Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng theo mô hình camels (Trang 66 - 69)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

3.2.1. Nâng cao mức độ an toàn vốn

Nhằm nâng cao hệ số CAR, dựa trên trên tình hình vi mô và vĩ mô hiện nay thì biện pháp khả thi nhất là tăng VTC của ngân hàng.Tăng VTC từ việc phát hành thêm cổ phiếu: biện pháp này giúp VP Bank tự chủ hơn về mặt tài chính. Tuy nhiên,VP Bank cần thận trọng về số lượng cổ phiếu phát hành thêm vì biện pháp này gây ra hiện tượng “pha loãng quyền sở hữu” .

Tăng VTC từ lợi nhuận để lại: đây là biện pháp tăng VTC có ý nghĩa quan trọng và bền vững vì nguồn tăng VTC đến từ chính hiệu quả kinh doanh của VP Bank, tránh được hiện tượng “ pha loãng cổ phiếu”. Tuy nhiên, biện pháp này lại liên quan việc chi trả cổ tức cho cổ đông vì việc giữ lại nhiều LNST để tăng VTC gây ảnh hưởng đến lợi ích của các cổ đồng. Đồng thời biện pháp này cũng chịu ảnh hưởng của hiệu quả kinh doanh của VP Bank từng thời kì

Có nhiều biện pháp tăng VTC của ngân hàng song mỗi biện pháp lại có ưu và nhược điểm riêng. VP Bank cần đa dạng hóa các biện pháp tăng VTC và sử dụng các biện pháp phù hợp với tình hình của ngân hàng từng thời kì.

3.2.2. Nâng cao chất lượng tài sản

Giai đoạn 2019-2021 ghi nhận thành tựu ấn tượng của VP Bank trong việc tăng trưởng tín dụng dẫn đầu hệ thống ngân hàng dù gặp nhiều khó khăn do dịch

bệnh. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của VP Bank còn nhiều hạn chế khi tỷ lệ nợ xấu, nợ quá vẫn còn ở mức cao.

VP Bank cần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng. Đây biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu có tính hiệu quả cao và bền vững. Việc CBNV yếu kém về nghiệp vụ chuyên môn và suy giảm đạo đức sẽ dẫn tới những sai lầm khi thẩm định, ra các quyết định tín dụng, làm tăng rủi ro của ngân hàng. Do đó, việc xây dựng đội ngũ CBNV có trình độ nghiệp vụ cao, đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ đem lại kết quả tích cực trong việc giảm thiểu nợ xấu, nợ quá hạn.

VP Bank cần tập trung vào việc giám sát, kiểm soát hoạt động tín dụng. Sự giám sát chặt chẽ các khoản tín dụng sẽ giúp cho VP Bank kịp thời phát hiện các rủi ro, đồng thời nhanh chóng đưa ra các biện pháp để xử lý nợ quá hạn, nợ xấu hiệu quả nhất. Ngoài ra, việc tăng cường kiểm soát nội bộ sẽ giúp VP Bank phát hiện và giảm thiểu được những rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng.

VP Bank cần cải thiện hơn chính sách quản trị rủi ro của mình để điều chỉnh hoạt động tín dụng phù hợp với kế hoạch kinh doanh cũng như bối cảnh kinh tế từng giai đoạn. VP Bank hiện đang có khẩu vị rủi ro khá cao, chính sách quan trị rủi ro nới lỏng nên tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu không được kiểm soát tốt. VP Bank nên xây dựng lại khẩu vị rủi ro cũng như thắt chặt hơn chính sách quản trị rủi ro khi mà nền kinh tế chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh.

VP Bank cần nâng cao khả năng thu hồi nợ của các khoản vay, thực hiện rà soát phân loại các khoản nợ quá hạn, nợ xấu để đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp với từng khoản vay. Bên cạnh đó, ngân hàng cần thường xuyên txem xét tình hình tài chính của khách hàng có nợ xấu để đưa ra nhiều biện pháp nhằm tránh tình trạng khoản nợ trở nên nghiêm trọng hơn.

VP Bank cần thực hiện nghiêm túc việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra khi khách hàng không trả được nợ

3.2.3. Nâng cao năng lực quản lý

VP Bank cần tiếp tục hoàn thiện bộ máy lãnh đạo, nâng cao năng lực chuyên môn và quản lý của ban lãnh đạo về quản trị rủi ro, tuân thủ các quy định theo quy định của NHNN, chuẩn Basel II, đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

VP Bank cần có thêm các chương trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của CBNV, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, VP Bank cần tạo văn hóa doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, công bằng với chế độ phúc lợi, lương thưởng hợp lý nhằm giảm thiểu rủi ro về đạo đức của nhân viên. Cần có các chính sách giám sát nội bộ, thưởng phạt rõ ràng nhằm răn đe những CBNV sai phạm và khuyến khích những CBNV làm tốt

3.2.4. Nâng cao khả năng sinh lời

Để tăng tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM, VP Bank cần tối đa hóa thu nhập lãi và tối thiểu hóa chi phí. Để làm được điều đó, VP Bank cần xử lý những khoản nợ quá hạn, nợ xấu cũng như đẩy mạnh phát triển tiền gửi không kì hạn.

