THÓI QUEN MUA SẮM VÀ TIÊU DÙNG TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH

Một phần của tài liệu Đề tài khảo sát hiện trạng tiêu dùng xanh tại các hộ gia đình ở phường an cựu, thành phố huế (Trang 25 - 36)

Theo các nhà khoa học về môi trường, cứ mỗi phút có 1.000.000 chiếc túí nilon đƣợc sử dụng trên thế giới. Ở Việt Nam, các loại túi nilon đƣợc sử dụng tràn lan trong các hoạt động kinh tế - xã hội mà khi thải bỏ sẽ rất khó thu gom toàn bộ. Việc sử dụng túi nilon dường như là một thói quen khó bỏ được của người dân Việt Nam. Chất thải là túi nilon chiếm khối lƣợng khá lớn trong thành phần nhựa thải, trong khi đó thành phần nhựa chiếm 12,47% chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Huế năm 2009 – 2010 (Báo cáo Môi trường Quốc gia, 2011). Đây là khối lượng chất thải rất lớn và sẽ gây ra tác động rất xấu cho môi trường nếu không được xử lý một cách thích hợp. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ số hộ gia đình có sử dụng giỏ đi chợ (58%) cao hơn so với số hộ gia đình chỉ sử dụng túi nilon của người bán hàng khi đi chợ (42%). Nếu tỷ lệ các hộ gia đình có sử dụng giỏ để đi chợ tăng lên sẽ làm giảm đáng kể lƣợng túi nilon thải bỏ hằng ngày.

Khi đƣợc hỏi về việc tái sử dụng túi nilon trong mua sắm, gần một nửa (49 hộ) trong tổng số 100 hộ gia đình đƣợc phỏng vấn cho biết có tái sử dụng lại túi nilon. Các túi nilon chất lƣợng tốt hoặc cỡ lớn đƣợc tái sử dụng với các mục đích khác nhau nhƣ gói hàng hóa tiêu dùng, gói đồ bán hàng, gói thực phẩm khô, đựng rác thải sinh hoạt...

Khi đƣợc hỏi thêm về việc thải bỏ túi nilon đối với 51 hộ gia đình còn lại thì cách đốt cùng với rác thải sinh hoạt vẫn còn tồn tại trong một số hộ gia đình.

Thành phố Huế là một thành phố du lịch, giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp là nhiệm vụ hàng đầu để phát triển ngành công nghiệp không khói. Chính vì thế, thành phố luôn nỗ lực để xử lý chất thải rắn đô thị phát sinh, nhất là chất thải rắn sinh hoạt đô thị. Tuy vậy, công tác quản lý rác thải đang gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí

và cơ sở hạ tầng phục vụ. Việc sử dụng, thải bỏ hợp lý, đúng cách các túi nilon tại mỗi hộ gia đình là một trong những biện pháp sẽ góp phần cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương.

3.3.2. Thói quen mua sắm và sử dụng các thiết bị điện có dán nhãn năng lượng Kết quả điều tra cho thấy có 41% hộ gia đình trong phường An Cựu sử dụng các thiết bị dán nhãn năng lƣợng. Bảy thiết bị điện có nhãn năng lƣợng đƣợc các hộ gia đình sử dụng là quạt máy, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa, bình nước nóng và nồi cơm điện. Thiết bị có dán nhãn năng lƣợng đƣợc sử dụng nhiều nhất là máy giặt (26%), tủ lạnh (19%) và quạt máy (19%). Tuy nhiên, trong tổng số 41 hộ đã mua sắm và sử dụng các thiết bị có dán nhãn năng lượng, chỉ có 39% người dân có biết về nhãn năng lƣợng. Số còn lại (61%) chỉ mua sắm các thiết bị điện có dán nhãn năng lƣợng một cách ngẫu nhiên chứ chƣa thật sự quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường. Trong tổng số 100% hộ gia đình được phỏng vấn thì chỉ có 18% số người dân có biết về nhãn năng lương và 82% chưa biết về nhãn năng lượng. Tỷ lệ các thiết bị có dán nhãn năng lượng được sử dụng trong các hộ gia đình ở phường An Cựu, thành phố Huế đƣợc thể hiện đầy đủ ở hình 3.3.

