Các bước chuẩn bị phỏng vấn

Một phần của tài liệu kỹ năng mềm 2. fie cũng hay có thể tham khảo (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 4: KỸ NĂNG XỬ LÝ VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

4.4 Các bước chuẩn bị phỏng vấn

Khi nhận được một cuộc điện thoại hoặc một email mời tới dự phỏng vấn từ một công ty, bạn phải có sự chuẩn bị tốt nhất để có thể hy vọng đạt kết quả tốt sau buổi phỏng vấn.

4.4.1 Thu thập thông tin

Để công việc chuẩn bị được tốt nhất, cần lưu ý và thu thập những thông tin sau:

- Bạn đang tìm việc trong ngành nào?

- Các tập đoàn lớn

- Các công ty vừa và nhỏ - Cơ quan nhà nước

- Các tổ chức phi lợi nhuận/các tổ chức xã hội

- Thu thập bản mô tả công việc và tìm hiểu kỹ về nó.

- Thu thập thêm thông tin từ các trang web hoặc các nguồn online khác

- Nếu có thể thì tìm hiểu thông tin từ một người nào đó làm việc trong công ty bạn muốn xin việc.

- Đối tượng khách hàng của cty.

- Các dịch vụ và/hoặc các sản phẩm cty cung cấp.

NHÓM KNM – KHOA MÁY TÀU THỦY 61

- Khu vực hoặc quốc gia nào.

- Đối thủ cạnh tranh/Thách thức mà cty phải đối mặt.

- Lịch sử, nhiệm vụ, kế hoạch 5, 10 năm của công ty là gì?

- Các thông tin và giải thưởng gần đây.

- Số lượng nhân viên.

4.4.2 Chuẩn bị các câu hỏi dự kiến trong buổi phỏng vấn

Việc chuẩn bị trước các câu hỏi dự kiến trong buổi phỏng vấn sẽ làm bạn cảm thấy tự tin khi trả lời và không bị bỡ ngỡ khi được

đặt câu hỏi. Một số câu hỏi thông thường cần chuẩn bị có thể là:

- Hãy cho chúng tôi biết về bản thân bạn - Tại sao bạn muốn làm việc cho chúng

tôi?

- Bạn có thể mang lại gì cho công việc của chúng tôi

- Những kinh nghiệm hay kỹ năng nào bạn cho là có thể giúp ích cho công việc này?

- Điểm yếu của bạn là gì? Thế mạnh của bạn là gì?

- Trong 5 năm bạn nghĩ mình có thể ở vị trí nào?

- Bạn đã khi nào làm việc trong một dự án chưa? Vị trí của bạn trong nhóm là gì? Nhóm đã hoàn thành công việc?

- Hãy cho biết một tình huống xung đột? Bạn đã giải quyết như thế nào?

- Hãy cho biết một ví dụ khi bạn gặp trở ngại bạn sẽ làm thế nào?

- Mức lương bạn mong đội là bao nhiêu?

- Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi?

Ngoài ra, một số câu hỏi bạn có quyền hỏi đối với nhà tuyển dụng:

- Ông/bà muốn người đảm nhiệm vị trí này phải làm những gì?

- Ông/bà vui lòng cho biết kiểu dự án nào tôi sẽ phải thực hiện trong vòng 6 tháng đầu làm việc?

- Ông/bà vui lòng cho biết mục tiêu của phòng trong năm tới là gì?

- Ông bà vui lòng cho biết tôi sẽ làm việc với ai?

NHÓM KNM – KHOA MÁY TÀU THỦY 62

- Ông bà vui lòng cho biết tôi có được huấn luyện gì thêm để làm tốt công việc này?

4.4.3 Chuẩn bị trang phục khi phỏng vấn

Để tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng trong lần phỏng vấn đầu tiên, việc chuẩn bị trang phục cũng hết sức cần thiết. Tác phong, ăn mặc lịch sự sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn. Công việc chuẩn bị này bao gồm:

- Áo vest lịch sự màu tối đồng bộ - Áo sơ mi tay dài màu trắng - Tất và giày tây màu tối.

- Hạn chế đeo đồ trang sức.

- Kiểu tóc gọn gàng chuyên nghiệp.

- Cạo râu sạch sẽ.

- Cắt tỉa móng tay gọn gang.

- Mang theo cặp táp hoặc kẹp tài liệu.

Lưu ý: Một số giấy tờ cần chuẩn bị sẵn trong kẹp tài liệu:

- 1 tập giấy trắng

- Bút viết (nên có 2 cái) - Một bản sao hồ sơ của bạn - Một bản các tài liệu tham khảo - Bản sao bảng điểm

- Các câu hỏi của bạn

- Chỉ dẫn và các thông tin khác 4.4.4 Trong khi phỏng vấn

Chào hỏi người phỏng vấn:

- Trước khi bước vào phải gõ cửa và phải đóng cửa sau khi ra/vào.

- Tư thế trang nghiêm và đầu ngẩng cao.

- Thể hiện bằng ánh mắt và nụ cười.

- Nói to, chậm và rõ ràng.

Một phần của tài liệu kỹ năng mềm 2. fie cũng hay có thể tham khảo (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)