Chương 2: Thiết kế mô hình
2. Thiết kế nghiên cứu
2.3. Gỉa thuyết vể mối tương quan giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng
Giả thuyết 1: Cấu trúc vốn có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
Theo như lý thuyết về cấu trúc vốn, vốn vay có thể được sử dụng bởi doanh nghiệp như một khoản giảm trừ thu nhập chịu thuế, cùng với chi phí nợ ở mức thấp, doanh nghiệp có thể hưởng lợi khi nâng mức nợ. Tuy nhiên, dưới tác động tăng lên của tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, mức lợi tức yêu cầu cũng phải tăng lên, dẫn đến chi phí vốn chủ sở hữu tăng. Khi vốn vay được sử dụng một cách kém hiệu quả trong điều kiện tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cho thấy con số cao, cùng với chi phí nợ tăng có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong bài nghiên cứu của Zeitun và Tian (25) sử dụng các biến như tỉ lệ nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, tổng nợ trên tổng tài sản để đánh giá mức độ ảnh hưởng của cấu trúc nợ đến hoạt động của công ty. Kết quả cho thấy cấu trúc vốn có ảnh hưởng lớn và nghịch chiều với hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng cho thấy rằng các công ty có mức nợ ngắn hạn cao có mối quan hệ nghịch chiều đến hiệu quả hoạt động và khẳng định hệ số nợ (ngắn hạn và dài hạn) đều có ảnh hưởng lớn đến chính sách tín dụng của doanh nghiệp.
Giả thuyết 2: Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động
43 Fozia. M, Niaz A. Bhutto và Ghulam. A (4) hay Rami Zeitun và Gary G. Tian (25) trong bài nghiên cứu của mình đều đưa ra kết quả quy mô doanh nghiệp càng lớn, hiệu quả hoạt động càng được cải thiện. Mặt khác, một số nghiên cứu khác, cụ thể là bài nghiên cứu của Tzelepis và Skuras (2004) (7) chỉ ra giữa quy mô và hiệu quả hoạt động không có mối quan hệ nào.
Về ngành hàng tiêu dùng, những doanh nghiệp lớn thường có lợi thế cạnh tranh và ít bị tác động bởi các yếu tố khác hơn là các doanh nghiệp nhỏ. Cùng với đó thì doanh nghiệp lớn thường tiếp cận được nhiều cơ hội để gia tăng lợi nhuận, và cải thiện mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Giả thuyết 3: Đầu tư tài sản cố định có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động
Nghiên cứu của Abblasali Pouraghajan và Esfandiar Malekian (2012) (8) chỉ ra rằng khi tỷ trọng tài sản cố định tăng dẫn đến sự cải thiện trong hiệu quả hoạt động.
Ngược lại, bài nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007) (25) cho thấy tác động tiêu cực của tỷ trọng tài sản cố định cao đến hiệu quả hoạt động.
Đặc điểm của ngành hàng tiêu dùng có tỷ trọng tài sản lớn. Nhà máy, xưởng, máy móc với các công nghệ tân tiến có thể được coi như các khoản đầu tư tài sản cố định với mục đích giúp tăng năng suất, giảm chi phí, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012) (4) chỉ ra trong bài nghiên cứu của mình tốc độ tăng trưởng doanh thu càng cao thì hiệu quả hoạt động càng được cải thiện. Điều này cũng được đồng tình bởi Zeitun và Tian tro
ng bài nghiên cứu của họ.
Giả thuyết 4: Tăng trưởng doanh thu có ảnh hưởng dương đến hiệu quả hoạt động
Về cơ bản thì tăng trưởng doanh thu là một trong các yếu tố giúp doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu, tích lũy vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh, cải thiện hình ảnh doanh nghiệp, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra đây cũng là một yếu
44 tố để doanh nghiệp đánh giá về kết quả thu được so với chi phí đầu vào, cũng như dự phòng một số rủi ro trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả.
