Giả thiết cho các nhân tố nghiên cứu có khả năng ảnh hưởng đến tỷ số giá trên

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới tỷ số giá trên thu nhập của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên ttck vn (Trang 28 - 34)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ SỐ GIÁ TRÊN THU NHẬP

2.3. Giả thiết cho các nhân tố nghiên cứu có khả năng ảnh hưởng đến tỷ số giá trên

Theo như những nghiên cứu trước đó và qua tìm hiểu thêm về các nhân tố ảnh hưởng, tác giả đề xuất một số nhân tố chính tác động tới tỷ số P/E của các công ty thép niêm yết trên sàn HOSE như sau:

2.3.1. Quy mô công ty (Size)

Đối với một số nhà đầu tư, quy mô của công ty là tiêu chí đầu tiên và là dấu hiệu để xác định lợi thế của công ty. Một doanh nghiệp có quy mô lớn cho thấy doanh nghiệp đó có lợi thế trên thị trường cạnh tranh như hiện nay. Để xác định quy mô công ty chúng ta thường xem xét vào các chỉ tiêu như: tổng tài sản, số lượng công nhân viên hay doanh thu của công ty. Cụ thể trong nghiên cứu này quy mô công ty sẽ tương ứng là tổng tài sản.

Quy mô công ty càng lớn cho ta một niềm tin rằng họ có lượng lợi nhuận thu về cũng lớn. Do đó, họ dùng lợi nhuận để tái đầu tư, mở rộng quy mô, đa dạng hóa

28

ngành nghề hoạt động. Điều này dẫn đến kỳ vọng lợi nhuận từ công ty cho các nhà đầu tư gia tăng, yếu tố này có thể gây nên sự tăng của EPS, hệ số P/E giảm.

=> Giả thiết 1: Quy mô công ty (Size) có tác động ngược chiều với P/E.

2.3.2. Giá trị sổ sách của cổ phiếu (BV)

Khái niệm: Giá trị sổ sách của một cổ phiếu theo nghĩa đen có nghĩa là giá trị của doanh nghiệp theo sổ sách kế toán được phản ánh qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:

Hay:

Từ công thức trên ta thấy được giá trị còn lại thực sự của công ty là bao nhiêu nếu ngay lập tức rút khỏi kinh doanh.

Xét về mặt kế toán thì đây là giá trị tài sản hay vốn cổ đông được ghi trên bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp. Giá trị ghi sổ là một thước đo tương đối chính xác giá trị của công ty và có tính ổn định, không thay đổi quá nhanh. Trên thực tế, nó hoàn toàn khác so với giá trị của cổ phiếu trên thị trường. Dựa vào giá trị ghi sổ nhà đầu tư sẽ xác định được mệnh giá của một cổ phần. Khi này, nhà đầu tư có thể so sánh được sự chênh lệch giữa mệnh giá và giá trị thị trường của chứng khoán, xem xét tình hình và đưa quyết định.

Nếu giá trị sổ sách của cổ phiếu càng lớn có khả năng rằng giá thị trường càng ít biến động và việc đầu tư vào những cổ phiếu thế này để kinh doanh chênh lệch giá là không hiệu quả. Tuy nhiên, ta cũng không loại trừ trường hợp có thể giá trị sổ sách cổ phiếu lớn và giá trị thị trường vẫn biến động theo chiều tích cực, dẫn đến việc nhà đầu tư đặt mối quan tâm vào cổ phiếu, từ đó hệ số P/E tăng. Vậy P/E có khả năng chịu sự tác động của giá trị sổ sách.

=> Giả thiết 2: Giá trị sổ sách (BV) có khả năng tác động đến tỷ số P/E

29

2.3.3. Khả năng thanh toán ngắn hạn (Current Ratio)

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (hệ số khả năng thanh toán hiện hành):

Hệ số này được đo lường bằng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn (TSNH) hiện có với số nợ ngắn hạn phải trả. Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn cho DN. Hệ số được biểu diễn bởi công thức:

( )

Trong kinh doanh, doanh nghiệp thường lo ngại về các khoản nợ, đặc biệt là nợ khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi hay các khoản phải trả không có khả năng thanh toán. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải duy trì một nguồn vốn có khả năng luân chuyển hợp lý để đáp ứng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn để đảm bảo hoạt động kinh doanh được suôn sẻ.

Thông thường khi nhìn vào khả năng thanh toán của doanh nghiệp có thể dự đoán được phần nào tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, một doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngắn hạn cao thì có khả năng phá sản thấp hơn các doanh nghiệp khác vì họ có đủ nguồn vốn để duy trì hoạt động kinh doanh.

Giả thiết đặt ra ở đây là khi doanh nghiệp có khả năng thanh toán thì có làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp hay không? Vì khi này, doanh nghiệp có thể không tận dụng được phần tài sản ngắn hạn hiện có vào sản xuất kinh doanh và khả năng chiếm dụng vốn của nhà cung cấp khá yếu, dẫn đến lợi nhuận giảm xuống.

Điều này làm cho EPS giảm, dẫn đến giá thị trường giảm, điều này làm cho hệ số P/E tăng lên.

=> Giả thiết 5: Khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) có tác động cùng chiều với tỷ số P/E.