Bên cạnh các giải pháp hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu đã nêu ra ở phần nâng cao chất lượng tài sản, VP Bank có thể thực hiện các biện pháp như gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, xem xét cấp vốn thêm cho khách hàng có kế hoạch trả nợ khả thi. Trong bối cảnh kinh tế bị ảnh hưởng do dịch bệnh, việc nhiều khách hàng gặp khó khăn trong trả nợ là không thể tránh khỏi. Nền kinh tế đang có dấu hiệu hồi phục, việc VP Bank hỗ trợ gia hạn nợ hay cấp vốn thêm sẽ giúp khách hàng có thể vượt qua giai đoạn khó khăn, tăng trả năng khả thu hồi khoản vay và làm tăng hình ảnh tốt đẹp của ngân hàng.

VP Bank cần đưa ra nhiều chính sách nhằm huy động nguồn vốn không kì hạn từ khách hàng do đây là khoản huy động giá rẻ, làm giảm chi phí lãi của ngân hàng.

Để tăng vốn không kì hạn, VP Bank cần tăng cường số hóa ngân hàng, đa dạng hóa các sản phẩm thẻ thanh toán, đẩy mạnh dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. VP Bank cần tăng cường quảng bá các sản phẩm dịch vụ của mình để thu hút nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ hơn.

3.2.5. Nâng cao khả năng thanh khoản

Nhằm quản trị thanh khoản tốt, hạn chế rủi ro thanh khoản VP Bank cần phải có chính sách quản trị thanh khoản hợp lý dựa trên các nhân tố như: nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng, các khoản nợ đến hạn trả, lãi phải trả và các yếu tố bên ngoài khác. Một số biện pháp tăng quản trị thanh khoản như: vay thanh khoản trên thị trường, quản trị thanh khoản kết hợp. Mỗi biện pháp có ưu và nhược điểm riêng,

ngân hàng cần cân nhắc tùy vào tình hình, chiến lược của mình mà đưa ra chính sách quản trị thanh khoản thích hợp.

VP Bank cần quan tâm đến dịch vụ chăm sóc khách hàng đặc biệt là đối với khách hàng gửi tiết kiệm, VP Bank cần thường xuyên quan tâm về nhu cầu rút tiền mặt và giữ mối quan hệ thân thiết để giữ khách hàng ở lại vớ

LDR của VP Bank đang ở mức thấp, việc dư thừa thanh khoản sẽ làm giảm LNTT của ngân hàng. Vì thế VP Bank nên đa dạng hóa hơn danh mục đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận từ các tài sản sinh lời khác có tính thanh khoản cao như trái phiếu chính phủ, trái phiếu do các TCTD khác phát hành.

VP Bank nên đảm bảo chất lượng tín dụng: Chất lượng tín dụng có tác động rất lớn tới thanh khoản của ngân hàng. Việc ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tăng cao sẽ làm tăng rủi ro thanh khoản . Do đó, muốn đảm bảo khả năng thanh khoản thì VP Bank cần cải thiện chất lượng tín dụng bằng các biện pháp nâng cao chất lượng tài sản nêu ở trên

3.2.6. Nâng cao khả năng quản trị rủi ro

VP Bank cần phải xây dựng hệ thống các quy định về quản trị rủi ro thị trường và quy trình quản trị. Cùng với đó là phát triển mô hình định giá lại mà VP Bank đang áp dụng. Cần liên tục cập nhật diễn biến của thị trường nhằm tính toán ảnh hưởng của thay đổi lãi suất và tỷ giá đến LNTT và VCSH để đánh giá khả năng chống đỡ của VP Bank và năng lực trong việc kiểm soát rủi ro thị trường.

Nhằm hạn chế sự bất cân xứng về kỳ hạn lãi suất, VP Bank cần có các chính sách quản lý kỳ hạn huy động và cho vay hợp lý. Ngân hàng cần đa dạng hóa các kỳ hạn các giấy tờ có giá, chú trọng hơn các tài sản có tính thanh khoản cao để đảm bảo xử lý kịp thời trong trường hợp có các rủi ro về thị trường hay lãi suất.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng theo mô hình camels (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)