NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ TIÊU DÙNG XANH

Một phần của tài liệu Đề tài khảo sát hiện trạng tiêu dùng xanh tại các hộ gia đình ở phường an cựu, thành phố huế (Trang 21 - 25)

Qua điều tra nhận thức của các hộ dân tại phường An Cựu, thành phố Huế, trong tổng số 100 người được phỏng vấn, có 76 người được hỏi cho biết họ chưa từng nghe đến tiêu dùng xanh. Có thể thấy tỷ lệ này là khá cao vì khái niệm về tiêu dùng xanh vẫn chưa thật sự phổ biến đối với người dân. Tuy nhiên khi được hỏi về các khía cạnh của tiêu dùng xanh là gì, đa số người trả lời đưa ra các câu trả lời phù hợp với

kiến thức chung được chấp nhận hiện nay. Qua thống kê, có 53% người được phỏng vấn đã từng nghe đến các chương trình mua sắm và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Có đến 86% cho rằng tiêu dùng xanh là tiêu dùng hiệu quả hơn, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, thải ra ít chất thải và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. Tiêu dùng xanh có thể được hiểu là một phần của tiêu dùng bền vững, là tiêu dùng đáp ứng nhu cầu cơ bản của bản thân mà giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường

Kết quả điều tra cũng cho thấy có hơn 50% người dân có quan tâm đến việc mua sắm và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường thông qua người thân và các phương tiện thông tin đại chúng. Khi được hỏi về sản phẩm thân thiện với môi trường, có 84% người dân cho rằng sản phẩm thân thiện với môi trường là sản phẩm thải ra ít chất thải, tiết kiệm năng lƣợng, sử dụng nguyên vật liệu ít chất độc hại. Nhƣ vậy, sự hiểu biết của người dân về các khía cạnh của tiêu dùng xanh nói chung và sản phẩm thân thiện với môi trường nói riêng là khá cao. Tỷ lệ người dân hiểu biết về tiêu dùng xanh và sản phẩm thân thiện với môi trường ở phường An Cựu, thành phố Huế đƣợc thể hiện ở hình 3.1.

86%

14%

0%

84%

15%

1%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Đúng Sai Không biết

Khái niệm tiêu dùng xanh

Khái niệm sản phẩm thân thiện với môi trường

Hình 3.1. Tỷ lệ người dân hiểu biết về tiêu dùng xanh và sản phẩm thân thiện với môi trường

Theo kết quả điều tra thể hiện ở hình 3.2 về các lựa chọn của người được phỏng vấn về mua sắm và tiêu dùng quá mức, 81% người được phỏng vấn có mức độ đồng ý rất cao đối với những ảnh hưởng về mặt kinh tế. Trong khi đó, có 48% cho rằng khi mua sắm và tiêu dùng quá mức sẽ thải ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường; 53% cho rằng điều này sẽ gây lãng phí nguồn tài nguyên. Thực tế trên chứng

tỏ khi đi mua sắm hay tiêu dùng ở các hộ gia đình, mức độ quan tâm của người dân về vấn đề kinh tế cao hơn vấn đề môi trường. Theo đặc điểm của mẫu khảo sát đã đề cập trên đây, người dân ở phường An Cựu có mức thu nhập trung bình khá thấp so với mặt bằng chung của Việt Nam nên việc lựa chọn mua sắm sẽ đƣợc quyết định nhiều bởi yếu tố kinh tế.

Biều đồ ở hình 3.2 thể hiện rõ ý kiến của người dân về mua sắm và tiêu dùng quá mức.

53

48

81

4 5

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Lãng phí tài nguyên

Thải ra nhiều

chất thải Tốn tiền/Thời gian

Không ảnh hưởng gì cả

Khác

%

Hình 3.2. Ý kiến của người dân về mua sắm và tiêu dùng quá mức

3.2.2. Các tiêu chí lựa chọn sản phẩm của người dân

Khi đƣợc yêu cầu lựa chọn 3 trong 7 tiêu chí quan trọng trong mua sắm (sức khoẻ, giá cả, chất lượng, khả năng tiết kiệm điện, sản phẩm thân thiện với môi trường và nguồn gốc xuất xứ), có 86% số người được phỏng vấn lựa chọn tiêu chí “sức khỏe”, 70% chọn “giá cả” và 65% chọn “chất lượng”. Trong khi đó, chỉ có 16% số người đƣợc phỏng vấn lựa chọn tiêu chí mua sắm sản phẩm tiết kiệm năng lƣợng và 16% lựa chọn tiêu chí sản phẩm thân thiện với môi trường. Do vậy, có thể kết luận rằng đa số người dân quan tâm đến vấn đề sức khỏe và kinh tế nhiều hơn vấn đề môi trường khi đi mua sắm. Ngoài ra, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm cũng là một trong những tiêu chí quan trọng được người dân lựa chọn khi mua sắm với tỷ lệ khá cao (45%). Nếu người dân ưu tiên mua sắm các sản phẩm sản xuất tại địa phương hay ưu tiên dùng

hàng trong nước sẽ góp phần giảm đáng kể lượng khí phát thải nhà kính khi vận chuyển hàng hóa.

Kết quả phỏng vấn cho thấy trong lĩnh vực mua sắm các sản phẩm thân thiện với môi trường thì nữ giới có xu hướng quan tâm nhiều hơn so với nam giới (nữ giới chiếm 71,4% trong khi nam giới chiếm 59,5%). Trong nhận thức về mua sắm và tiêu dùng quá mức sẽ thải ra nhiều chất thải, gây lãng phí tài nguyên thì nữ giới cũng là người quan tâm nhiều hơn nam giới (nữ chiếm 62,2%, nam giới là 47,6%). Kết quả trình bày ở bảng 3.3 cho biết các tiêu chí và thứ tự ƣu tiên trong lựa chọn sản phẩm tiêu dùng của người dân.

Bảng 3.3. Các tiêu chí và thứ tự ưu tiên lựa chọn sản phẩm tiêu dùng của người dân Đơn vị: Số lượt người chọn các tiêu chí Thứ tự ƣu

tiên

Sức khỏe

Giá cả

Chất lƣợng

Tiết kiệm năng lƣợng

Thân thiện môi trường

Nguồn gốc

1 30 17 27 3 4 12

2 28 24 27 3 4 14

3 28 29 11 10 8 20

Tổng số

lƣợt chọn 86 70 65 16 16 46

3.2.3. Về tiêu dùng Sửdụng túi nilon

Ngày nay, túi nilon đã trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng, đƣợc sử dụng phổ biến và hầu nhƣ có mặt ở mọi nơi từ cửa hàng bán thức ăn ở chợ đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn. Những ảnh hưởng của túi nilon đến môi trường và sức khoẻ là rất lớn; tuy nhiên, hầu như chúng ta không ai chú ý đến. Hiện nay, với nhiều phương tiện thông tin đại chúng, người dân có thể dễ dàng hiểu được sử dụng nhiều túi nilon thải ra ngoài môi trường sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Trong 100 người dân được phỏng vấn, có

đến 93 người nhận thức được rằng sử dụng nhiều túi nilon sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường. Những người này cho rằng bao bì nilon rất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm mới bị phân huỷ hoàn toàn. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đất và nước. Túi nilon kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch làm tắc nghẽn gây ứ đọng nước thải và ngập úng... Tuy nhiên, vẫn còn 7% người được phỏng vấn cho rằng sử dụng nhiều túi nilon không tác động đến môi trường.

Một phần của tài liệu Đề tài khảo sát hiện trạng tiêu dùng xanh tại các hộ gia đình ở phường an cựu, thành phố huế (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)