2.3.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ số ROE dùng để đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được biểu hiện qua công thức sau:

30

Tỷ số này cho ta biết với 1 đồng VCSH bỏ ra thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng sử dụng vốn của mình khá hiệu quả và có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh khá ổn. Do đó, doanh nghiệp hay công ty phải có mức lợi nhuận cao hơn hoặc bằng chi phí sử dụng vốn để thu hút các cổ đông. Tuy nhiên như đã giải thích ở trên, lợi nhuận cao làm cho ROE tăng lên, và có thể dẫn đến EPS tăng, tuy nhiên EPS tăng khiến cho P/E giảm. Vì vậy ta có thể gián tiếp khẳng định ROE có quan hệ ngược chiều với tỷ số P/E.

=> Giả thiết 3: Tỷ lệ lợi nhuận trên VCSH có tác động ngược chiều đến tỷ số P/E.

2.3.5. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E)

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cho biết mức độ rủi ro liên quan đến cách thức thiết lập và vận hành cấu trúc vốn của công ty. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường khoản nợ của công ty so với giá trị tài sản ròng, thường được sử dụng để đánh giá mức độ mà một công ty đang mắc nợ bằng việc tận dụng tài sản của mình.

Tỷ lệ này được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ thể hiện rủi ro tài chính mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Tỷ lệ nợ có quan hệ thuận chiều với rủi ro tài chính, hay nói cách khác, tỷ số này càng cao tương ứng với rủi ro tài chính của công ty càng cao.

Tuy nhiên tỷ lệ này cũng đóng vai trò như một đòn bẩy tài chính, và nó có quan hệ thuận chiều với rủi ro của công ty. Nói cách khác, tỷ lệ nợ càng cao thì rủi ro công ty càng lớn. Mặt khác, hiếm có nhà đầu tư nào muốn mua cổ phiếu của một công ty có tỷ lệ nợ cực kì thấp. Điều này cho thấy công ty gần như không có mức tài trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh gia tăng từ việc vay mượn bên ngoài. Lúc này, lợi nhuận thu về từ các hoạt động gia tăng đó rất ít hoặc gần như không có, vậy nhà đầu tư sẽ ít rót vốn vào cổ phiếu dẫn đến giá cổ phiếu giảm, kết quả là hệ số P/E giảm.

31

=> Giả thiết 5: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều với tỷ số P/E.

2.3.6. Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phần (Egrowth)

Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu cho biết mức tăng trưởng tương đối thu nhập trên cổ phiếu (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này được tính bởi công thức:

Trong đó:

EPS0: thu nhập trên cổ phiếu của kỳ hiện tại

EPSn: thu nhập trên cổ phiếu của n kỳ trước, một kỳ có thể là 4 quý gần nhất, 1 năm gần nhất, 3 năm gần nhất hay 5 năm gần nhất.

Cụ thể, EPS của công thức trên thường được sử dụng là EPS cơ bản. Trong một số trường hợp ta không đủ dữ liệu, có thể thay EPS cơ bản bằng EPS pha loãng.

Tỷ lệ tăng trưởng trên thu nhập của cổ phiếu thường được sử dụng để đánh giá giá trị thị trường của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này cao thì doanh nghiệp cũng sẽ được đánh giá cao và ngược lại. Ngoài ra, dựa vào tỷ lệ này, nhà đầu tư có thể đánh giá được cổ phiếu của doanh nghiệp là bền vững, không ổn định, tăng trưởng hay tuột dốc.

Vậy khi tỷ lệ này tăng chứng tỏ EPS của kỳ sau cao hơn kỳ trước, mà EPS nghịch biến với tỷ số P/E, do đó làm P/E giảm. Tuy nhiên, ta không loại bỏ trường hợp rằng khi tỷ lệ này tăng, cổ phiếu được đánh giá cao. Lúc này, nhà đầu tư sẽ rót vốn vào cổ phiếu này dẫn đến giá cổ phiếu tăng, dẫn đến P/E tăng. Do vậy ta có:

=> Giả thiết 6: Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phần có tác động vào tỷ số P/E.

2.3.7. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Khái niệm về GDP: GDP (Gross Domestic Product), là tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội. Đây là một chỉ tiêu dùng để đo lường tổng giá trị

32

thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm hoặc 1 quý).

Tốc độ tăng trưởng GDP là tỷ lệ phần trăm tăng lên của tổng sản phẩm nội địa của kỳ này hoặc của năm nay so với của cùng kỳ năm trước.

Thước đo:

( )

Trong đó:

GDPt: là GDP năm thứ t GDPt-1: là GDP năm thứ t-1

Tăng trưởng GDP làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, tạo điều kiện giải quyết công việc làm ăn cho người lao động. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn là tiền đề vật chất củng cố an ninh chính trị, tăng uy tín và vai trò của nhà nước đối với xã hội. Từ đó tăng mức độ tín nhiệm của nhà đầu tư vào tình hình kinh tế của đất nước. Tâm lý lạc quan dẫn đến đẩy giá thị trường của các loại cổ phiếu tăng mạnh qua đó gián tiếp tác động đến tỷ số P/E.

=> Giả thiết 7: Tốc độ tăng trưởng GDP có tác động vào tỷ số P/E.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 nêu trên đã chỉ ra một số cơ sở lý thuyết liên quan đến chỉ số P/E cũng như nêu ra cái nhìn tổng quan về các nhân tố có khả năng tác động đến chỉ số này. Ngoài ra, tác giả liệt kê, đề cập một số nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố tác động tỷ số giá trên thu nhập, từ đó đưa ra các biến có thể nghiên cứu cho mô hình.

33

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới tỷ số giá trên thu nhập của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên ttck vn (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)