19.0%

3.0%

19.4%

25.8%

13.6%

4.9% 4.0%

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

30.0%

Quạt máy Ti vi Tủ lạnh Máy giặt Điều hòa Bình nước nóng

Nồi cơm điện

Hình 3.3. Tỷ lệ các thiết bị có dán nhãn năng lƣợng ở các hộ gia đình điều tra

Theo quy định của Bộ Công Thương, kể từ năm 2013, tất cả các sản phẩm điện gia dụng ở nước ta sẽ phải dán nhãn năng lượng. Ngoài ra, tất cả các sản phẩm có hiệu suất năng lượng thấp hơn mức tối thiểu quy định sẽ không được lưu thông. Như vậy, hầu hết các thiết bị điện đƣợc bày bán trong các cửa hàng điện lạnh, điện máy hay trong siêu thị tại thành phố Huế đã và đang đƣợc dán nhãn năng lƣợng. Theo kết quả phỏng vấn, trong tổng số 100% hộ gia đình đƣợc hỏi về các thiết bị có dán nhãn năng lƣợng, 57% cho biết họ không biết và không sử dụng các thiết bị điện dán nhãn năng lƣợng, 25% không biết nhƣng vẫn mua sắm và sử dụng các thiết bị có nhãn năng lƣợng. Chỉ có 16% có biết về nhãn năng lƣợng và họ vẫn đang sử dụng các thiết bị có dán nhãn năng lƣợng. Còn lại 2% có biết mà không sử dụng các thiết bị có dán nhãn năng lƣợng. Đối với những gia đình có nhu cầu mua sắm mới các thiết bị điện thì họ lại thiếu thông tin về các sản phẩm và sự hiểu biết khi phân biệt giữa thiết bị có dán nhãn và không dán nhãn năng lượng. Đây chính là yếu tố cản trở người tiêu dùng tìm kiếm để mua sắm sản phẩm xanh. Biểu đồ ở hình 3.4 cho biết tỷ lệ về nhận thức và tình hình sử dụng các thiết bị có nhãn năng lƣợng tại các hộ gia đình.

16% 2%

25%

57%

Có biết và có sử dụng NNL Có biết mà không sử dụng NNL Không biết mà có sử dụng NLN Không biết và không sử dụng NNL

Hình 3.4. Tỷ lệ hiểu biết và tình hình sử dụng các thiết bị có nhãn năng lƣợng tại các hộ gia đình

3.3.3. Thói quen sử dụng các thiết bị điện

Trong số các thiết bị điện đƣợc khảo sát, tủ lạnh là thiết bị đƣợc các hộ gia đình tại phường An Cựu sử dụng nhiều nhất (98%), tiếp theo là bình nóng lạnh (59%) và máy giặt (31%). Máy điều hòa là thiết bị đƣợc sử dụng ít nhất với 22% (xem bảng

3.4). Có đến 92% hộ gia đình biết và thực hiện tiết kiệm điện khi sử dụng tủ lạnh nhƣ không cho thức ăn còn nóng vào tủ lạnh, đặt tủ cách tường ít nhất 10cm, tránh để tủ lạnh gần nguồn nhiệt… Chỉ có 6% hộ gia đình chƣa có thói quen tiết kiệm điện khi sử dụng tủ lạnh và họ cũng chƣa quan tâm đến các biện pháp tiết kiệm điện khi sử dụng tủ lạnh.

Đối với máy điều hòa, 21% hộ gia đình cho biết họ có biết và đang áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện khi sử dụng máy điều hòa nhƣ kết hợp bật với quạt máy; khi ra khỏi phòng tắt máy điều hòa sớm hơn 10 – 15 phút; đặt chế độ hẹn giờ tắt hay điều chỉnh máy điều hòa ở nhiệt độ thích hợp.

Khi đƣợc hỏi về các biện pháp tiết kiệm điện liên quan đến bình nóng lạnh, 56%

hộ gia đình có sử dụng bình nóng lạnh đều biết và thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện như điều chỉnh nhiệt độ thích hợp 60-700C, bật bình nóng lạnh trước khi tắm 15 - 20 phút. Chỉ có 3% hộ gia đình có sử dụng bình nóng lạnh không thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện.

