Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thao túng nhằm ổn định lợi nhuận báo cáo của các công ty niêm yết trong bối cảnh covid 19 tại việt nam (Trang 47 - 52)

CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 36 4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.2. Một số khuyến nghị

4.2.1. Khuyến nghị nhằm hạn chế hành vi thao túng để có lợi nhuận ổn định

Từ kết quả phân tích được ở trên, bài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để giảm thiểu tình trạng thao túng nhằm ổn định lợi nhuận.

Việt Nam đang trong quá trình hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vì thế việc đảm bảo tính minh bạch của thông tin tài chính là việc vô cùng cần thiết để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế. Do đó, vai trò của các nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền trong việc ngăn ngừa hành vi thao túng là vô cùng quan trọng. Thực tế cho thấy, phần lớn trường hợp thao túng kết quả kinh doanh nhằm giảm thiểu nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Nhà nước có thể đi từ việc thắt chặt kiểm tra, rà soát chất lượng báo cáo tài chính cho mục đích thuế. Ngoài ra, chế độ kế toán và thuế Việt Nam còn tồn tại nhiều lỗ hổng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lợi dụng để thao túng số liệu. Vậy nên, chính phủ cần tăng cường rà soát và nghiên cứu để sửa đổi các quy định theo hướng chặt chẽ hơn, đảm bảo quyền lợi cho cả nhà nước, các nhà sử dụng thông tin tài chính và cả nền kinh tế.

Trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), các nhà nghiên cứu chính sách cần phân tích, đánh giá liên tục tác động

40

của việc chuyển đổi đến hành vi thao túng nhằm ổn định lợi nhuận. Việc áp dụng IFRS sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong các chỉ tiêu trên BCTC của doanh nghiệp, ví dụ phương pháp giá trị hợp lý nếu được áp dụng chặt chẽ có thể gây ra cú sốc lớn về lợi nhuận, tạo thêm động lực cho các nhà quản trị thực hiện các thủ thuật thao túng nhằm tránh những biến động lớn của lợi nhuận. Vì vậy, chính phủ cần nghiên cứu các quy định kiểm soát việc thực hiện đúng các chuẩn mực IFRS như tăng cường thanh, kiểm tra rà soát hoạt động kế toán của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, dịch bệnh COVID-19 cũng được coi là một tác nhân thúc đẩy các doanh nghiệp có hành vi thao túng lợi nhuận để “gồng lỗ”. Do đó, nhà nước nên có thêm các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn trong việc vượt qua ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch, cũng như chuẩn bị các kịch bản ứng phó khi có những sự kiện bất ổn xảy ra.

Cơ quan và các tổ chức thống kê là những đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, xử lý và công bố các số liệu thống kê về tình hình kinh tế, xã hội và môi trường. Các số liệu thống kê đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và hoạch định chiến lược, cũng như hỗ trợ phát hiện hành vi thao túng lợi nhuận. Nhà nước cần có những quy định, chính sách nhằm tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức thống kê không bị ảnh hưởng bởi các nhóm lợi ích. Ngoài ra, các đơn vị cần thường xuyên được kiểm tra, giám sát chất lượng, chuyên môn và kỹ năng thu thập và xử lý số liệu, đảm bảo số liệu thống kê đáng tin cậy và minh bạch.

4.2.2. Khuyến nghị cho các bên liên quan khác Đối với các công ty kiểm toán

Báo cáo tài chính được kiểm toán là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao sự tin tưởng của các nhà đầu tư, các tố chức, cá nhân sử dụng báo các tài chính. Tuy nhiên, một số vụ bê bối của các doanh nghiệp lớn gần đây liên quan đến vấn đề thao túng số liệu đã gây xôn xao trong các nhà sử dụng thông tin về sự tin cậy của báo cáo kiểm toán. Vì vậy, các công ty kiểm toán cần chú trọng hơn nữa trong việc tuân thủ và kiểm soát các quy trình kiểm toán, cũng như nghiên cứu và làm rõ quy trình hoạt động và bản chất kinh doanh của doanh nghiệp. Yếu tố đạo đức nghề nghiệp cũng cần được đặc biệt lưu ý, củng cố, trau dồi và chấn chỉnh kịp thời để giảm thiểu tối đa rủi ro thông đồng, bao che giữa kiểm toán viên (KTV) và công ty được kiểm toán.

41

Hiện nay, tại Việt Nam vẫn còn tình trạng một số công ty kiểm toán thuê chứng chỉ của các KTV có bằng cấp, tuy nhiên các KTV đó có thể không thật sự làm việc ở công ty. Điều này khiến cho chất lượng ý kiến kiểm toán bị giảm đi vì không đủ cơ sở để đánh giá chất lượng quy trình kiểm toán của công ty đó, đồng thời khiến cho báo cáo tài chính được công bố không đủ độ tin cậy. Vì vậy, các công ty kiểm toán cần đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu, cần có chính sách tuyển dụng nhân sự kiểm toán có chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước cần can thiệp để ngăn chặn hành vi mua, bán, thuê chứng chỉ hành nghề để nâng cao chất lượng thông tin kế toán.

Đối với các doanh nghiệp

Bản thân các doanh nghiệp, đặc biệt là ban lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa thao túng nhằm ổn định lợi nhuận. Các doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát nội bộ, giám sát, áp dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế, tạo ra môi trường làm việc minh bạch và có đạo đức, xây dựng hệ thống phản ánh và điều tiết rủi ro và công khai trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp cần cải thiện hoạt động kinh doanh, nghiên cứu các giải pháp để ứng phó với các biến động bất thường của môi trường kinh tế cũng như hạn chế các rủi ro phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Những điều trên sẽ giúp làm giảm bớt động lực thao túng lợi nhuận của công ty, đặc biệt là những công ty chịu nhiều tác động tiêu cực của bất ổn kinh tế. Từ đó, doanh nghiệp có thể tự nâng cao chất lượng thông tin kế toán công bố, củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào triển vọng phát triển của doanh nghiệp cũng như uy tín của mình.

