CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THANH KHOẢN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 22 2.1. Khái quát về hệ thống NHTM tại Việt Nam
2.2. Thực trạng về khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010- nay
2.2.2. Chỉ số chứng khoán thanh khoản
Chứng khoán thanh khoản là các loại chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, điển hình là trái phiếu và tín phiếu kho bạc. Đây là những chứng khoán không nhạy cảm với lãi suất thị trường và thường có tỷ suất lợi nhuận thấp. Trong tình huống cầu thanh khoản tăng cao thì ngân hàng có thể đem bán hoặc chiết khấu các loại chứng khoán này để thu tiền về.
Trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng được đảm bảo khi tỷ lệ này càng cao. Theo kinh nghiệm của các nhà quản trị trên thế giới, cân nhắc giữa lợi nhuận và thanh khoản thì chỉ số này nên nằm trong mức 5-6%.
29
Bảng 2..3: Chỉ số trạng thái chứng khoán thanh khoản của các NHTM Việt Nam (2010 - 2020)
(Đơn vị: %)
Năm Ngân hàng
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
BID 6,82 5,63 5,24 7,14 7,10 8,45 7,55 8,19 7,08 5,69 5,73
VCB 5,49 4,94 4,88 11,98 6,73 6,85 5,18 4,75 2,86 2,36 2,04
CTG 9,47 10,14 9,49 9,48 9,40 9,17 9,60 8,96 7,87 5,25 5,42
VPBank 5,73 15,11 16,85 15,34 20,36 19,78 15,82 16,00 12,44 11,06 12,26
SHB 8,14 9,90 11,76 4,82 3,77 2,30 2,45 3,09 2,86 5,20 1,20
VIB 10,38 13,47 14,06 14,16 18,48 21,22 18,49 17,17 13,47 13,74 10,07
VietCapital Bank
1,33 0,54 0,08 0,19 8,68 9,18 9,41 8,55 8,16 6,83 4,62
Kienlong Bank
0.75 8,33 9,65 10,05 8,30 7,86 8,27 5,11 2,99 0,00 0,00
BaoViet Bank
8,70 14,40 13,28 8,19 12,79 13,41 16,94 20,80 21,65 20,01 17,33
Trung bình 7,01 9,16 9,48 9,04 10,62 10,91 10,41 10,29 8,82 7,79 6,52
Max 10,38 15,11 16,85 15,34 20,36 21,22 18,49 20,80 21,65 20,01 17,33
Min 1,33 0,54 0,08 0,19 3,77 2,30 2,45 3,09 2,86 0,00 0,00
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên BCTC của các ngân hàng
30
Bảng 2.3 cho ta thấy, năm 2010 đa số các ngân hàng nắm giữ chứng khoán Chính phủ khá thấp, đều dưới 10% (đặc biệt có trường hợp của KienLongBank rất thấp 0.75%). Tỷ lệ thấp có thể do một số NHTM chưa quan tâm tới dự trữ thứ cấp hoặc do chính sách đầu tư của ngân hàng nhằm vào những chứng khoán có lợi nhuận cao hơn. Năm 2014 chứng sự tăng vọt chỉ số này ở một số ngân hàng như VPbank (từ 5.73% lên 20.36%), VIB (tăng từ 10.38% lên 18,48%) kéo mức trung bình từ 7.1% lên 10.62%. Mức bình quân này được duy trì qua những năm tiếp theo 2015, 2016 (Ước tính năm 2015 khoảng 80% lượng trái phiếu Chính Phủ do các NHTM nắm giữ). Đặc biệt từ năm 2015 trái phiếu chính phủ được Kho bạc Nhà nước bắt đầu phát hành theo quy mô lớn, nâng cao chất lượng hàng hóa trái phiếu Chính Phủ trên thị trường tài chính. Song song với việc tăng chỉ số chứng khoán thanh khoản thì trong khoảng thời gian này chỉ số tiền mặt đã giảm, điều này cho thấy chiến lược của các ngân hàng là giảm lượng tiền gửi, tiền mặt tại các tổ chức tín dụng để chuyển sang nắm giữ các tài sản có lợi nhuận cao hơn mà vẫn đảm bảo được nhu cầu thanh khoản.
Nếu xét trên khía cạnh theo quy mô ngân hàng thì có thể thấy: Các ngân hàng có quy mô tài sản lớn, uy tín như BIDV, Vietinbank, VCB luôn giữ chỉ số chứng khoán thanh khoản ổn định hơn qua các năm, mức bình quân của của 3 ngân hàng này giai đoạn 2010 - 2020 là 6.88%. Đối với các ngân hàng có quy mô tài sản nhỏ hơn như KiênLongbank, VietCapitalBank, chỉ số chứng khoán thanh khoản có sự biến động lớn qua các năm. Việc duy trì chỉ số chứng khoán thanh khoản ở mức nào là do chiến lược phân bổ tài sản của mỗi ngân hàng.
Trong vòng hơn 10 năm, từ năm 2010 đến nay thị trường trái phiếu Chính phủ đã có những bước cải tiến bược bậc để vừa trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho ngân sách nhà nước vừa là thị trường đầu tư hấp dẫn cho các NHTM. Theo thống kê của NHNN, số lượng mã trái phiếu đã giảm từ mức khoảng 300 xuống còn 170 mã trong 10 năm vừa qua, quy mô bình quân của các mã tăng khoảng 9 lần, giá trị giao dịch bình quân phiên hiện nay đạt khoảng gần 9.000 tỷ đồng/phiên, tăng khoảng 24 lần so với giá trị giao dịch bình quân phiên năm 2010.
Sản phẩm phái sinh hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2019 bổ sung thêm cho nhà đầu tư một công cụ phòng vệ rủi ro. Bộ Tài chính
31
cũng cho biết, trong các năm tiếp theo, đặc biệt là giai đoạn 2021-2025 mục tiêu đặt ra là phát triển thị trường trái phiếu chính phủ để làm nền tảng cho sự phát triển của thị trường tài chính và thị trường trái phiếu. Trái phiếu Chính phủ trở thành công cụ đầu tư an toàn, hiệu quả, có tính thanh khoản cao cho các NHTM, hệ thống bảo hiểm, các loại hình quỹ đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài.
Hình 2.2: Chỉ số chứng khoán thanh khoản bình quân của các NHTM
(Đơn vị: %)