Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh điển hình doanh nghiệp thực phẩm (Trang 64 - 71)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.2.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Như đề cập trong Chương 2, mô hình nghiên cứu được xây dựng theo hai bước:

Bước 1: Ước lượng phần dư DACC theo mô hình của Kothari et al. (2005) 𝑇𝐴𝑖𝑡

𝐴𝑖𝑡−1 = 𝛽1 1

𝐴𝑖𝑡−1+ 𝛽2 ∆𝑅𝐸𝑉𝑖𝑡 − ∆𝑅𝐸𝐶𝑖𝑡

𝐴𝑖𝑡−1 + 𝛽3 𝑃𝑃𝐸𝑖𝑡

𝐴𝑖𝑡−1 + 𝛽4𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡−1 𝐴𝑖𝑡−1 + 𝜀𝑖𝑡 Thực hiện tính toán:

- Tính 𝑇𝐴𝑖𝑡 = 𝑁𝐼𝑖𝑡 − 𝐶𝐹𝑂𝑖𝑡

- 𝑇𝐴𝑖,𝑡: Tổng dồn tích công ty i năm t

- 𝑁𝐼𝑖,𝑡: Lợi nhuận thuần từ HĐKD của công ty i năm t (số liệu lấy trên báo cáo KQHĐKD)

- 𝐶𝐹𝑂𝑖,𝑡: Dòng tiền thuần từ HĐKD công ty i năm t (số liệu lấy trên báo cáo LCTT) - Tính ∆𝑅𝐸𝑉𝑖,𝑡 , ∆𝑅𝐸𝐶𝑖,𝑡 , 𝑃𝑃𝐸𝑖,𝑡 , 𝑅𝑂𝐴𝑖,𝑡−1 , 𝐴𝑖,𝑡−1

- ∆𝑅𝐸𝑉𝑖,𝑡 = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑖𝑡 − 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑖𝑡−1 (số liệu lấy trên báo cáo KQHĐKD)

- ∆𝑅𝐸𝐶𝑖,𝑡 = 𝑃ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑖𝑡 − 𝑃ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑖𝑡−1 (số liệu lấy trên bảng CĐKT)

− 𝑃𝑃𝐸𝑖,𝑡: Nguyên giá TSCD hữu hình của công ty i cuối năm t (số liệu lấy trên bảng CĐKT)

− 𝑅𝑂𝐴𝑖,𝑡−1: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty i năm t- 1, được tính bằng lợi nhuận sau thuế công ty i năm t-1 (số liệu lấy trên báo cáo KQHĐKD) chia tổng tài sản cuối năm t-1 của công ty i (số liệu lấy trên bảng CĐKT)

− 𝐴𝑖,𝑡−1: Tổng tài sản của công ty i cuối năm t -1 (số liệu lấy trên bảng cân đối kế toán)

- 𝜀𝑖,𝑡: Sai số ước tính của công ty i năm t

- Tính các khoản dồn tích không thể điều chỉnh được NDA:

𝑁𝐷𝐴𝑖,𝑡 = 𝛽1 1

𝐴𝑖𝑡−1+ 𝛽2 ∆𝑅𝐸𝑉𝑖𝑡 − ∆𝑅𝐸𝐶𝑖𝑡

𝐴𝑖𝑡−1 + 𝛽3 𝑃𝑃𝐸𝑖𝑡

𝐴𝑖𝑡−1 + 𝛽4𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡 −1 𝐴𝑖𝑡−1 - Tính các khoản dồn tích được điều chỉnh bởi nhà quản lý DACC:

- DACCi,t = TAi,t − NDAi,t

Bước 2: Kiểm định mô hình hồi quy các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận với biến phụ thuộc là giá trị tuyệt đối của DACC đã ước lượng ở bước 1, và 8 biến độc lập: “Báo cáo tài chính hợp nhất” (CONSOL), “Quy mô công ty” (SIZE), “Đòn bẩy tài chính “(LEV), “Hiệu quả tài chính” (ROA), “Phát hành cổ phiếu” (ISSU), “Quy mô HĐQT” (BOARD), “Sự kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT” (DUAL), “Kiểm toán độc lập” (AUDIT).

DACC = 𝛼0 + 𝛼1 CONSOL + 𝛼2 SIZE + 𝛼3 LEV + 𝛼4 ROA + 𝛼5ISSU + 𝛼6 BOARD + 𝛼7 DUAL+ 𝛼8 AUDIT + 𝜀it

Trong đó: 𝛼1đến 𝛼8 là hệ số hồi quy, 𝜀it là phần nhiễu ngẫu nhiên

Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Bảng 3.1 Thống kê mô tả biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình Các biến Số quan

sát

Giá trị trung bình

Giá trị trung vị

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

DACC 227 -7,79e-10 -0.0151 0,1848 -0.6854 0,8282

CONSOL 383 0,5692 1 0,4958 0 1

SIZE 392 28,0847 27,7861 1,5035 24,6170 32,20879

LEV 392 0,2722 0,2614 0,2119 0 0,7473

ROA 392 0,0838 0,0685 0,0938 -0,6455 0,7837

ISSU 380 0,3553 0 0,4792 0 1

BOARD 375 6,352 6 1,680 3 13

DUAL 376 0,3803 0 0,4861 0 1

AUDIT 389 0,4627 0 0,4993 0 1

(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm STATA 14)

