CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC ĐA VĂN HÓA
2.3 Phát triển kỹ năng giao tiếp đa văn hoá
Bí quyết quan trọng để giao tiếp hiệu quả trong môi trường đa văn hóa chính là niềm đam mê, ham học hỏi và sự tôn trọng cách ứng xử, bản sắc, tín ngưỡng của các nền văn hóa khác.
2.3.1 Một số lưu ý trong giao tiếp trong môi trường đa văn hóa
1. Hãy luôn nghĩ rằng sự hiểu nhầm trong giao tiếp đa văn hoá là chuyện xảy ra thường xuyên.
2. Nhận ra rằng sự tập trung tốt nhất của chúng ta có thể bị huỷ hoại bởi những giả định đã lỗi thời.
3. Cố gắng theo kịp những giả định đó để giao tiếp rõ ràng hơn và công bằng hơn.
4. Hãy cố gắng học những phong tục tập quán riêng của từng dân tộc, hiểu và thông cảm cho sự tồn tại của những cá nhân khác nhau trong một nhóm người.
5. Đừng khái quát hóa về một cá nhân chỉ bởi vì nền văn hoá riêng của họ. Có rất nhiều sự tồn tại của những cá nhân khác nhau trong một tập thể.
6. Tránh những vấn đề nhạy cảm hoặc những điều ngớ ngẩn như sự chế giễu tôn giáo, các thành ngữ về giới tính, phân biệt chủng tộc, những cử chỉ không phù hợp, sự phân công nhiệm vụ một cách rập khuôn.
7. Hãy luôn nói câu” Chúng ta ở đây cùng nhau” để thể hiện sự tin tưởng và cổ vũ tinh thần đoàn kết và hợp tác.
8. Phản ứng với hoàn cảnh và nội dung của nhiệm vụ và ngôn từ của một người hơn là sự thúc đẩy giả định.
9. Không phân theo giọng nói, trọng âm, ngữ pháp hay bề ngoài của một người, hãy đánh giá phẩm chất qua những phát ngôn và hành động.
10. Có ý thức tìm kiếm những mối quan hệ và thách thức đa văn hoá mới
NHÓM KNM – KHOA MÁY TÀU THỦY 33
2.3.2 Lắng nghe để thành công trong môi trường đa văn hóa
Ngay cả khi mọi người đều cùng nói tiếng Anh, một vài người vẫn nói theo các phương ngữ và lối diễn đạt khác nhau. Trong một môi trường làm việc đa văn hóa như thế, cách tốt nhất để đạt hiệu quả tối ưu là học cách lắng nghe.
Đã bao giờ bạn gặp phải tình huống: trong một buổi hẹn ăn trưa hay một sự kiện giao lưu, bạn được giới thiệu với một ai đó và trước khi kết thúc cuộc trò chuyện, bỗng nhiên bạn quên mất tên người ấy? Nếu câu trả lời là có thì bạn cũng đừng lo lắng bởi bạn không phải là người duy nhất đãng trí.
Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng một người bình thường chỉ nhớ được khoảng 25% đến 50% những gì họ nghe thấy. Điều đó có nghĩa là khi bạn nói chuyện với sếp, với đồng nghiệp hay khách hàng, họ chỉ có thể nhớ chưa đầy một nửa những gì đã nghe.
Không phải là chúng ta có trí nhớ kém mà đúng hơn là đa số chúng ta thường không lắng nghe. Thêm vào đó, sự đa dạng của thành phần lao động trong một công sở ngày nay càng khiến cho việc lắng nghe trở nên khó khăn hơn.
Muốn giao tiếp tốt vượt qua những khác biệt về văn hóa, bạn cần phải nghe đủ gần để không chỉ nghe thấy từ ngữ mà còn nắm bắt được ý nghĩa thực sự mà người kia muốn nói. Bằng cách đó, bạn sẽ nghe hiệu quả hơn và nâng cao khả năng giao tiếp, tránh được mâu thuẫn hay hiểu lầm.
Cách giao tiếp đa văn hóa này còn được gọi là "lắng nghe đồng cảm". Janet Reid, một chuyên gia về đa văn hóa và quan hệ đối tác của Global Novations - công ty chuyên
NHÓM KNM – KHOA MÁY TÀU THỦY 34
tư vấn về tính đa dạng cho các doanh nghiệp, gọi đó là "lắng nghe để kết nối với cảm xúc và suy nghĩ của người đối thoại".