Đối với các cơ sở đào tạo

Các cơ sở đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong tương lai. Việc đào tạo kiến thức kế toán, kiểm toán cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng quản trị doanh nghiệp cũng như chất lượng báo cáo tài chính của các công ty. Bởi lẽ đây sẽ là đội ngũ tham gia vào quá trình điều hành công ty, ghi nhận, lập báo cáo, kiểm toán báo cáo tài chính,… Việc chuẩn bị sẵn sàng cho đội ngũ này là điều vô cùng cần thiết. Các cơ sở đào tạo cần đẩy mạnh trang bị kiến thức về Chuẩn mực kế toán quốc tế để tạo thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, học viên kế toán, kiểm toán cần

42

được kỹ lưỡng về các yêu cầu về chất lượng thông tin kế toán, tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính, nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ các quy định pháp luật. Đặc biệt, học viên học chuyên sâu về kiểm toán cần được tạo cơ hội để thực hành, nâng cao khả năng phán đoán, xét đoán nghề nghiệp để nâng cao khả năng phát hiện những bất thường của các khoản mục trên báo cáo tài chính hay những nội dung khác khi thực hiện công việc. Mặt khác, các kỹ năng tin học và ngoại ngữ cũng cần được chú trọng đào tạo để giúp sinh viên tiếp cận được nguồn kiến thức quý báu trên thế giới cũng như tận dụng được sự phát triển của công nghệ thông tin khi hành nghề kế toán, kiểm toán, tài chính hay quản trị công ty,… Ngoài ra, nhà trường cũng cần hợp tác, giới thiệu và khuyến khích học viên tham gia học và đạt các chứng chỉ quốc tế về kế toán, kiểm toán, tài chính như ACCA, ACA, CPA,… Đây là một thước đo quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng thông tin kế toán được công bố, chất lượng kiểm toán, từ đó nâng cao niềm tin của người sử dụng thông tin kế toán.

Đối với các nhà đầu tư

Việc phân tích báo cáo tài chính là rất quan trọng phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà đầu tư. Vì vậy, nhóm đối tượng này cũng cần trang bị những hiểu biết nhất định về hành vi thao túng nhằm ổn định lợi nhuận báo cáo. Các nhà đầu tư nghiên cứu kỹ báo các tài chính của doanh nghiệp, các biến động bất thường của các chỉ tiêu tài chính, đặc biệt là lợi nhuận. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần xem xét thật kỹ các khía cạnh của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như môi trường bên ngoài để có cái nhìn cụ thể và lý giải được cho sự biến động của dòng lợi nhuận được báo cáo. Nếu trong một thời kỳ có sự bất ổn về kinh tế, một doanh nghiệp mà hoạt động của nó phụ thuộc nhiều vào thị trường nhưng lợi nhuận báo cáo trong thời kỳ này lại ít có biến động thì có thể là dấu hiện của IS. Các công cụ phân tích tài chính cũng cần được tận dụng để đánh giá xu hướng, tính ổn định của lợi nhuận để các nhà đầu tư có được cái nhìn tổng quan về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

43

4.2.3. Đề xuất cho các nghiên cứu kế nhiệm

Bài nghiên cứu này sẽ không tránh khỏi có những sai sót và có những khía cạnh chưa thể đưa vào phân tích do hạn chế về kiến thức, nhân lực và thời gian. Nó tạo tiền đề cho các đề tài sau này có thể khai thác. Các nhân tố ảnh hưởng tới thao túng nhằm ổn định lợi nhuận chắn chắn không chỉ dừng lại ở quy mô doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ nợ hay công ty kiểm toán mà còn có thể mở rộng ra nhiều đặc điểm khác của doanh nghiệp cũng như các yếu tố vĩ mô. Bên cạnh đó, các nghiên cứu tiếp theo có thể kế thừa và phát triển một mô hình dự đoán khả năng xảy ra hành vi thao túng chặt chẽ hơn. Trong quá trình tổng hợp nghiên cứu và phân tích kết quả mô hình, tôi nhận thấy rằng những bất ổn kinh tế vĩ mô hay những sự kiện kinh tế có quy mô lớn như việc áp dụng các Chuẩn mực kế toán quốc tế có tác động đáng kể tới mức độ thao túng nhằm ổn định lợi nhuận. Vì vậy, các nghiên cứu trong tương lai có thể khai thác các yếu tố này.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Tại chương 4, bài nghiên cứu đã kết luận lại các kết quả chính và so sánh với các đề tài tiền nhiệm. Đồng thời, đề tài cũng đưa ra một số đề xuất cho chính phủ, các công ty kiểm toán, các cơ sở giáo dục nhằm tăng cường khả năng phát hiện và hạn chế hành vi thao túng nhằm ổn định lợi nhuận. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề xuất hướng đi mới cho các đề tài kế tiếp khi nghiên cứu về mức độ thao túng nhằm ổn định lợi nhuận như mở rộng số lượng các nhân tố được xem xét hay nghiên cứu cho các thời kỳ bất ổn.

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thao túng nhằm ổn định lợi nhuận báo cáo của các công ty niêm yết trong bối cảnh covid 19 tại việt nam (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)