Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động nông dân

Một phần của tài liệu Tiểu luận Tư Tưởng Nông Dân và Vai Trò Trong CNH HĐH (Trang 25 - 28)

3.2. Giải pháp khắc phục những biểu hiện không tích cực của tư tưởng nông dân ở

3.2.2. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động nông dân

Xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa không phải là vấn đề phát triển về số lượng, mà điều cốt lõi là phải tạo cho được sự biến đổi về chất lượng chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước; là nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng, kỷ cương hợp tác lao động; thực sự là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đồng thời cũng là đối tượng chính được thụ hưởng thành quả của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nông dân với vai trò là chủ thể trong sản xuất nông nghiệp cần phải chủ động trong hội nhập mới có được thành công. Trước hết, nông dân phải biết điểm mạnh, điểm yếu của mình trong điều kiện cụ thể ở từng địa phương để từ đó, phát huy mặt mạnh, khắc phục yếu kém, tạo nên những lợi thế so sánh, sản xuất ra những

sản phẩm có giá trị gia tăng cao, với khối lượng ngày càng lớn và chất lượng ổn định.

Nông dân cần phải biết rõ sản phẩm của mình sẽ bán ở đâu, với phương thức thế nào, giá cả bao nhiêu, yêu cầu chất lượng sản phẩm ra sao? Đây là vấn đề rất quan trọng, thiết thực để nông dân chủ động trong hoạch định và tổ chức sản xuất.

Người nông dân thời hội nhập cần phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành tốt. Có kiến thức sẽ giúp cho việc nắm bắt thông tin thị trường, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chọn giống cây, con phù hợp và áp dụng tốt tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và bảo quản, chế biến, … Một vấn đề rất quan trọng đối với nông dân thời hội nhập là cần phát huy vai trò, trách nhiệm hơn nữa trong việc liên kết trong sản xuất để khắc phục tình trạng bất cập: nhỏ lẻ, phân tán, chuyển đổi chậm, không đồng bộ, chưa liên kết thành chuỗi đang diễn ra.

Cần tham gia trong tiến trình đổi mới hợp tác xã nông nghiệp hiện nay và tiến tới hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp. Nông dân cần chủ động trong hoạt động của hợp tác xã vì muốn sản xuất tốt trong cơ chế thị trường thì phải cùng nhau hợp tác, tăng khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng năng lực sản xuất, khả năng vốn, tiêu thụ sản phẩm để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

3..2.3. Phát huy quyền làm chủ và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

Trước hết phải thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, phải đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân; cán bộ, công chức phải hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân theo tinh thần Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị khoá VIII và thông báo Kết luận 65-KL/TW của Ban bí thư khoá X về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 30- CT/TW của Bộ Chính trị

Nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của người dân. Phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương xã hội; phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm, những hành vi lợi dụng dân chủ để làm mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội; chống tập trung quan liêu, khắc phục dân chủ hình thức.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh mới. Lấy mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xoá bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của nông dân theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khoá IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân, chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao trình độ giác ngộ của giai cấp nông dân, tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Dân chủ trong nông dân, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng sâu rộng trong nông dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phát huy tinh thần tự giác, hăng hái cách mạng, nâng cao lòng yêu nước, tin tưởng vào mục tiêu, lý tưởng cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng. Mọi việc thực hiện theo nguyên tắc ‘‘dân biết, dân bàn, dân kiểm tra’’, chống mọi biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh coi thường dân.

Giáo dục bồi dưỡng đạo đức lối sống, phát huy truyền thống bản sắc văn hoá: nhân hậu, thuỷ chung, có ý thức làm chủ và ý thức trách nhiệm cộng đồng, thực hiện ‘‘người tốt việc tốt’’, ‘‘lá lành đùm lá rách’’, xoá đói giảm nghèo, từng bước hình thành những chuẩn mực đạo đức lối sống con người mới, chống những thói cổ hủ, lạc hậu, những biểu hiện của lối sống phi văn hoá, coi đồng tiền là tất cả.

Phát huy hơn nữa vai trò của các đoàn thể, các tổ chức chính trị của xã hội để tập hợp nông dân, thông qua đó bồi dưỡng giáo dục nâng cao nhận thức của của mỗi người dân và phát huy quyền làm chủ của họ trong đời sống xã hội.

Xây dựng hệ thống chính trị ở nông thôn thực sự vững mạnh, đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm tạo bầu không khí dân chủ ở nông thôn, chống nạn tham nhũng, quan liêu, tham gia xây dựng Đảng, củng cố chính quyền ở cơ sở thật trong sạch và vững mạnh. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cần gắn liền với cuộc vận động ‘‘Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "toàn

dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá’’. Nâng cao bồi dưỡng chất lượng tổ chức cán bộ hội cơ sở, nâng cao chất lượng và chất lượng hội viên. Thực hiện quy chế dân chủ, nhất là ở cơ sở sẽ góp phần vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Tư Tưởng Nông Dân và Vai Trò Trong CNH HĐH (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w