Khuyến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro lạm phát tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của các biển vĩ mô tới lạm phát việt nam (Trang 42 - 48)

CHƯƠNG 3: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM GIẢM THIỂU RỦI

3.2 Khuyến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro lạm phát tại Việt Nam

Thứ nhất, kết quả kiểm định cho thấy các yếu tố như M2, CPI quá khứ, GDP có ý nghĩa giải thích LP cao hơn các nhân tố bên ngoài như giá dầu, cung tiền M2.

Thứ 2, nhân tố được nhận định khác khau về ảnh hưởng đến LP là tỷ giá có ý nghĩa giải thích lạm phát khá cao nhưng lại có độ trễ nhất định.

Thứ 3, thâm hụt thương mại, lãi suất tiền gửi góp phần giải thích cho LP trong nước rất nhỏ.

Từ những kết quả trên và qua tìm hiểu về tình hình kinh tế tại Việt Nam. Tác giả xin đề suất một số phương án nhằm kiểm soát lạm phát bao gồm:

3.2.1 Khuyến nghị tăng trưởng kinh tế đi kèm với kiểm soát lạm phát

 Điều phối hợp lý cung cầu thị trường

42

Các hiên tượng đầu cơ, TTKHGT, phá giá lên gây tổn hại cho nền kinh tế đều phải được tập trung ngăn chặn bằng cách thực hiện các biện pháp để tránh tình trạng hàng hoá bị tồn đọng trong thời gian dài. Bộ thương mại cần có kế hoạch quản lý thị trường, tiêu thụ hàng hoá phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, ưu tiên doanh nghiệp quốc doanh nắm tỷ trọng phần lớn thị trường. Việc quản lý thị trường phải gắn với đặc thù của từng vùng miền khu vực.

Bộ Kế Hoạch và Đầu tư kiểm soát chặt chẽ cung cầu những mặt hàng thuộc Bộ, cơ quan của mình quản lý để điều hành cân đối cung cầu hàng hoá, phát hiện và xử lý kịp thời những tình huống phát sinh trong quá trình điều hành.

Bộ thương mại có trách nhiệm cân đối hàng hóa trong cả nước, nhất là những mặt hàng thiết yếu nhằm giải quyết những mất cân đối cục bộ ở từng khu vực. Điển hình đối với những mặt hàng trọng yếu cho sản xuất và đời sống như lương thực, xăng dầu... thì việc điều hòa cung cầu hợp lý phải tiến hành từng quý, từng tháng. Đối với các hàng này, cần xây dựng lực lượng dự trữ lưu thông hàng hoá. Chính phủ cần dự báo và chuẩn bị trước đề án về cơ chế lưu thông, bảo mức dự trữ cần thiết, thực hiện quyết liệt các chủ trương khi thị trường phát sinh mất cân đối.

Ban vật giá Chính Phủ cần quản lý sát tình hình tăng giảm giá cả thị trường, kịp thời kiểm soát được thông tin về tình hình tiền tệ, xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hoá, qua đó kiến nghị với Chính Phủ những giải pháp cân bằng giá cả, giúp các Bộ ngành hình thành các mức giá cụ thể theo mục tiêu đã đề ra từ trước nhằm chấm dứt các tình trạng phát sinh biến đổi giá. Tương đương với việc hướng tới ngăn cản tình trạng giá cả gia tăng bất thường diễn ra vào những tháng đầu năm, các Bộ ngành cần nghiêm chỉnh chấp hành những yêu cầu của Chính phủ.

43

Thủ tướng Chính phủ. Bộ lao động thương binh xã hội chủ trì phối hợp với các Bộ ngành có liên quan cân đối tiền lương, CPSX, NSLĐ, đưa ra những cơ chế hợp lý để chi trả lương thưởng đúng với hiệu suất làm việc, đặc biệt với những ngành kinh tế quốc dân.

3.2.2 Khuyến nghị đối với điều hành chính sách tiền tệ có cân nhắc đến yếu tố lạm phát:

Yếu tố lãi suất, cung tiền M2 đều tác động ngược chiều và tỷ giá hối đoái có tác động thuận chiều với chỉ số lạm phát đều thuộc phạm vi của NHNN, vì vậy NHNN có thể linh động xử lý cho phù hợp với tình hình kinh tế tại Việt Nam trong từng thời điểm. Cụ thể:

Kiểm soát tổng các cách thức thanh toán thích hợp vơí điều kiện của tăng trưởng kinh tế, dư nợ tín dụng, huy động vốn. Kèm theo đó, tiếp tục cân đối lãi suất thích hợp với nhiệm vụ phát triển của nền kinh tế-xã hội. Để hướng tới điều này, NHNN phải phối hợp với các Bộ, các ngành có liên quan tập trung thực hiện các biện pháp như:

 Thị trường vốn ngắn hạn cần được phát triển hơn nữa. Để làm được điều này, Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với Bộ Tài chính vận hành hiệu quả thị trường này nhằm kiểm soát huy động vốn tốt nhất, nhất là trong những ngày Tết ở Việt Nam.