“Phần giá trị dồn tích có thể điều chỉnh được” (DACC), kết quả quan sát 227 công ty niêm yết cho thấy giá trị trung bình của khoản điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp là là xấp xỉ bằng 0 (-7,79e-10). Điều này phù hợp với kỳ vọng vì DACC là phần dư từ mô hình hồi quy. Dấu của DACC có thể âm (-) và có thể dương (+) nghĩa là doanh nghiệp điều chỉnh cả tăng và giảm lợi nhuận. Giá trị lớn nhất 0,8282 cho thấy có doanh nghiệp điều chỉnh tăng lợi nhuận khá nhiều và cũng có DN điều chỉnh giảm lợi nhuận khá nhiều (-0,6854). Tuy nhiên giá trị trung vị là -0,0150 cho thấy số lượng công ty niêm yết điều chỉnh giảm LN nhiều hơn số lượng công ty niêm yết điều chỉnh tăng lợi nhuận.

Nguyễn Hà Linh (2017) nghiên cứu 2.132 công ty phi tài chính ở Việt Nam lại cho kết quả các DN có xu hướng điều chỉnh tăng LN.

Các nhân tố đặc điểm tài chính của doanh nghiệp

“Báo cáo tài chính hợp nhất” (CONSOL) được đo lường bằng gán giá trị 1 nếu DN có quan hệ công ty mẹ - con và 0 nếu công ty là độc lập (chỉ có BCTC riêng). Với 383 quan sát, có 165 quan sát là công ty độc lập (chiếm tỷ lệ 43,08%) và 218 quan sát có BCTC hợp nhất (chiếm tỷ lệ 56,92%), cho thấy tỷ lệ công ty độc lập và công ty có quan hệ mẹ - con ở Việt Nam là tương đương nhau. Ngoài ra, với giá trị trung vị là 1 cũng cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng đầu tư vào công ty con nhiều hơn.

“Quy mô doanh nghiệp” (SIZE) được đo lường bằng giá trị log của tổng tài sản.

Kết quả thống kê cho thấy các quy mô doanh nghiệp thực phẩm ở Việt Nam là khá lớn trong khoảng (24,6169; 32,2087) so với các công ty phi tài chính (10,0669; 13,9566) (Nguyễn Hà Linh, 2017) hay các công ty niêm yết Việt Nam (0,693; 15,719). Tuy nhiên sự khác biệt về quy mô giữa các doanh nghiệp cũng lớn (1,5034). Sự khác biệt về quy mô có thể tác động đến hành vi điều chỉnh tăng hoặc giảm của các DN.

“Đòn bẩy tài chính” (LEV) được đo lường bằng tỷ lệ Nợ/Tổng tài sản, Với giá trị trung vị 0,2614 cho thấy hệ số nợ của các DNNY thực phẩm Việt Nam là nhỏ hơn so với các công ty phi tài chính (1,4618) (Nguyễn Hà Linh, 2017), và với các công ty niêm yết Việt Nam (0,002; 16,069). Ngoài ra, hệ số nợ trong khoảng (0; 0,7473) và độ lệch chuẩn là 0,2118 (không có sự khác biệt quá lớn về hệ số nợ giữa các DN), cho thấy cơ cấu vốn của doanh nghiệp thực phẩm chủ yếu là vốn chủ sở hữu nghĩa là DN kinh doanh bằng nguồn lực của mình, chứng tỏ nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp là tốt. Thậm chí có doanh nghiệp không đi vay (hệ số nợ = 0), hoạt động hoàn toàn bằng nguồn vốn chủ của mình. Tuy nhiên, DN sẽ không tận dụng lợi thế của đòn bẩy tài chính để khuếch đại ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu), làm tăng giá trị của mình.

“Hiệu quả tài chính” nhóm tác giả lựa chọn tỷ số ROA (lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản) để đo lường hiệu quả tài chính của DN. Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay là hiệu quả sử dụng tài sản của DN. Giá trị ROA trong khoảng (-0,6455;

0,7836) cũng tương đương với kết quả của Hoàng Thị Việt Hà và Đặng Ngọc Hùng (2018) là khoảng (-8,045; 0,7840) nghiên cứu 1300 công ty niêm yết Việt Nam. Giá trị trung vị là 0,0684 (nhỏ) và độ lệch chuẩn bằng 0,0938 cho thấy không có khác biệt quá

lớn giữa các doanh nghiệp thực phẩm về hiệu quả tài chính. Ngoài ra giá trị nhỏ nhất âm chứng tỏ có doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Việc công ty hoạt động kém hiệu quả có thể dẫn đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị.