Giả thuyết 5: Quản trị nợ phải thu có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Đặc điểm của ngành hàng tiêu dùng là các khoản phải thu cao, đặc biệt là các khoản phải thu ngắn hạn. Việc quản trị khoản phải thu là một trong những bài toán của các doanh nghiệp trong việc đánh giá giữa rủi ro và lợi nhuận. Nếu chính sách nợ bị thắt chặt có thể dẫn đến mất cơ hội đối với các hợp đồng lớn, có khả năng tạo ra doanh thu cao. Mặt khác, nếu chính sách nợ dễ dãi có thể dẫn đến rủi ro không thu hồi được nợ, làm giảm khả năng về vốn của công ty đế đáp ứng các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vòng quay khoản phải thu khách hàng và kỳ thu tiền bình quân là hai chỉ tiêu thường được dùng để đánh giá khả năng quản trị nợ của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này\ chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân sẽ được sử dụng để đánh giá quản trị nợ của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng.
Theo như bài nghiên cứu của Marian Siminica (9) thì chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân có mối quan hệ ngược chiều với mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Giả thuyết 6: Thuế có quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động
Đây là một trong những nhân tố đế đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Jens và Schwellnus (2008) (15) kiểm nghiệm ảnh hưởng của thuế doanh nghiệp đến tăng trưởng doanh thu, hiệu quả hoạt động và đầu tư của các doanh nghiệp Châu Âu và đưa ra kết quả thuế doanh nghiệp làm giảm đầu tư và năng suất do sự tăng lên chi phí sử dụng vốn. Đây có thể hiểu là tác động tiêu cực của thuế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi mức thuế tăng lên.
Ở một nghiên cứu khác, Rohaya, Nor’Azem and Bardai (2010) (17) thực hiện một điều tra về mối quan hệ giữa thuế doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá tác động của thuế đến các chỉ tiêu như doanh thu thuần, chi phí… và cho thấy kết quả là thuế doanh nghiệp có tác động tiêu cực đến hiệu
45 quả hoạt động của doanh nghiệp, trong khi có tác động cùng chiều với chi phí, làm giảm phần lợi nhuận thu được.
Một khía cạnh khác được Mayende (2013) (16) đề cập là ưu đãi thuế. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra ưu đãi thuế cho thấy những ảnh hưởng dương đến mức độ hiệu quả trong hoạt động dựa trên các chỉ tiêu về doanh thu bán hàng… với khoản ưu đãi thuế được sử dụng như công cụ thúc đẩy đầu tư, ví dụ như đầu tư vào R&D, từ đó cải thiện năng suất, hiệu quả kinh doanh.
Từ các nghiên cứu trên có thể đưa ra kết luận: mức thuế càng cao, hiệu quả hoạt động càng giảm.
Giả thuyết 7: Rủi ro kinh doanh có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
Rủi ro kinh doanh là những thiệt hại không lường trước hoặc đã lường trước được.
Rủi ro kinh doanh có thể dẫn đến thất bại trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp hoặc có thể gây ra ảnh hưởng đến kinh tế của công ty.
Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận luôn là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Vấn đề này đã được quan tâm từ rất sớm với lý thuyết kinh tế về sự không chắc chắn và lợi nhuận của Frank Knight. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả cho rằng mức độ không chắc chắn thấp đồng nghĩa với lợi nhuận kì vọng thấp, mức độ không chắc chắn cao đồng nghĩ với lợi nhuận kì vọng cao hay rủi ro càng cao đồng nghĩa với kết quả kì vọng càng lớn do phần lợi ích vượt trội nhận được là phần bù cho mức rủi ro.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả chỉ đề cập đến một trong các rủi ro về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải là rủi ro trong dòng tiền.
Fozia. M, Niaz A. Bhutto và Ghulam. A (2012) (4) trong bài nghiên cứu của mình đã đưa ra kết quả về mức độ tác động của rủi ro kinh doanh đến mức độ hiệu quả trong hoạt động. Theo lập luận trao đổi giữa rủi ro và lợi nhuận cổ điển của Frank Knight, các công ty với sự thay đổi cao hơn trong thu nhập hoạt động được kỳ vọng sẽ có lợi nhuận cao.