Có đến 60% hộ gia đình sử dụng máy giặt biết các biện pháp tiết kiệm nước sẽ giúp tiết kiệm điện đồng thời gia đình họ có thực hiện các biện pháp tiết kiệm đó. Chỉ có 9% hộ gia đình có máy giặt không biết và không thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện và nước. Kết quả thể hiện ở bảng 3.4 cho ta thấy rõ tỷ lệ về thói quen và hành vi sử dụng các thiết bị điện.

Bảng 3.4. Tỷ lệ thói quen sử dụng các thiết bị điện

Các trường hợp Máy điều hòa Bình nóng lạnh Máy giặt Tủ lạnh

Trường hợp 1 21% 56% 60% 92%

Trường hợp 2 1% 3% 9% 6%

Trường hợp 3 78% 41% 31% 2%

Có sử dụng 22% 59% 31% 98%

Không sử dụng 78% 41% 69% 2%

Ghi chú:

Trường hợp 2: Có sử dụng thiết bị, không biết và không có các hành vi tiết kiệm điện.

Trường hợp 3: Không có thiết bị, không biết và không có các hành vi tiết kiệm điện.

Nhƣ vậy, tỷ lệ % các hộ gia đình chƣa sử dụng máy điều hòa chiếm 78%, bình nóng lạnh chiếm 59%, máy giặt chiếm 69%. Tỷ lệ này khá cao và đây đều là các thiết bị có mức tiêu thụ điện năng cao. Đối với các gia đình chƣa có các thiết bị này để sử dụng, có thể thấy tiềm năng tiết kiệm điện khá lớn nếu mỗi gia đình lựa chọn mua các thiết bị điện có nhãn năng lƣợng và biết đến các biện pháp tiết kiệm điện đơn giản nhƣng hiệu quả khi sử dụng các thiết bị đó.

Trong 100 hộ gia đình đƣợc khảo sát về mức độ sẵn sàng thay đổi thói quen để mua sắm và tiêu dùng bền vững hơn, có 40% cho biết họ sẵn sàng thay đổi, 6% không muốn thay đổi và 34% sẽ thay đổi nếu có điều kiện. Theo tính toán của Tổ chức Hành động Toàn Cầu (GAP), những hành động tiết kiệm dù rất nhỏ cũng giúp giảm phát thải CO2 vào môi trường, ví dụ cụ thể như:

 Khi thay một bóng đèn thường bằng bóng đèn compact đã giúp giảm phát thải 38kg CO2, ngoài ra tuổi thọ bóng đèn compact thường cao gấp 6 lần bóng đèn thường nên sẽ ít phải thay mới hơn.

 Khi không để một chiếc Tivi ở chế độ chờ (standby) qua một đêm có thể giảm phát thải 24,8kg CO2 và tiết kiệm 40,3 kW điện/năm.

Vì vậy, ý thức sử dụng điện tiết kiệm của các hộ gia đình rất quan trọng, nó có thể giúp làm giảm mức tiêu thụ điên năng giúp làm giảm chi phí cho gia đình đồng thời góp phần tiết kiệm năng lượng quốc gia, góp phần bảo vệ môi trường.

3.3.4. Thói quen sử dụng nước Toilet

Theo kết quả điều tra, số hộ gia đình đang sử dụng toilet 2 nút xả chiếm 41%, còn lại là toilet một nút xả và múc dội. Về dự định thay đổi toilet từ một nút xả hoặc múc dội chuyển sang hai nút xả khi có điều kiện thì 11% hộ gia đình đồng ý thay đổi, 38% hộ dân không đồng ý. Ngoài ra, một số hộ gia đình vẫn chƣa biết đến toilet 2 nút xả tiết kiệm nước hơn toilet 1 nút xả.

Nội dung thể hiện ở bảng 3.5 cho ta thấy rõ hiện trạng sử dụng các loại toilet và dự định thay đổi thiết bị ở các hộ gia đình ở phường An Cựu, thành phố Huế.

Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng các loại toilet và dự định thay đổi thiết bị ở các hộ gia đình

Trường hợp sử dụng % hộ gia đình

Đang dùng múc dội nhƣng không muốn chuyển đổi 18%

Đang dùng 1 nút xả nhƣng không muốn chuyển đổi 20%

Đang dùng múc dội và 1 nút xả nhƣng muốn chuyển qua

2 nút xả 11%

Đang dùng múc dội nhƣng muốn chuyển qua 1 nút xả 10%

Đang dùng 2 nút xả 41%

Tổng số hộ gia đình 100%

Thói quen sử dụng bồn tắm

Chỉ có 6% hộ dân đƣợc phỏng vấn hiện đang sở hữu bồn tắm. Tuy nhiên, họ không có thói quen sử dụng bồn tắm thường xuyên nên lượng nước tiêu hao hàng tháng đối với việc sử dụng bồn tắm tại các hộ gia đình là không đáng kể.

Thói quen tắt vòi nước khi không sử dụng

Trong quá trình sử dụng nước sinh hoạt hằng ngày, có 21% trường hợp cho vòi nước chảy liên tục khi không sử dụng; trong đó hoạt động đánh răng rửa mặt chiếm 5%, rửa chén bát chiếm 6%, xát xà phòng để tắm và gội đầu là 8% và rửa thực phẩm là 8% (xem kết quả chi tiết ở hình 3.5).

Theo kết quả điều tra thì vẫn còn 21% hộ dân vẫn chưa có ý thức tiết kiệm nước trong quá trình sử dụng thông qua những hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Chính điều này đã gây ra một sự lãng phí nước không hề nhỏ.

Biều đồ ở hình 3.5 thể hiện rõ tỷ lệ các hoạt động để vòi nước chảy liên tục ở các hộ gia đình phường An Cựu, thành phố Huế.

23.8%

28.6%

38.1% 38.1%

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

30.0%

35.0%

40.0%

45.0%

Đánh răng, rửa mặt

Rửa chén bát Xát xà phòng Rửa thực phẩm

Hình 3.5. Tỷ lệ các hoạt động để vòi nước chảy liên tục Vấn đề rò rỉ nước

Qua điều tra và khảo sát thực tế thì có đến 94% hộ dân tiến hành sửa chữa ngay lập tức khi có dấu hiệu vòi nước bị rò rỉ; chỉ có một ít hộ dân là chưa sửa chữa ngay được với lý do là chưa sắp xếp được thời gian hay đơn thuần họ nghĩ rằng lượng nước bị thất thoát từ sự rò rỉ là không đáng kể. Trong khi đó, với tốc độ thất thoát một giọt nước trong một phút, một năm sẽ có khoảng 15.000 lít nước bị lãng phí. Thiết bị vệ sinh bị rò rỉ có thể gây lãng phí 700.000 lít nước mỗi năm (Em học sống xanh, 2013).

Ý thức tái sử dụng nước

- Sự liên quan giữa tiết kiệm nước và tiết kiệm điện

Kết quả điều tra cho thấy nhận thức người dân về tiết kiệm nước giúp tiết kiệm điện vẫn chưa rõ ràng. Khi được hỏi về sự liên quan giữa tiết kiệm nước có giúp tiết kiệm điện hay không, 54% người dân dân vẫn chưa hiểu rõ được mối liên quan này, 46% người dân còn lại họ hiểu được mối liên quan tiết kiệm nước sẽ giúp tiết kiệm điện. Họ đã đƣa ra một số ví dụ hợp lý nhƣ khi sử dụng máy giặt hoặc bình nóng lạnh, việc tiết kiệm nước sẽ giúp tiết kiệm điện.

- Ý thức tái sử dụng nước.

58% hộ dân được phỏng vấn không có ý định tái sử dụng nước, số còn lại 42%

hộ dân có tái sử dụng nước nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động khác trong cuộc sống hằng ngày như dùng nước rửa rau để tưới cây, dùng nước vo gạo để rửa chén bát, rửa rau... Có thể dễ dàng nhận thấy rằng tái sử dụng nước sinh hoạt trong thói quen sử dụng nước hằng ngày của mỗi người sẽ giúp tiết kiệm một lượng lớn nước đáng kể.