“Phát hành cổ phiếu” (ISSU) được đo lường bằng cách gán giá trị 1 là DN phát hành thêm cổ phiếu trong kỳ, 0 không phát hành. Trong 380 quan sát có tới 245 quan sát (chiếm tỷ lệ 64,47%) không phát hành cổ phiếu trong kỳ và 135 tương đương với 35,53%

công ty phát hành thêm cổ phiếu trong kỳ, cho thấy số lượng doanh nghiệp thực phẩm gọi vốn trên thị trường chứng khoán vẫn còn ít. Kết quả này cũng khá hợp lý vì như phân tích biến “Đòn bẩy tài chính” ở trên, năng lực tài chính của các doanh nghiệp thực phẩm là tốt, các DN tự chủ về nguồn lực của mình.

Các nhân tố thuộc đặc điểm quản lý – quản trị của doanh nghiệp

“Quy mô hội đồng quản trị” (BOARD) được đo lường bằng số lượng thành viên HĐQT. Giá trị trung vị bằng 6 nghĩa là số thành viên trong HĐQT của doanh nghiệp thường là 6 thuộc khoảng (3; 11) theo quy định của Nhà nước về số lượng thành viên trong ban quản trị của doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2020). Kết quả này tương đương với Nguyễn Hà Linh (2017) (5 thành viên trong hội đồng quản trị của các công ty phi tài chính). Tuy nhiên, số lượng thành viên ban quản trị của các doanh nghiệp thực phẩm khác biệt khá lớn (1,6799). Ngoài ra có công ty có 13 thành viên trong HĐQT không tuân thủ đúng theo luật.

“Sự kiêm nhiệm của CEO và chủ tịch HĐQT” cũng được đo lường bằng cách gán giá trị 1 nếu CEO kiêm chủ tịch HĐQT, 0 nếu CEO và chủ tịch HĐQT độc lập. Với tỷ lệ 61,97% trong 376 quan sát, DN có sự độc lập của CEO và chủ tịch HĐQT, và 38,03% là doanh nghiệp có CEO là chủ tịch HĐQT. Thống kê cho thấy, các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam hiện nay dần có sự tách biệt giữa “quyền sở hữu” và “quyền quản lý”.

Nghiên cứu của Nguyễn Hà Linh (2017) cũng chứng minh điều này. Sự độc lập của CEO với chủ tịch HĐQT có thể ra tăng “hành vi cơ hội” của nhà quản lý vì mâu thuẫn về lợi ích theo lý thuyết KTTC.

“Kiểm toán độc lập” (AUDIT) được đo lường bằng gán giá trị 1 nếu DN kiểm toán bởi Big 4, 0 nếu không kiểm toán bởi Big Four. Thống kê 389 quan sát, 32 công ty có 53,73% là công ty không kiểm toán bởi Big Four, còn lại 46,27% công ty có kiểm toán Big Four. Với kết quả này cho thấy số lượng các doanh nghiệp thực phẩm được kiểm toán bởi các hãng kiểm toán lớn là không nhiều. Kết luận này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Hà Linh (2017) cho thấy kết quả chỉ có 22% công ty phi tài chính được kiểm toán bới Big Four. Điều này cũng có thể làm gia tăng hành vi ĐCLN của nhà quản lý.

Bảng 3.2 Ma trận hệ số tương quan

DACC CONSOL SIZE LEV ROA ISSU BOARD DUAL AUDIT

DACC 1

CONSOL 0,1437* 1

SIZE 0,0019 0,5964* 1

LEV 0,2208* -0,0240 0,1454* 1

ROA -0,0959 -0,0959 0,0570 -0,4812* 1

ISSU 0,0635 0,1507* 0,2007* 0,0639 0,0171 1

BOARD 0,1185 0,1662* 0,3007* 0,0664 0,0743 0,1667* 1

DUAL -0,0366 -0,0502 -0,1301* 0,0855 0,0173 0,1423* -0,1745* 1

AUDIT -0,1115 0,2996* 0,4978* -0,2015* 0,1922* 0,0751 0,2262* -0,1898* 1

(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm STATA 14) Nghiên cứu hệ số tương quan xem xét mối quan hệ giữa các biến đưa vào mô hình có chặt chẽ và phù hợp hay không. Kết quả thống kê cho thấy chỉ có 2 biến CONSOL và LEV có tương quan dương với biến DACC, còn các biến còn lại (SIZE, ROA, ISSU, BOARD, DUAL, AUDIT) không có sự tương quan với biến DACC. Tuy nhiên mối quan hệ giữa CONSOL và LEV với DACC là chưa chặt chẽ (mức ý nghĩa 10% và hệ số tương quan cũng nhỏ). Mặt khác, Các biến độc lập có sự tương quan với nhau, nhưng cũng chưa chặt chẽ vì hệ số tương quan nhỏ.

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh điển hình doanh nghiệp thực phẩm (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)