 Được NHNN quản lý chặt chẽ, phương tiện thanh toán dự kiến: Thu các khoản nợ đến hạn, quá hạn, không có hạn mức tín dụng, kiểm tra mức dự phòng theo quy định của Ngân hàng, xóa tín hiệu kho quỹ tại cơ sở khởi động dự án và tăng tiền gửi tương ứng vào tài khoản của ngân hàng.

 NHNN cần tổng hợp kinh nghiệm điều hành thị trường ngoại tệ để có những cải thiện cần thiết nhằm hài hòa yêu cầu kinh doanh ngoại tệ

44

giữa ngân hàng và các tổ chức kinh tế. Chính phủ sẽ thực hiện vai trò chấp nhận mua ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước, tăng cường kiểm tra việc thực hiện quyết định về chủ trương chi tiền Việt Nam trên đất Việt Nam.

 Cuối cùng, NHNN cần khống chế việc giảm lãi suất cho vay so với hiện nay của các ngân hàng thương mại để có biện pháp giảm áp lực cho vay vốn đầu tư một cách hợp lý, áp dụng cho chuyển tiếp cho lĩnh vực mà bộ xử lý, điều hòa lưu trữ tiền tệ, quy trình thanh toán mở rộng.

3.2.3 Khuyến nghị đối với Chi tiêu chính phủ để kiểm soát lạm phát:

Phấn đấu tăng thu, thực thi tuyệt đối mục tiêu giảm bội chi ngân sách nhà nước, tăng dự trữ tài chính để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước vững chắc, lành mạnh là những biện pháp cơ nhất. Chính phủ cần có sự chỉ đạo, coi chi ngân sách là nhiệm vụ quan trọng của mình.

Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và Biên phòng cần tăng cường công tác quản lý, chống thất thu thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật. Tăng cường công tác truyền thông tới người dân chú ý nộp thuế đầu đủ, đấu tranh chống buôn lậu, kinh doanh trái pháp luật, kê khai sai doanh thu. Tổ chức kiểm tra việc thu thuế, đơn giản hóa các thủ tục nộp thuế, rút ngắn quy trình xử lý vướng mắc cho người nộp thuế. Các đơn vị địa phương triển khai thực hiện các thư điện tử của Ban Bí thư, Nghị quyết của Quốc hội về tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu và tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách. lãng phí nước, hiệu quả và trách nhiệm về chế độ làm việc không đúng, không tiêu tài sản, lãng phí, phô trương.

Thực hiện hợp tác tư vấn theo mô hình như PPP (Hợp tác Công - Tư).

Hợp tác công tư, theo đó nhà nước cho phép tư nhân tham gia vào các dịch

45

vụ hoặc công trình công cộng. Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ đưa ra các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và khu vực tư nhân đang khuyến khích cung cấp cho mô hình này theo cơ chế thanh toán cho dịch vụ. Sự hợp tác chính thức này sẽ mang lại hiệu quả trong đầu tư và cung cấp dịch vụ công chất lượng cao, mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân vì có thể tận dụng được nguồn lực và sự quản lý chính từ khu vực tư nhân. đồng thời thực hiện lợi ích của nhân dân.

3.2.4 Khuyến nghị cân đối nguồn nguyên liệu nhằm giảm sức ảnh hưởng của giá dầu thế giới với lạm phát tại VN

Đa dạng hóa nguồn nguyên liệu để tạo thế cân bằng. Các doanh nghiệp nên đa dạng hóa nguồn nguyên liệu để có nguồn nguyên phụ liệu ổn định và độc lập hơn. Các doanh nghiệp nên sớm nhập hàng thay thế từ các nước khác nhau nhằm tránh trường hợp phụ thuộc vào một đối tác để tạo thế cân bằng, hạn chế rủi ro do xung đột chính trị gây ra.

46 KẾT LUẬN

Và như vậy, từ góc độ các yếu tố ảnh hưởng, bức tranh LP được mô tả bằng rất nhiều góc nhìn khác nhau. Có những tác động thuận chiều song cũng có những tác động ngược nhiều cực kỳ đa dạng. Từ sự linh hoạt, phong phú ấy có thể thấy tính phức tạp của vấn đề LP nói chung kiểm soát nói riêng đòi hỏi Chính phủ và NHNN có biện pháp kiểm soát lạm phát tối ưu nhất.

Đối với VN, khi hệ thống ngân hàng vẫn là đầu tàu của nền kinh tế, vấn đề lạm phát được Chính phủ và NHNN quan tâm, trở thành một trong những lĩnh vực hàng đầu ở Việt Nam. Việt Nam hứa hẹn sẽ xây dựng được nền kinh tế ngày càng phát triển và hoàn thiện.

Nghiên cứu đã hoàn thành những nhiệm vụ như sau: (i) Đánh giá thực trạng lạm phát tại Việt Nam như thế nào; (ii) tổng quan nghiên cứu về lạm phát và các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng tới lạm phát tại Việt Nam (iii) Chỉ ra các yếu tố đó tác động đến lạm phát như thế nào tại Việt Nam; (iv) Đưa ra giải pháp để có thể kiểm soát lạm phát qua các yếu tố đã được nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của các biển vĩ mô tới lạm phát việt nam (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)