1.3 Mô hình và phương pháp nghiên cứu
1.3.2 Các yếu tố trong mô hình đề xuất và giả thuyết nghiên cứu
1.3.2.1 Nhận thức sự hữu ích
Mô hình chấp nhận công nghệ của mình (TAM) cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng tính hữu ích được nhận thức là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ. Trong nghiên cứu được thực hiện bởi Pikkarainen et al.
(2004), tính hữu ích được cảm nhận là yếu tố tiềm ẩn nhất trong số các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng các dịch vụ tài chính trực tuyến. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Jaruwachirathanakul và Fink (2005) chứng minh rằng cảm nhận sự hữu ích có thể khuyến khích việc sử dụng dịch vụ tài chính trực tuyến tại ngân hàng. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy mối quan hệ giữa tính hữu ích được nhận thức và việc sử dụng ngân hàng di động (Venkatesh và Morris 2000; Chiu và cộng sự. Năm 2005;
Luarn và Lin 2005; Hanafzadeh và Khedmatgozar Năm 2012; Bong-Keum và Yoon 2013). Sử dụng các dịch vụ tài chính số do ngân hàng cung cấp nhanh và rẻ hơn so với sử dụng dịch vụ tài chính của ngân hàng truyền thống (Sayar và Wolfe, 2007).
Dịch vụ tài chính số tại ngân hàng mang lại cho người sử dụng nhiều lợi ích cho khách hàng và ngân hàng. Việc chuyển tiền, nhận tiền trở nên nhanh chóng, thanh toán hoá đơn, gửi tiền tiết kiệm, quản lý tài chính cá nhân hoặc doanh nghiệp, vay nợ ngân hàng, vay nợ tiêu dùng trở nên đơn giản và nhanh gọn… Dịch vụ tài chính số giúp giảm tối đa hoá đơn, chứng từ, tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng,
21
điều này giúp khách hàng chủ động hơn trong công việc của mình. Có thể thấy, “nhận thức sự hữu ích” của dịch vụ tài chính số tác động tích cực tới sử dụng dịch vụ.
Giả thuyết: H1: “Nhận thức sự hữu ích tác động cùng chiều tới sử dụng dịch vụ tài chính số tại ngân hàng”.
1.3.2.2 Nhận thức tính dễ sử dụng
Ở mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) coi cảm nhận dễ sử dụng là yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ. Gounaris và Koritos (2008) chứng minh rằng tính dễ sử dụng có tác động đến ý định sử dụng. Bên cạnh đó, tính dễ sử dụng đối với sử dụng dịch vụ tài chính số tại ngân hàng được nhiều tác giả đưa ra trong các bài nghiên cứu của mình (Hernandez và Mazzon 2017; Guriting và Ndubisi 2006;
Eriksson và cộng sự 2005; Venkatesh và Davis 2000; Venkatesh và Morris 2000).
Chen và Barnes (2007) và một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng tính dễ sử dụng được nhận thức có tác động cùng chiều tới việc áp dụng kênh giao dịch tài chính số - ngân hàng (Amin 2007; Cheng, 2006; Al-Somali và cộng sự. 2009).
Mọi giao dịch được thực hiện nhanh chóng, đơn giản chỉ với chiếc điện thoại kết nối internet, ngoài ra, các thao tác sử dụng được hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết và dễ hiểu trên app hay trang web của ngân hàng. Vì vậy, việc tìm hiều và sử dụng dịch vụ tài chính số tại ngân hàng là vô cùng dễ dàng. Tương tự như các nghiên cứu trước đây, mô hình nghiên cứu đặt ra giả thuyết:
H2: “Nhận thức tính dễ sử dụng tác động cùng chiều tới sử dụng dịch vụ TCS tại ngân hàng”
1.3.2.3 Sự tin tưởng
Sự tin cậy của hệ thống sẽ có tác động tích cực tới ý định hành vi chấp nhận sử dụng các dịch vụ được cung cấp qua các thiết bị di động (Sharma, 2018). Nghiên cứu của Alnsour và Al-Hyari (2011) đã nêu rằng nhận thức về bảo mật dẫn đến sự tin tưởng và sự tin tưởng này có tác động trực tiếp đến việc có sử dụng dịch vụ hay không.
Tốc độ (speed) và chi phí (cost) luôn bị tác động bởi niềm tin. Nếu niềm tin tăng tốc độ sẽ tăng, chi phí giảm và ngược lại. Để quyết định sử dụng một dịch vụ nào đó, đặc biệt đối với dịch vụ tài chính tại ngân hàng thì tạo dựng sự tin tưởng từ
22
khách hàng luôn đóng góp một phần quan trọng. Đó là sự tin tưởng khiến khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ hay đầu tư tiền bạc, thời gian, giới thiệu cho bạn bè, người thân. Có thể thấy, cách gây dựng được sự tin tưởng ở người tiêu dùng sẽ làm tăng ý định sử dụng của người tiêu dùng.
Giả thuyết H3: “Sự tin tưởng tác động cùng chiều tới sử dụng dịch vụ tài chính số tại ngân hàng”
1.3.2.4 Cảm nhận rủi ro
Yếu tố rủi ro được thêm vào mô hình vì “rủi ro” sẽ trở thành trở ngại dối với sử dụng dịch vụ tài chính số của khách hàng. Lim (2003) đã nghiên cứu và cho thấy rằng “càng nhiều rủi ro khách hàng nhận thấy, cơ hội cho một giao dịch thành công càng ít”. Ngoài ra, bảo mật thông tin cũng gây nên nhiều trở ngại đối với ý định sử dụng của khách háng. Ba nhân tố được coi là quan trọng trong việc bảo mật thông tin là:
- Tính bảo mật: Thông tin là duy nhất, chỉ những người có quyền truy cập vào thông tin đó được biết và tiếp cận
- Tính toàn vẹn: hệ thống thông tin được bảo mật toàn diện -Tính chính xác: đảm bảo rõ ràng, chính xác tuyệt đối và đầy đủ - Tính sẵn sàng: luôn sẵn sàng bảo mật thông tin bất cứ khi nào cần.
Một khi thông tin bảo mật của khách hàng không được đảm bảo thì sẽ không nhận được niềm tin cũng như sự ủng hộ của khách hàng. Hay nói cách khác, khách hàng không có thái độ tích cực cho một dịch vụ khi mà họ nhận thấy được những rủi ro. Như vậy, giải thuyết tiếp theo được đưa ra trong mô hình là:
H4: “Cảm nhận rủi ro tác động ngược chiều tới sử dụng dịch vụ TCS tại ngân hàng”.
1.3.2.5 Ảnh hưởng xã hội
Ảnh hưởng của xã hội có thể là các yếu tố tác động đến từ xã hội, gia đình, người thân, bạn bè. Một số các yếu tố khác có thể đến từ sự quảng cáo của các phương tiện truyền thông gây sự kích thích và tò mò của người tiêu dùng.
H5: “Ảnh hưởng xã hội tác động cùng chiều tới sử dụng dịch vụ TCS tại ngân hàng”