Khái quát sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh điển hình doanh nghiệp thực phẩm (Trang 55 - 62)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1 Khái quát thị trường chứng khoán Việt Nam và các doanh nghiệp niêm yết trong ngành thực phẩm

3.1.1 Khái quát sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam

Sau hơn 3 năm thực hiện theo chủ trương của về chiến lược kinh tế - xã hội của Đảng toàn quốc lần thứ VIII thông qua vào năm 1996, tháng 7 năm 2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và thị trường trái phiếu doanh nghiệp lần lượt thành lập đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đến nay, trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã từng bước khẳng định mình là kênh tài chính huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong phiên giao dịch đầu tiên chỉ có hai doanh nghiệp niêm yết, bắt đầu đến đầu năm 2006, thị trường thu hút khoảng 200 doanh nghiệp và con số nay tiếp tục tăng mạnh, tính đến năm 2019 đã có 1.662 doanh nghiệp.

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện số lƣợng doanh nghiệp niêm yết năm 2000-2019

Nguồn: danviet.vn

Theo Ủy bán Chứng khoán Việt Nam, quy mô vốn hóa thị trường nhìn chung tăng đều qua các năm, năm 2000 chỉ là 986 tỷ đồng chỉ chiếm 0,28% GDP, năm 2001 cũng chỉ chiếm 0,22% GDP, tốc độ này duy trì tăng nhẹ cho đến năm 2006 tốc độ vốn hóa của thị trường tăng mạnh từ 221 nghìn tỷ đồng chiếm khoảng 22,7% GDP lên khoảng 4.343 nghìn tỷ đồng, tương đương với 72,6% GDP tính đến năm 2019, trong đó HOSE ghi nhận đạt hơn 3,28 triệu tỷ đồng chiếm tỷ trọng lớn hơn HNX về giá trị vốn hóa. Tuy nhiên giá trị vốn hóa ở Việt Nam ở mức thấp so với các nước trên thế giới cụ thể là Nhật Bản (337%), Thái Lan (161%),...

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện giá trị vốn hóa/GDP các năm 2000-2019

Nguồn: danviet.vn

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ thể hiện giá trị vốn hóa và số lƣợng cổ phiếu trên HOSE năm 2000-T6/2020

Nguồn: Nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn

Tốc độ tăng của số lượng doanh nghiệp niêm yết cùng với quy mô vốn hóa thị trường tăng đồng nghĩa với việc thị trường ngày càng trở nên sôi động hơn, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt là chất lượng nhà đầu tư ngày càng được nâng cao.

Giai đoạn đầu chủ yếu là nhà đầu tư nhỏ lẻ, số lượng tài khoản đăng kí rất thấp chỉ có 2.997 tài khoản. Con số này bắt đầu có dấu hiệu tăng mạnh ở giai đoạn sau từ năm 2006 với hơn 106 nghìn tài khoản lên hơn 2,3 triệu vào năm 2019, tăng gấp 20 lần so với năm 2006.

Biểu đồ 3.4: Biểu đồ thể hiện tổng số lƣợng tài khoản nhà đầu tƣ giai đoạn 2000-2019

Nguồn: danviet.vn

Tổng tài khoản nhà đầu tư tăng trưởng trong giai đoạn 2015-2019 đạt mức trung bình 10%/năm, trong đó, số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư tổ chức luôn tăng trưởng ổn định và đạt mức 15%, lớn hơn so với mức tăng trưởng chung của tổng tài khoản. Tính đến cuối năm 2019, số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài đạt 33.850 tài khoản, nhà đầu tư tổ chức 15.400 tài khoản, trong đó tài khoản nhà đầu tư tổ chức nước ngoài là 5.590 tài khoản, chiếm hơn 16,5% trên tổng số tài khoản nhà đầu tư nước ngoài (con số này vào năm 2012 là 8,9%).

Sự gia tăng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã làm khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán tăng mạnh trong giai đoạn này, xét riêng năm 2014, giá trị giao dịch tăng 102% tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, năm 2017 vẫn duy trì ở mức tăng 73% so với năm 2016. Đỉnh điểm là năm 2018 đạt 1.382.608 tỷ đồng cao gấp 113%

so với 1.061.183 tỷ đồng năm 2017. Tuy nhiên giá trị giao dịch năm 2019 tại HOSE lại chỉ đạt gần 75% so với giá trị giao dịch năm 2018. Do quy mô TTCK Việt Nam tăng rất

nhanh khi các doanh nghiệp đấu giá, cổ phần hóa, doanh nghiệp đại chúng buộc phải đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch khiến vốn hóa tăng mạnh nhưng thực tế cho thấy thanh khoản lại không đúng với kịch bản tăng theo vốn hóa, cụ thể gần 50% số mã trên HOSE có thanh khoản dưới 500 triệu đồng/ ngày, nhiều mã không có giao dịch trong thời gian dài.

