CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phân tích bối cảnh và xây dựng giả thuyết nghiên cứu
2.1.3. Giả thuyết về sự ảnh hưởng của COVID-19 đến mối quan hệ giữa các nhân tố được xem xét và hành vi thao túng
Tác động của COVID-19 đến nền kinh tế toàn cầu
Cuối tháng 12 năm 2019, bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (COVID-19) lần đầu tiên được phát hiện tại Vũ Hán (Trung Quốc) và nhanh chóng lây lan ra toàn cầu chỉ vài tháng sau đó. Tính đến thời điểm tháng 4 năm 2023, trên toàn thế giới đã có tổng cộng 764.474.387 ca mắc COVID-19 được ghi nhận, trong đó có gần 7 triệu ca tử vong. Các nước Châu Âu trong đó có Pháp, Đức, Italy,… trở thành trung tâm đầu tiên chịu tác động nặng nề về mọi mặt của đời sống, sau đó tâm dịch mở rộng và dịch chuyển sang các vùng khác như Ấn Độ, Iran, Mỹ,… Nền kinh tế thế giới đã chịu tác động nặng nề của dịch COVID-19 – sự suy giảm được cho là mạnh mẽ nhất kể từ sau Thế chiến thứ 2. Nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU), Hàn Quốc,… đã lao dốc trong những năm đầu của đại dịch.
Mỹ - quốc gia có nền kinh tế đứng đầu đã chứng kiến sự suy giảm GDP trong quý II/2020 lên tới 31,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một trong những con số đáng báo động đầu tiên về mức độ nguy hại của đại dịch COVID-19. Hầu hết các quốc gia đã áp dụng biện pháp phong tỏa hay gian cách xã hội để ứng phó với đại dịch. Điều này đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu, hoạt động sản xuất bị đình trệ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.
Tác động của COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam kể từ đầu năm 2020 và đến nay nước ta đã trải qua 04 đợt bùng phát dịch, nghiêm trọng nhất là đợt bùng phát vào tháng 4 năm 2021 kéo dài cho đến năm 2022. Tính đến nay, Việt Nam có hơn 11 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 43.000 ca tử vong. Sau một thời gian tình hình dịch lắng xuống kể từ giữa năm 2022, đến cuối tháng 4 năm 2023, số ca mắc COVID-19 có dấu hiệu gia tăng trở lại do xuất hiện biến chủng virus mới. Từ khi dịch bùng phát, nhân dân Việt Nam đã thực hiện một số đợt giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan
18
của dịch bệnh. Các đợt dịch cùng với việc giãn cách đã có tác động rất lớn đến mọi mặt nền kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2020 và 2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ đạt tương ứng là 2,91%
và 2,58%, mức tăng trưởng thấp nhất kể từ khi đổi mới đất nước đến nay.
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP tại Việt Nam từ năm 1986 – 2021 (%)
(Nguồn: Ngân hàng thế giới)
Việt Nam cũng như các quốc gia khác cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch COVID-19 khi lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước đều gặp khó khăn, sản xuất đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng,… Đặc biệt, trong hai năm 2020 và 2021, ngành du lịch và dịch vụ chịu tác động nặng nề nhất do giãn cách xã hội, kèm theo đó là sự suy giảm của ngành hàng không. Năm 2022 là năm đánh dấu sự phục hồi của nền kinh tế khi các biện pháp phòng dịch được nới lỏng, đất nước bước vào trạng thái
“bình thường mới”. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng GDP trong 9 tháng đầu năm 2022 đã đạt mức 8,83% so với cùng kỳ năm trước.
Tác động của COVID-19 đến lĩnh vực kế toán
Dịch bệnh COVID-19 đã tác động đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội, trong đó ngành kế toán cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ do đây là lĩnh vực gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp.
0 2 4 6 8 10 12
19
Về tổ chức bộ máy kế toán, việc giãn cách trong thời kỳ đại dịch yêu cầu một bộ phận lớn người lao động làm việc từ xa, trong đó có nhân viên kế toán. Bên cạnh đó, do tác động tiêu cực của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô, dẫn đến cắt giảm lao động, không ngoại trừ nhân sự kế toán. Làm việc từ xa, nhân sự hạn chế, khối lượng công việc tăng lên có thể gây chậm trễ trong hoàn thành công việc, khó khăn trong hợp tác từ xa và tiếp cận thông tin các giao dịch.
Về xử lý kế toán, chi phí gia tăng cùng với diễn biến dịch bệnh phức tạp yêu cầu đội ngũ và hệ thống kế toán của doanh nghiệp cần xử lý chặt chẽ để đáp ứng đúng yêu cầu về thông tin kế toán và phản ảnh đúng tình hình của doanh nghiệp. Theo
“Hướng dẫn xử lý kế toán đối với các công ty bị ảnh hưởng bởi COVID-19” phát hành bởi Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, một trong những vấn đề được quan tâm nhất trong thời gian này là xét đoán và ước tính kế toán. Dịch bệnh có thể khiến cho một số kịch bản kinh tế thiếu chắc chắn hơn, vì thế mà các ước tính kế toán đã được ghi nhận trước đây không còn phù hợp nữa. Bên cạnh đó, việc ghi nhận và phân bổ các chi phí phát sinh trong thời gian cách ly, thực hiện sản xuất “3 tại chỗ”, chi phí tiêm phòng cho nhân viên,… cũng gây nhiều khó khăn trong công tác kế toán. Ngoài ra, trong thời gian dịch bệnh, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến khả năng đáp ứng các điều khoản hợp đồng để trích lập dự phòng nếu có, hay giả thiết về hoạt động liên tục của doanh nghiệp, tài sản thuế thu nhập hoãn lại,…
Như vậy, ngoài những nhân tố chính về đặc điểm doanh nghiệp và chất lượng kiểm toán nêu trên, bài nghiên cứu đưa vào mô hình yếu tố môi trường bên ngoài là dịch COVID-19. Dịch COVID-19 có diễn biến khó lường, đã diễn ra trong thời gian dài và gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Đây được coi như một sự kiện bất ổn tác động đến kinh tế, hay cụ thể hơn là tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp. COVID-19 được đưa vào như một biến tương tác để phân tích xem liệu rằng đại dịch có làm thay đổi những tác động vốn có của từng nhân tố trước đó hay không. Từ đó ta có các giả thuyết như sau:
Giả thuyết 3.1: COVID-19 làm thay đổi tác động của quy mô doanh nghiệp đến mức độ thao túng lợi nhuận.
20
Giả thuyết 3.2: COVID-19 làm thay đổi tác động của tỷ suất sinh lời tới mức độ thao túng lợi nhuận.
Giả thuyết 3.3: COVID-19 làm thay đổi tác động của tỷ số nợ đến mức độ thao túng lợi nhuận.
Giả thuyết 3.4: COVID-19 làm thay đổi tác động của công ty kiểm toán thuộc “Big 4” đến mức độ thao túng lợi nhuận.