thời gian cần thiết để hoàn thành một phiếu điều tra và trên cơ sở đó quyết định có tham gia nghiên cứu hay không.

- Phiếu điều tra không thu thập các thông tin để nhận diện đối tượng nghiên cứu, được kiểm tra đã điền đẩy đủ thông tin khi nộp.

2.4.5. Phương pháp hạn chế sai số

Sai số có thể có

- Sai số do thu thập số liệu, thông tin: thông tin nghiên cứu được thu thập qua việc tự điền phiếu hỏi, do đó có thể có một phần phụ thuộc vào tính chủ quan của đối tượng nghiên cứu hoặc do tâm lý e ngại, sai số nhớ lại.

- Sai sót trong quá trình nhập số liệu, xử lý số liệu.

Khống chế sai số

- Tập huấn cho người phát vấn hiểu và nắm chắc bộ câu hỏi.

- Giải thích kỹ các câu hỏi dễ gây nhầm lẫn trong bộ câu hỏi cho sinh viên ngay khi phát phiếu.

- Tiến hành điều tra thử với số lượng nhỏ để hoàn thiện công cụ, giám sát quá trình điều tra thử, rồi sau đó mới tiến hành điều tra.

2.4.6. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu

- Số liệu được làm sạch trước khi nhập liệu: loại bỏ những phiếu điều tra không hợp lệ: rách, không điền đủ thông tin, thông tin không rõ ràng.

- Số liệu điều tra được nhập vào máy tính bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích dựa trên Stata 10.

- Sử dụng các thuật toán tính tỷ lệ phần trăm, test χ2, Fisher exact test…

2.4.7. Đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu được sự đồng ý của Trường Đại học Y Dược Hải Phòng.

- Sinh viên tự nguyện tham gia sau khi đã được giải thích rõ về mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu.

- Thông tin thu thập trung thực, khách quan, được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

Chương 3

Một phần của tài liệu DẤU HIỆU TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở MỘT SỐ KHỐI SINH VIÊN ĐA KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG, NĂM 2015 (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w