Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò đoàn thể

Một phần của tài liệu Tiểu luận Tư Tưởng Nông Dân và Vai Trò Trong CNH HĐH (Trang 29 - 35)

3.2. Giải pháp khắc phục những biểu hiện không tích cực của tư tưởng nông dân ở

3.2.5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò đoàn thể

Nâng cao sức mạnh của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Ðảng; xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nông và đội ngũ trí thức thành nền tảng bền vững bảo đảm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Các cấp uỷ đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống của nông dân. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị và tăng cường xây dựng lực lượng cốt cán ở cơ sở để thực sự là hạt nhân lãnh đạo toàn diện trên địa bàn nông thôn.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở; dây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở ngang tầm nhiệm vụ. Củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn. Triển khai có hiệu quả Chương trình cải cách hành chính.

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận và đoàn thể nhân dân, hướng mạnh về cơ sở, đi vào giải quyết những vấn đề thiết thực, chăm lo lợi ích chính đáng của đoàn viên, hội viên; phát động phong trào thi đua yêu nước, tích cực tham gia xây dựng và triển khai các chương trình “xây dựng nông thôn mới”, “bảo tồn và phát triển làng nghề”, “đào tạo nguồn nhân lực”, “phát triển kinh tế hợp tác” trong nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi cho Hội nông dân trực tiếp thực hiện một số chương trình, dự án phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống nông dân, hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp.

Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; chăm lo xây dựng giai cấp nông dân, của cố khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà.

PHẦN KẾT LUẬN

Đặc vị trí, vai trò nông dân lên hàng đầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xoá bỏ những định kiến, tư tưởng hẹp hòi, ích kỹ của người dân.

Tăng cường đầu tư những chương trình, dự án thiết thực, quan tâm khắc phục nhanh những vấn đề bức xúc ở nông thôn, đảm bảo lợi ích của người dân theo tinh thần Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 7 khoá X "... phòng chống thiên tai;

thực hiện một bước các biện pháp thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, nhất là nước biển dâng cao; khống chế, dập tắt kịp thời các dịch bệnh nguy hiểm đối với gia súc, gia cầm, thuỷ sản và cây trồng. Tăng cường công tác nghiên cứu chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nhân lực ở nông thôn 143-3".

Thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, điều quan trọng trước hết là mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi địa phương cần phải quán triệt sâu sắc những quan điểm của Đảng và đặc điểm kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta để vận dụng một cách sáng tạo vào quá trình tổ chức thực hiện.

Xác định rõ nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở những tiến bộ khoa học, kỹ thuật và trong công nghệ sản xuất; mở những ngành nghề phù hợp trong nông thôn, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến nông sản; tập trung mọi nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng trong nông thôn; đặc biệt là hệ thống điện, hệ thống thuỷ lợi , hệ thống giao thông,…đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, chuyển giao công nghệ vào sản xuất…

Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; thực hiện có hiệu quả, bền vững công tác xoá đói, giảm nghèo; nâng cao trình độ giác ngộ và vị thế chính trị của giai cấp nông dân, tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoánông nghiệp, nông thôn không phải chỉ là trách nhiệm, việc làm riêng của Đảng, Chính phủ hay của giai cấp nông dân, mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Tập trung nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, mọi cấp mọi ngành, mọi thành phần kinh tế, mọi thể nhân và pháp nhân; nỗ lực của tất cả

các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, quy mô ngành nghề kinh doanh, nếu có liên quan đến ngành nông nghiệp, người nông dân và khu vực nông thôn thì đều phải có trách nhiệm chung tay với Nhà nước, chung sức với người nông dân để giải quyết. Hơn lúc nào hết, đây là lúc phải huy động sự liên kết chặt chẽ 4 “nhà” để thúc đẩy khu vực nông thôn, nông nghiệp bước lên, vượt qua khó khăn thách thức, tạo bước phát triển mang tính đột phá. Đó mới chính là phát huy sức mạnh của cả khối đại đoàn kết dân tộc trong việc tìm kiếm những giải pháp khả thi để thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.

Công tác tư tưởng cần tập trung tạo sự thống nhất về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và bước đi để mỗi ngành, mỗi cấp nhận rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, phát huy tính tự giác, tính chủ động sáng tạo trong từng con người. Đó chính là nguồn lực nội sinh đảm bảo cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

KIẾN NGHỊ

1- Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, khi thu hồi đất, cần được công khai rõ ràng cho nhân dân biết. Làm tốt điều này người bị thu hồi đất giảm thiệt thòi, khắc phục tư tưởng định kiến của nông dân, hạn chế tình trạng khiếu kiện kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

2- Đền bù phải thoả đáng và cân bằng giữa các lợi ích Nhà nước - doanh nghiệp - nông dân. Thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa mức đền bù giải phóng mặt bằng và mức đấu giá đất làm khu công nghiệp, khu đô thị - dịch vụ.

3- Cần ban hành chính sách thông tin thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản; hoàn thiện các thể chế lưu thông, nhất là đối với lưu thông lúa gạo, nông sản thực phẩm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Giáo trình Hệ tư tưởng học, học viện báo chí và tuyên truyền, Tiến sĩ Hoàng Quốc bảo chủ biên. NXB chính trị - hành chính năm 2010,

2- C. Mác-Ph. Ănghen toàn tập , tập IV, NXB chính trị quốc gia, Sự thật 1995, 3- Nghị quyết Trung ương 7 khoá X của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn

4- Đảng Cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. NXB sự thật năm 1991,

5- Đảng Cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. NXB sự thật năm 1996,

6- Đảng Cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.

NXB sự thật năm 2001,

7- Đảng Cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X.

NXB sự thật năm 2006,

8- Đảng Cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.

NXB chính trị quốc gia - sự thật. Hà Nội năm 2011,

9- Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh ... nhiệm kỳ 2010 - 2015,

10- Đảng Cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. NXB sự thật năm 1986,

11- Chỉ thị 59-CT/TW, ngày 15/12/200 của Đảng "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn".

12- Ban dân vận Trung ương, "Một số vấn đề về công tác vận động nông dân ở nước ta hiện nay", NXB chính trị quốc gia.

13- Một số văn kiện của Đảng về công tác tư tưởng - văn hoá (1930-1980), NXB chính trị quốc gia.

14- Tạp chí tư tưởng văn hoá, 10/2000, 6/2001, 10/2002, 8/2005, 10/2005, 16 (160)/2008.

15- Thành tựu phát triển kinh tế xã hội tỉnh ... (sau 10 năm tái lập). Cục thống kê ... năm 2002.

DANH MỤC

Phần mở đầu ... 01 Chương 1, nông dân và một số vấn đề về nông dân ... 05 1.1. Khái niệm nông dân và giai cấp nông dân, quá trình hình thành tư

tưởng nông dân ...

05

1.2. Những đặc trưng biểu hiện không tích cực của tư tưởng nông dân ...

...

07

1.3. Vai trò của người nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ...

08

1.4. Sự cần thiết phải khắc phục những biểu hiện không tích cực của tư tưởng nông dân hiện nay ...

09

Chương 2, Thực trạng và những vấn đề đặc ra trong việc khắc phục những yếu tổ không tích trong tư tưởng người nông dân ở ...

hiện nay ...

11

Một phần của tài liệu Tiểu luận Tư Tưởng Nông Dân và Vai Trò Trong CNH HĐH (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w