Tuy nhiên Rami. Z và Gary G. Tian (2007) (25) lại cho thấy ý kiến khác. Trái ngược với lý thuyết trao đổi giữa rủi ro và lợi nhuận cổ điển, bài nghiên cứu của
46 họ lại chỉ ra các công ty có mức độ biến động lớn trong thu nhập kinh doanh có mức lợi nhuận kì vọng thấp hơn. Nguyên nhân là do rủi ro thanh khoản trong đó họ phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ cao hơn do biến động của dòng tiền.
Rủi ro hoạt động cao hơn có nghĩa là xác suất gặp khó khăn tài chính cao hơn và chi phí phá sản cao hơn, do đó, làm giảm mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Từ đó hai tác giả đưa ra kết luận rủi ro kinh doanh càng lớn, mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh càng giảm.
Giả thuyết 8: Thời gian hoạt động có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động Về cơ bản thì các doanh nghiệp có số năm hoạt động lâu hơn trong một ngành sẽ có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và nguồn vốn.
Theo tác giả Panco, R. và Korn, H (1999) (10) và Neil Nagy (2009) (11) kết luận trong bài nghiên cứu của mình thì số năm hoạt động trong ngành có tác động đến hiệu quả hoạt động.
Giả thuyết 9: Tỷ lệ tăng trưởng GDP có tác động dương đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Tỷ lệ tăng trưởng GDP phản ánh phần trăm tăng thêm của tổng sản phẩm quốc nội tăng so với năm trước. Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng thì doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội để hoạt động hiệu quả hơn. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Ánh Tuyết (2017) (6) thì tỷ lệ tăng trưởng GDP có mối quan hệ cung chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh
Giả thuyết 10: Tỷ lệ lạm phát có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Lạm phát phản ánh sự tăng giá liên tục của hàng hóa, dịch vụ hoặc sự mất giá của đồng tiền. Lạm phát gây ra sự không chắc chắn về giá cả, lãi suất và tỷ giá hối đoái, và gia tăng rủi ro giữa các đối tác tiềm năng cũng như không khuyến khích thương mại phát triển. Ngoài ra, lạm phát cũng ảnh hưởng đến đầu tư khi nó làm gia tăng khối lượng thông tin và giao dịch kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
Ví dụ, lạm phát làm cho gía trị danh nghĩa không chắc chắn, việc lập kế hoạch đầu tư có thể gặp khó khăn. Các cá nhân sẽ không sẵn sàng trong việc ký hợp đồng khi tỉ lệ lạm phát không thể dự đoán được làm cho giá cả tương đối không chắc chắn.
47 Việc này sẽ kìm hãm đầu tư nếu xảy ra trong một giai đoạn dài và có thể dẫn để suy thoái tài chính (Case and Fair, 2014), tạo ra môi trường không thuận lợi để doanh nghiệp có thể phát triển và hoạt động hiệu quả.
Theo Hall (30) và Frisch (29) thì lạm phát có tác động xấu đến mức độ hiệu quả hoạt động do biến động tăng của lạm phát dẫn đến sự gia tăng về tổng chi phí mà doanh nghiệp phải chịu, từ đó làm giảm lợi nhuận. Bên cạnh đó, sự không chắc chắn trong mức độ thay đổi của lạm phát cũng gia tăng các rủi ro kinh doanh, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động.
Tuy nhiên ở mặt khác, Maimunah Ali và Patmawati Ibrahim cho rằng lạm phát có ảnh hưởng hai mặt đến doanh nghiệp. Tỉ lệ lạm phát cao làm gia tăng chi phí sản xuất nhưng tỉ lệ lạm phát thấp lại có ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp khi mà nó làm giảm giá trị thực của các khoản nợ. Bên cạnh đó, tỉ lệ lạm phát tương đối bắt nguồn từ tăng trưởng kinh tế mạnh có thể được coi là một yếu tố kích thích lạm phát kéo cầu, cho phép các công ty tăng giá và do đó làm tăng lợi nhuận của các công ty.