Cho thấy dòng tiền mới giai đoạn này không thể hấp thụ hết nguồn cung mới, nhiều nhà đầu tư vẫn rất thận trọng trong việc ra quyết định trên thị trường.

Biểu đồ 3.5: Biểu đồ thể hiện giá trị giao dịch tại HOSE giai đoạn 2000-2019

Nguồn: danviet.vn

Mặc dù đã thành lập khung pháp lý vào năm 2006 và bắt đầu có hiệu lực từ năm 2007 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện và còn gặp nhiều vấn đề bất cập trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nhỏ lẻ cụ thể là chưa có điều khoản nào quy định về quyền lợi của nhà đầu tư. Theo World Bank năm 2019, chỉ số xếp hạng bảo vệ nhà đầu tư ở Việt Nam luôn ở mức thấp, liên tiếp xếp ở vị trí gần cuối bảng năm 2009 (171/183), năm 2010 (172/183). Đến năm 2019 chỉ số này được cải thiện hơn nhưng vẫn ở mức thấp.

Biểu đồ 3.6: Biểu đồ thể hiện chỉ số bảo vệ nhà đầu tƣ

Nguồn: World Bank (2019)

Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán đã có không ít những vụ bê bối liên quan đến gian lận báo cáo tài chính cụ thể Bông Bạch Tuyết (2008) cổ phiếu đầu tiên bị hủy niêm yết do hành vi giấu lỗ bằng các điều chỉnh kế toán, công ty cổ phần Nhựa Tân Hóa sử dụng các thủ thuật tinh vi từ mua hóa đơn giá trị gia tăng khống, khai tăng giá trị hóa đơn để ăn chênh lệch đến lập quỹ đen, khai khống nhân viên để mua cổ phiếu ưu đãi... dẫn đến phá sản nhanh chóng; báo cáo kiểm toán năm 2019 cho thấy công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (CMX) đã có sự can thiệp vào thông tin bằng cách tăng trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho làm thay đổi chỉ tiêu lợi nhuận, lợi nhuận sau kiểm toán giảm tới 99.3 tỷ đồng so với báo cáo tự lập năm 2019 140.4 tỷ đồng; công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGF) ghi nhận lợi nhuận sau thuế từ lãi 4 tỷ đồng bất ngờ chuyển thành lỗ hơn 187 tỷ đồng sau kiểm toán năm 2017 nguyên nhân do ghi giảm doanh thu bán cá được ghi nhận không đúng niên độ... Tất cả những bằng chứng này đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư, nhà ngân hàng, Chính phủ, nhà làm luật, thuế và các nhà nghiên cứu nghi ngờ các doanh nghiệp điều chỉnh lợi nhuận có đang tồn tại trên thị trường hay không.

Xét riêng cho chỉ tiêu lợi nhuận, số liệu thống kê của Vietstock từ năm 2012 đến 6 tháng năm 2015 cho thấy số doanh nghiệp niêm yết có điều chỉnh lợi nhuận sau kiểm toán tăng nhưng tỷ lệ chênh lệch % đã giảm từ 72% năm 2014 xuống còn 52% tháng 6 năm 2015. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn ở mức khá cao trên 50% cho thấy đây là vấn đề đáng lo ngại của nhà tư khi sử dụng thông tin trên BCTC.

Biểu đồ 3.7: Lợi nhuận chênh lệch sau kiểm toán của các DNNY Việt Nam

Nguồn: VietstockFinance

Nhìn chung, thị trường chứng khoán Việt Nam sau 20 năm vận hành đã có những dấu ấn nhất định, đặc biệt Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã đạt được những thành tựu quan trọng về quy mô và thanh khoản thực hiện tốt vai trò kênh huy động và phân bổ vốn hiệu quả cho nền kinh tế, thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, nhu cầu về thông tin cũng như nhu cầu về sự minh bạch, chất lượng thông tin càng lớn và mang tính cấp thiết trong khi thực tế vẫn cho thấy hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các nhà quản trị.

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh điển hình doanh nghiệp thực phẩm (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)