3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG TIÊU DÙNG XANH

3.4.1. Phân tích SWOT trong lĩnh vực tiêu dùng xanh của người dân phường An Cựu, thành phố Huế

Trên cơ sở các thông tin, số liệu thu thập và các phân tích ở trên, có thể đánh giá nhận thức và thói quen mua sắm, tiêu dùng xanh của người dân An Cựu, thành phố Huế theo phương pháp SWOT (Điểm mạnh-Điểm yếu-Cơ hội-Thách thức) được trình bày ở bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6. Đánh giá SWOT trong lĩnh vực tiêu dùng xanh của người dân phường An Cựu, thành phố Huế

Điểm mạnh Điểm yếu

- Người dân có nhận thức khá cao về các khía cạnh trong tiêu dùng xanh (86%).

- Trên 50% người dân biết và thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện khi sử dụng các thiết bị điện.

- Tỷ lệ dùng giỏ đi chợ >50%

- Nhiều người dân có ý thức cao trong việc thay đổi thói quen để mua sắm và tiêu dùng bền vững hơn (74%).

- Thu nhập của người dân còn thấp.

- Quan tâm nhiều đến vấn đề kinh tế hơn là vấn đề môi trường khi mua sắm.

- Nam giới ít quan tâm đến khía cạnh tiêu dùng xanh so với nữ giới.

- Tỷ lệ biết và sử dụng các thiết bị có dán nhãn năng lƣợng thấp.

- Ý thức tái sử dụng nước thấp.

Cơ hội Thách thức

- Tiêu dùng xanh đã sớm được đưa vào - Chính quyền địa phương chưa có chính

chính sách, của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, tuy nhiên việc thực hiện còn đang gặp nhiều thách thức.

- TP Huế có kinh tế đạt đƣợc mức tăng trưởng tương đối cao, kéo theo mức tiêu dùng của người dân đã được cải thiện.

- Tiêu dùng xanh đang là xu thế toàn cầu, là cơ hội để sản phẩm xanh chiếm lĩnh thị trường của người tiêu dùng.

sách khuyến khích mua sắm các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường.

- Một bộ phận dân cƣ vẫn còn nặng về tiêu dùng truyền thống, sử dụng nhiều hàng hóa chất lƣợng thấp, không có lợi cho việc tiết kiệm tài nguyên và phát triển bền vững.

3.4.2. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh tiêu dùng xanh

Để thúc đẩy và nhân rộng tiêu dùng xanh ở thành phố Huế, chúng ta cần phải tìm cách để duy trì và phát huy các điểm mạnh, tận dụng các cơ hội, khắc phục các điểm yếu và tìm cách giải quyết các thách thức nhƣ đã trình bày ở phân tích SWOT trên đây. Các giải pháp đƣợc đề xuất bao gồm:

Nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về tiêu dùng xanh

Để thay đổi thói quen cho phần đông người tiêu dùng là điều không dễ, nhưng có thể chọn cách truyền thêm cảm hứng cho cộng đồng từ những điều thực sự gần gũi, từ đó người dân thành phố có thể góp phần tạo nên một xã hội phát triển bền vững.

 Một nửa số ý kiến người dân cho rằng chưa từng nghe các chiến dịch tuyên truyền tại địa phương về mua sắm xanh và tiêu dùng bền vững (50%). Do đó cần tổ chức các lớp tập huấn trong cộng đồng tập trung vào những hành động đơn giản nhƣ tái sử dụng túi nilon, sử dụng đèn compact thay thế cho bóng đèn sợi đốt, mua sắm rau sạch sản xuất tại địa phương...

 Qua điều tra cho thấy, trong lĩnh vực mua sắm các sản phẩm thân thiện với môi trường thì nữ giới có xu hướng quan tâm nhiều hơn so với nam giới, tỉ lệ quan tâm ở nữ giới chiếm 71,4% trong khi nam giới chiếm 59,5%. Ví dụ nhƣ khi chọn lựa mua một sản phẩm thì nữ giới quan tâm đến khả năng tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lƣợng nhiều hơn nam giới. Nữ giới là người nội trợ chính trong gia đình, chính vì thế để mua sắm và tiêu dùng thân thiện với môi trường thì những người nội trợ trong gia đình

Một phần của tài liệu Đề tài khảo sát hiện trạng tiêu dùng xanh tại các hộ gia đình ở phường an cựu, thành phố huế (Trang 25 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)