CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Thứ nhất, Chính phủ cần tập trung phục hồi nền kinh tế trong giai đoạn “ bình thường mới”. Với tỷ lệ bao phủ vaccine Covid-19 cao cùng với chính sách mở cửa sống chung với dịch bệnh, nền kinh tế đã có nhiều dấu hiệu hồi phục tích cực. Đây là thời điểm Chính phủ cần đưa ra các chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm ổn định
phát triển nền kinh tế, hạn chế lạm phát. Nền kinh tế hồi phục và phát triển là động lực thúc đẩy ngân hàng phát triển một cách hiệu quả và an toàn.
Thứ hai, Chính phủ đã ban hành thông tư đề nghị ngân hàng cơ cấu lại thời gian trả nợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn dịch bệnh. Đây là một thách thức và rủi ro lớn cho ngân hàng khi những khoản vay này có thể trở thành nợ quá hạn, nợ xấu. Vì vậy chính phủ cũng cần có các chính sách hỗ trợ đồng hành cùng doanh nghiệp và ngân hàng như giảm hoặc gia hạn nộp thuế TNDN, các chính sách hỗ trợ về vốn, thủ tục hành chính…Chính phủ cần đặc biệt chú trọng hỗ trợ những doanh nghiệp SME và kinh tế tư nhân do đây là các thành phần kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng của dịch. Những DNNN cũng cần thay đổi cơ cấu và đẩy mạnh cổ phần hóa để làm đầu tàu đẩy mạnh phục hồi phát triển kinh tế.
Thứ ba, Chính phủ cần tạo ổn định môi trường pháp lý, ban hành các thông tư và nghị định chặt chẽ, kịp thời đưa ra những chỉ đạo cho ngành ngân hàng trước những biến động của thị trường. Bên cạnh đó chính phủ cần đưa ra các chính sách thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối do đây là những kênh tạo lợi nhuận cao cho ngân hàng.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước
Thứ nhất, NHNN cần tăng cường vai trò quản lý định hướng của mình đối với hệ thống ngân hàng. NHNN cần liên tục cập nhật theo dõi các thông tin của nền kinh tế trong và ngoài nước cũng như các biến động của hệ thống ngân hàng để kịp thời đưa ra các biện pháp chỉ đạo.
Thứ hai, các văn bản pháp lý của NHNN cần được hệ thống hóa, tránh tình trạng chồng chéo, gây khó hiểu cũng như khó khăn cho các ngân hàng trong việc thực hiện. Việc ban hành các quy định cần được xem xét kỹ lưỡng để phù hợp với thực tế, tránh tình trạng chỉ mang tính lý thuyết mà không áp dụng được trong.
NHNN cũng cần lăng nghe những ý kiến của các ngân hàng để có thể điều chỉnh chính sách phù hợp hơn với thực tế.
Thứ ba, NHNN cần ra các văn bản chỉ đạo các NHTM đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu, nợ quá hạn, tăng cường trích lập dự phòng rủi ro. NHNN cũng cần đưa ra các chính sách hỗ trợ NHTM về lãi suất cũng như xử lý nợ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên việc phân tích thực trạng về hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2019 –2021, chúng ta đã có cái nhìn tổng quát về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Từ đó Chương 3 đã đưa ra những đề xuất, kiến nghị giải pháp đối với Chính phủ, với NHNN và với chính Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
KẾT LUẬN
Với việc áp dụng mô hình CAMELS, bài khóa luận đã phân tích, đánh giá một cách toàn diện hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong giai đoạn 2019 –2021 dựa trên những chỉ tiêu quan trọng. Từ đó nêu lên những thành tựu và hạn chế cũng như nguyên nhân giúp ngân hàng nhận biết ưu điểm để tiếp tục phát huy, đồng thời khắc phục những nhược điểm để có thể nâng cao tình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng vừa là thách thức và cũng là cơ hội để ngân hàng có thể vươn lên phát triển và đạt kế hoạch “Tăng trưởng bền vững 5 năm” với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Với sự lãnh đạo xuất sắc của Ban lãnh đạo cùng với sự cố gắng của toàn thể CBNV, tin rằng trong thời gian tới, ngân hàng sẽ đạt được những kế hoạch đặt ra, vừa đảm bảo mục tiêu tăng trưởng hiệu quả vừa đảm bảo công tác quản trị rủi ro.
Hy vọng với những phân tích và một số kiến nghị, giải pháp được đưa ra trong khóa luận có thể được tham khảo để giúp đưa ra các chính sách quản lý tốt hơn, nhằm tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM .
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính hợp nhất, Báo cáo thường niên năm 2019, 2020, 2021 của VP Bank
2. Bùi Doãn Trung (2016), “Đ u qu kinh doanh c â ơ mại cổ ph Á C â ô ì C e ”, Khóa luận, Học viện Ngân hàng.
3. Phạm Quỳnh Trang (2018) , “Ứng d ng mô hình CAMELS trong phân tích hi u qu hoạ ng kinh doanh c N â ơ ại cổ ph n Vi t Nam Thịnh v ợ ạn 2015-2017”, Khóa luận, Học viện Ngân hàng
4. Tô Ngọc Hưng (2014), G rì N â ơ ại, Học viện ngân hàng 5. Ngân hàng nhà nước (2014), T ô 36/2014/TT-NHNN Q y ịnh các giới hạn, tỷ l m b o an toàn trong hoạ ng c a TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014.
6. Ngân hàng nhà nước (2016), T ô 41/2016/TT-NHNN Q y ịnh tỷ l an toàn v i vớ â , â ớc ngoài, ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016
7. Tô Kim Ngọc (2017), Giáo trình Ti n t ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
8. Kiều Thị Nhâm (2020), “Đ ă c tài chính c a Ngân hàng TMCP Á Châu ACB qua mô hình Camels”, Khóa luận, Học viện Ngân hàng
9. Lê Ngọc Quỳnh (2018), “Áp d ng mô hình Camels trong phân tích hoạ ng N â ơ ại cổ ph Đ v P r n Vi t Nam”, Luận văn Thạc sỹ, Học viện Ngân hàng
10. Các nhân t ng tới kh ă i c â ơ ại tại Vi t Nam: Ti p cận theo mô hình th c nghi ng (2020), truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2022 từ <https://tapchinganhang.gov.vn/cac-nhan-to-tac-dong-toi-kha-nang- sinh-loi-cua-ngan-hang-thuong-mai-tai-viet-nam-tiep-can-theo-mo-hi.htm >
11. Nợ x u và các bi n pháp x lý nợ x u c N â ơ ại (2021), truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2022 từ
<https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/no-xau-va-cac-bien-phap-xu-ly-no-xau-cua- ngan-hang-thuong-mai-d24308.html>