Theo Reid, để làm được điều đó, bạn không những phải luyện đôi tai mà còn phải tập cho cơ bắp cũng mang tính "đa văn hóa". Nghĩa là bạn phải thả lỏng, làm chậm phản xạ xương bánh chè để trò chuyện với mọi người và lắng nghe theo nhịp điệu (của nền văn hóa đó).
Một trong những tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới Procter &
Gamble (P&G) đã tổ chức một khóa tập huấn có tên "Văn hóa trong công việc" nhằm giúp nhân viên hiểu được ý nghĩa của việc lắng nghe trong môi trường giao thoa văn hóa.
Tại đây, nhân viên được tìm hiểu về "các nền văn hóa mang tính ngữ cảnh thấp"
(sử dụng ngôn ngữ cụ thể, linh hoạt và ít phụ thuộc vào ngữ cảnh), ví dụ như văn hóa của các nước Đức, Italia và Mỹ, nơi mà mọi người nói rất nhiều và chuyện trò rôm rả với nhau.
Họ cũng được tìm hiểu về "các nền văn hóa mang tính ngữ cảnh cao" (sử dụng ngôn ngữ phi trực tiếp và phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh), ví dụ như văn hóa của các nước châu Á, nơi mà các cuộc hội thoại mang nét đặc trưng là hòa nhã và tôn kính.
Theo Linda Clement-Holmes, người quản lý về tính đa dạng của P&G, chẳng có loại hình văn hóa nào là đúng hay sai và các tên gọi này chỉ mang tính công thức với rất nhiều ngoại lệ. Điểm mấu chốt là nhân viên của P&G cần tìm hiểu để biết lắng nghe một cách đồng cảm và kiên nhẫn trong môi trường làm việc đa văn hóa.
Với nhiều nền văn hóa khác nhau, cách tiếp cận của bạn cũng phải rất khác nhau. Chẳng hạn như với một nhóm nhân viên người Mỹ hay Italia, bạn có thể nghe thấy một cuộc chuyện trò "nổ như ngô rang". Với những nền văn hóa ồn ào này, mọi người thường tuôn hàng tràng vào mạch hội thoại như bắn súng liên thanh, trong đó người này tiếp lời người kia trước khi người kia kết thúc và ngược lại.
Kiểu chuyện trò này đòi hỏi phải có một "đôi tai khác" so với những gì cần cho kiểu chuyện trò một người nói sau đó dừng lại rồi mới đến người kia. Lợi ích của việc học cách lắng nghe các kiểu hội thoại khác nhau từ các nền văn hóa khác nhau là bạn sẽ khép lại cuộc trò chuyện một cách khéo léo hơn. Reid cho biết: "Nghệ thuật lắng nghe là dấu hiệu cho thấy một nhóm đa văn hóa tuyệt vời".
NHÓM KNM – KHOA MÁY TÀU THỦY 35
Khi chúng ta không chăm chú lắng nghe người khác, chúng ta rất hay suy đoán và thường là đoán mò, không chính xác về ý người kia muốn nói. Erika Walker- Thomas, phó chủ tịch cấp cao về phát triển tại một trung tâm nghiên cứu về tính đa dạng cho biết có nhiều công ty đã rất vất vả để học được kỹ năng này.
Chẳng hạn như trong số các khách hàng doanh nghiệp của trung tâm, có một nhà quản lý da trắng lãnh đạo một nhóm cấp cao, vị này khi tuyển nhân viên đã chọn toàn người da trắng. Kết quả là một phụ nữ gốc Phi theo dõi quá trình thành lập nhóm đã cảm thấy bị xúc phạm và cho rằng vị lãnh đạo kia đang phân biệt đối xử với cô.
Họ nói chuyện với nhau (đúng hơn là tranh cãi) và cả hai đều tức giận đến mức gửi đơn kiện lên phòng nhân sự. Giá như họ dừng lại và lắng nghe người kia nói bởi nguyên nhân thực sự là do quá trình tìm kiếm và chọn lựa nhân viên chưa được thực hiện đầy đủ chứ không liên quan gì đến cảm giác của vị lãnh đạo đối với các nhân viên da màu. Nếu như cả hai bên đều vui vẻ lắng nghe và hiểu được quan điểm của người kia, mâu thuẫn có lẽ đã không xảy ra.
Dù bạn là sếp hay nhân viên, lắng nghe trong môi trường giao thoa văn hóa đôi khi là thử thách lớn nhất về kỹ năng giao tiếp mà bạn cần rèn luyện. Tuy nhiên, môi trường làm việc càng ít có yếu tố ngoại lai thì càng ít thay đổi và sẽ thu được nhiều thành công hơn.