Thực trạng lạm phát tại Việt Nam trong những năm 2011 – 2021

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của các biển vĩ mô tới lạm phát việt nam (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM VÀ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIẾN VĨ MÔ TỚI LẠM PHÁT

2.1 Thực trạng lạm phát tại Việt Nam trong những năm 2011 – 2021

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Trong giai đoạn 2011 – 2015, lạm phát giảm mạnh, chính phủ áp dụng cùng lúc hai CSTT và CSTK thắt chặt, đi kèm việc tăng cường sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Đặc biệt vào năm 2015, lạm phát đạt mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây 0.63%. Thời gian này đánh dấu thời kỳ giữ lạm phát ổn định ở mức thấp nhất từ đó ổn định được nền kinh tế, tỷ giá ngoại tệ tại thị trường ngoại hối ổn định, dự trữ ngoại hối đạt mức kỷ lục, hệ thống ngân hàng đạt mức thanh khoản cao giúp nâng hệ số tín nhiệm của Việt Nam.

Trong giai đoạn từ năm 2016 – 2020 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn được giữ ổn định ở mức 4%. Trong tình trạng giá các sản phẩm thiết yếu tăng

18.58

9.21 6.6

4.09

0.63

2.66 3.53 3.54

2.79 3.23

1.84 0

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Tỷ lệ lạm phát(%)

28

trở lại thì việc kiểm soát lạm phát lại thành công năm 2016 so với mong đợi Từ đó, chỉ số lạm phát năm 2016 chỉ còn 2.66%, tạo điều kiện cho Nhà nước cân đối giá lương thực, năng lượng hay dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục chạm gần tới giá thị trường.

Như vậy, dễ dàng có thể nhận ra nếu bỏ qua các yếu tố làm tăng giá trong ngắn hạn, mức dao động của chỉ số lạm phát tại VN chỉ ở mức 1-2% một năm hay mà CPI chỉ thay đổi với biên độ 0,1%/tháng.

Ngoài ra, năm 2017, chỉ số lạm phát đạt mức 3,53%. Như vậy, Nhà nước đã giữ mức lạm phát năm 2017 dưới 4% trong điều kiện kiểm soát được gần hết giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý đặt ra trong năm.

Từ 2019 đến 2021 là một năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid, chính vì thế giá các mặt hàng được chính phủ kiểm soát chặt chẽ hơn, dẫn đến chỉ số CPI đều ở mức thấp, đặc biệt là năm 2021 với 1,84%

29

Bảng 2.1 CPI chia theo nhóm hàng từng năm

Phân tích các tác động làm tăng giá trong vòng 11 năm qua, giá DVYT đạt mức đỉnh cao nhất vào những năm 2013 và 2017. Năm 2013, Chính phủ áp dụng mức giá thanh toán mới làm cho CPI tại khối ngành y tế năm 2013 tăng vọt tới 145,63, cao nhất trong vòng 11 năm qua. Tính đến cuối năm 2017, các tỉnh thành phố đã công bố lại giá DVYT đối với người không có thẻ bảo hiểm. Vì thế, giá các mặt hàng DVYT tăng 37,3% so với cuối năm 2016.

30

Bên cạnh đó, CSG nhóm Giáo dục luôn ở mức tăng khá cao (năm 2011 đạt 23,18% và 17,07% năm 2012) Ngoài ra vào năm 2015, Chính phủ, Bộ giáo dục thực hiện đề án tăng học phí, vì thế, CSG nhóm ngành Giáo dục năm 2017 chạm mức 7,29%.

Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, nhóm hàng có tốc độ tăng CSG cao hơn mức tăng chung của 11 năm qua là: quần áo, mũ nón, giày dép, thực phẩm, lương thực, đồ dùng gia đình. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có CSG tăng thấp hơn mức tăng chung gồm: nhà ở và vật liệu xây dựng, đồ uống và thuốc lá, văn hóa, du lịch, dược phẩm và DVYT, giao thông, giáo dục.

Về nhóm hàng lương thực, thực phẩm năm 2011 là nhóm hàng CSG tăng cao nhất và cao hơn nhiều so với mức tăng chung. Trong 2 năm qua, CSG của nhóm bưu chính viễn thông luôn duy trì mức giảm. Trở lại năm 2012 là năm có nhiều biến động bất thường về giá cả, đặc biệt, mức tăng CSG tiêu dùng không quá cao trong 2 tháng đầu năm.

Mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được điều chỉnh tăng thêm 90.000 đồng / tháng kể từ ngày 1/7/2017, làm tăng giá một số dịch vụ như: dịch vụ sửa chữa đồ gia dụng, sửa nhà, sửa nhà, dịch vụ điện, nước; giá dịch vụ sử dụng người giúp việc gia đình tăng 3- 8% so với năm 2016. Ngoài ra, giá đồ uống, thuốc lá và quần áo may sẵn tăng trong dịp lễ do nhu cầu tăng. Bình quân năm 2017, CSG các nhóm hàng này tăng lần lượt 1,52% và 1,07% so với năm 2016. Giá gas trong nước cũng được điều chỉnh theo giá gas thế giới. Cụ thể, giá khí đốt tự nhiên năm 2017 tăng 15,91% so với năm 2016.

Mặt khác, giá nhiên liệu trên thị trường thế giới tăng mạnh hơn trong năm 2017. Giá dầu thế giới từ ngày 1/1/2017 đến ngày 20/12/2017 là 54,5 đô một thùng, cao hơn nhiều so với mức bình quân 45,13 đô một thùng. Trong

31

nước, vào năm giá xăng đã có 10 lần điều chỉnh tăng và 8 lần giảm, 2 lần giữ nguyên, giá xăng tăng tổng cộng 1.040 đồng / lít; dầu tăng 1.260 đồng / lít, làm giá xăng bình quân năm 2017 giá xăng tăng 15,5% so với năm 2016.

Giá vật liệu xây dựng cũng tăng 5,23% do giá cát xây dựng tăng mạnh trong các tháng 5, 6 và 7/2017 do các tỉnh, thành phố siết chặt kiểm soát các ngành như khai thác cát và chính quyền yêu cầu dừng tất cả các hoạt động sản xuất tại các khu mỏ mới. Ngoài ra, giá CPSX ngành thép tăng mạnh từ tháng 7 nên giá thép đã tăng, giá bán của các nhà máy thép cũng được nâng lên từ 6-9%. Năm 2017 là thiên tai tác động cực lớn tới Việt Nam với 17 cơn bão, điều này gây thiệt hại về người và vật chất nhiều nhất cho các tỉnh miền Trung đã khiến chỉ số giá lương thực, thực phẩm tại các tỉnh này tăng cao hơn so với các tỉnh khác trong tháng 11/2017.

Mức tăng CPI bình quân năm 2017 chủ yếu do các địa phương điều chỉnh giá dịch vụ và giá khám, chữa bệnh. Có một số phần mềm đã góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm nay như Bảng điều hành nhóm CSG bình quân hàng năm và NHNN điều hành CSTT định giá mục tiêu nhằm duy trì ổn định thị trường và kiểm soát LP.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của các biển vĩ mô tới lạm phát việt nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)